Hoài Sơn (Củ Mài, Sơn Dược)

152 sản phẩm

Hoài Sơn (Củ Mài, Sơn Dược)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị , Hoài sơn được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com)  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Hoài sơn.

1 Giới thiệu về cây Hoài sơn

Hoài Sơn còn có tên gọi khác là Củ mài, Sơn dược, Chính hoài, Khoai mài, mọc ở ven rừng, ven suối, sườn núi, khe đá, trong rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, trảng cây bụi. 

Tên khoa học của Hoài sơn là Dioscorea persimilis H., thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Hình ảnh rễ củ Hoài sơn (Củ mài)
Hình ảnh rễ củ Hoài sơn (Củ mài)

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây leo thân quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc mọc thành từng đôi, cắm sâu vào lòng đất tới hàng mét, hơi phình ở gốc, vỏ ngoài nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, có khi hình mũi tên, không có lông, chiều dài khoảng 10cm, rộng 8cm, nhẵn, có chóp nhọn, 5-7 gân gốc. 

Cụm hoa đơn tính bao gồm các hoa khúc khuỷu, dài 40cm, chứa 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm, hạt có cánh mào.

Hình ảnh Củ mài siêu dài do người dân đào được
Hình ảnh Củ mài siêu dài do người dân đào được

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng của Hoài Sơn: Rễ củ.

Củ Hoài Sơn tươi thường thu hái vào mùa hè - thu, khi cây lụi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xông sinh với Lưu Huỳnh 2 ngày đêm rồi phơi hoặc sấy tới khô.

Theo cuốn sách Thần Nông Bản Thảo Kinh có viết, Thự dự hay còn gọi là Sơn Dược, là rễ củ cây Hoài sơn (Củ mài).

Dược liệu Hoài sơn
Dược liệu Hoài sơn

1.3 Dược liệu Hoài Sơn theo Dược Điển Việt Nam V

Theo Dược Điển Việt Nam V, dược liệu Hoài Sơn đã được chế biến, phơi hoặc sấy khô từ rễ của cây Củ Mài. Dược liệu được thái thành những lát mỏng, có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt, chất giòn, dễ bỡ, chứa nhiều tinh bột.

Bột Hoài Sơn có chứa nhiều hạt tinh bột hình chuông hoặc hình trứng, dài khoảng 10-60mm, có đường vân đồng tâm, rốn lệch tâm hình chấm hoặc hình vạch. Các tinh thể calci oxalat có hình hình kim với kích thước khoảng 35-50mm. Các mảnh mô mềm chứa các tế bào màng mỏng chứa các tinh bột.

1.4 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, Hoài sơn có ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.

2 Thành phần hóa học

2.1 Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng trong 2 mẫu Hoài sơn
Tinh bột (%)Đạm (%)Chất xơ (%)Calci (%)Magnesi (mg)Kẽm (mg)Sắt (mg)Đồng (mg)
71.08.30.89476.4467.014.517.34.23
68.27.70.92465.5474.213.219.33.82

2.2 Thành phần có hoạt tính sinh học

Hai thành phần chính đáng chú ý nhất trong chiết xuất từ bột Hoài sơn là allatoin và dioscin với tỷ lệ tương ứng là 0,6-0,7% và 0,04% DW. Ngoài ra, trong rễ củ còn chứa một số hợp chất khác như cholin, Arginin, men maltose, Saponin có nhân sterol.

Hàm lượng trung bình của các phenolic acid trong Hoài sơn như sau: gallic 6.24; protocatechuic 0.65; chlorogenic 0.93; syringic 26.26; p-coumaric 0.96.

Hàm lượng trung bình của các flavonoid: catechin 17.69; Rutin 7.07; quercetol 6.8; kaempferol 5.92.

Các saponin đã được phân lập và định lượng bao gồm: protogracillin 60.21%; dioscin 18.21%; diosgenin 25.00%; trillin 107.08%.

3 Tác dụng - Công dụng của Hoài sơn

3.1 Hoài Sơn có tác dụng gì ?

Có rất ít nghiên cứu về các hoạt tính sinh học của Hoài sơn. Nó đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa thông qua hoạt động giảm mức độ các cytokine gây viêm và giảm stress oxy hóa. Dioscin là chất chuyển hóa rất quan trọng trong vị thuốc Hoài Sơn, thể hiện qua tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa. 

Trillin là một saponin steroid có nhiều tác dụng sinh lý trong tế bào, ví dụ như tăng hoạt động superoxide dismutase (SOD) và giảm hoạt động peroxy hóa lipid và phản ứng stress oxy hóa. Diosgenin được báo cáo là làm giảm tổn thương do stress oxy hóa, có thể bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ và điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột.

Tinh bột Hoài sơn có tác dụng ổn định đường huyết sau khi ăn trên người bệnh tiểu đường loại 2, trong khi đó dịch chiết methanol có tác dụng kháng viêm, điều hòa miễn dịch.

Tác dụng của Hoài sơn
Tác dụng của Hoài sơn

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Hoài sơn có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh , có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, hạ nhiệt.

Trong đông y, Hoài sơn được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, dùng để trị:

  • Sức khỏe suy nhược.
  • Bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ lâu ngày.
  • Bệnh tiêu khái.
  • Di tinh, mộng tinh, hoạt tinh.
  • Viêm tử cung.
  • Suy thận, mỏi lưng, tiểu nhiều, chóng mặt, hoa mắt.
  • Mồ hôi trộm.

Trong cuốn Thần nông bản thảo kinh cho rằng, thự dự (còn gọi là sơn dược) thích hợp cho việc điều trị khí hư, âm hư. Cái gọi là khí hư tức khí hư nhược dẫn đến cơ năng của tạng phủ bị suy yếu. Triệu chứng của bệnh đó là sắc mặt trắng xanh, hụt hơi thiểu lực, giọng nói thấp nhỏ, khi hoạt động là ra nhiều mồ hôi. Âm hư chỉ những vi chất trong cơ thể bị thiếu hụt, triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ hoặc triều nhiệt sau buổi trưa, gò má ửng đỏ, lòng bàn tay chân nóng, miệng khô môi đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, thậm chí không có rêu, đại tiện kết táo, tiểu tiện ít và vàng, mạch tượng yếu. Người xưa cho rằng, thự dự là vị thuốc quy về tỳ, phế, thận kinh, lại có tác dụng bổ khí, dưỡng âm. Trong y học lâm sàng hiện đại, thự dự có thể dùng chữa các chứng tỳ khí hư nhược, tiêu chảy lâu ngày, chán ăn, mệt mỏi, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng. Hiện nay, nó chủ yếu được dùng để bổ tỷ, từ đó trị tiêu chảy. Phàm là phế khí không đẩy đủ, miệng khát, hụt hơi, ra nhiều mỗ hôi, ho do phế hư nhược hoặc ho lâu ngày do phế và thận hư nhược gây nên, đều có thể dùng thự dự để bổ phế giảm ho, ngừng suyễn. Ngoài ra, thự dự đặc biệt có công hiệu trong việc bổ khí dưỡng âm, có thể dùng để trị liệu chứng bệnh thận hư, di tinh, chân tay bủn rủn, tiểu dắt, phụ nữ ra khí hư quá nhiều.

4 Cách sử dụng Hoài sơn

4.1 Trị trẻ nhỏ gầy yếu, biếng ăn, phụ nữ mang thai mệt mỏi, chán ăn, người bệnh tiểu đường gầy ốm

Nguyên liệu: Hoài sơn 6-10g.

Cách làm: Thái miếng đồ lên, sao rồi tán thành bột, uống vào lúc đói, mỗi ngày dùng 2-3 lần. Hoặc củ Hoài sơn tươi luộc lên ăn.

4.2 Trị trẻ em tiêu chảy dài ngày hoặc phân nhầy có mùi, lỵ dài ngày, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu

Nguyên liệu: Hoài sơn 200g, Củ Súng, Hạt Sen, Ý dĩ sao mỗi vị 100g.

Cách làm: Sấy khô, tán thành bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

4.3 Thuốc bổ

Nguyên liệu: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà Thủ Ô, Huyết Giác, Đậu đen sao cháy mỗi vị 1kg, Vừng đen 300g, Ngải Cứu 200g, Gạo nếp rang 100g, Muối rang 5g.

Cách làm: Tán thành bột, luyện thành viên, uống mỗi ngày 10-20g.

4.4 Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư

Nguyên liệu: Bạch truật, Đảng Sâm, chích cam thảo, hoài sơn, Bạch Linh mỗi vị 80g, Trần Bì 30g, sa nhân, liên nhục, ý dĩ nhân, Cát Cánh mỗi vị 40g, sao biển đậu 60g. 

Cách làm: Tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sôi để nguội, giảm liều khi dùng cho trẻ nhỏ.

Hoặc: Ý dĩ nhân 10g, hoài sơn 15g, 1 gan gà (cắt nhỏ); tán thành bột mịn, sau đó trộn với gan gà, thêm ít giấm và đem hấp cơm, chia 2 lần ăn sáng - tối.

Hoặc: Gạo tẻ sao vàng 50 – 100g, hoài sơn 40 – 80g; sắc lấy nước uống.

Hoặc: Sa nhân, trần bì mỗi vị 20g, hoài sơn, ý dĩ nhân, bạch biển đậu đều sao mỗi vị 200g, liên nhục, cốc nha mỗi vị 100g, nhục đậu khấu 30g. Sắc lấy nước sa nhân, trần bì, nhục đậu khấu, các dược liệu khác tán bột, uống cùng nước sắc, có thể thêm mật.

4.5 Sâm linh Bạch truật tán trị hậu COVID-19

Nguyên liệu: Đảng sâm, hoài sơn, bạch truật, Phục Linh mỗi vị 12g, ý dĩ, bạch biển đậu, liên nhục mỗi vị 10-12g, cát cánh, sa nhân mỗi vị 6-8g, Cam Thảo 12g.

Cách làm: Sắc với nước uống hoặc tán thành bột uống với nước nóng.

Sâm linh Bạch truật tán trị hậu COVID-19
Sâm linh Bạch Truật tán trị hậu COVID-19

4.6 Trị bạch đới, di tinh

Nguyên liệu: Cam thảo 4g, ngũ vị tử, Viễn Chí mỗi vị 6g, đảng sâm, hoài sơn, kim anh, táo nhân, bạch truật, khiếm thực, phục linh mỗi vị 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.7 Trị tiểu đường

Nguyên liệu: Thiên hoa phấn 12g, hoài sơn 20g, Hoàng Kỳ 16g, Ngũ Vị Tử 6g, kê nội kim 8g. Hoặc: Tri mẫu, Cát Căn, hoàng kỳ, hoa phấn mỗi vị 12g, ngũ vị tử 6g, kê nội kim 8g, hoài sơn 24g. 

Hoặc: Thiên hoa phấn, phúc bồn tử, Mạch Môn mỗi vị 12g, hoài sơn 30g.

Cách làm: Đều sắc lấy nước uống.

4.8 Tư bổ can thận 

Nguyên liệu: Đơn bì, phục linh, Trạch Tả mỗi vị 8 – 12g, Thục Địa 20 – 32g, hoài sơn, Sơn Thù mỗi vị 10 – 16g.

Cách làm: Tán thành bột, luyện với mật thành viên hoàn, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi để nguội thêm 1 it muối, dùng 2-3 lần mỗi ngày; sắc nước uống hoặc lấy những lát mỏng từ củ Hoài Sơn nấu canh

4.9 Trị thận hư gây đau lưng

Nguyên liệu: Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Thỏ Ty Tử, hoài sơn, Nhục Thung Dung, sơn thù mỗi vị 12g, câu kỷ tử, Sinh Địa mỗi vị 16g. 

Hoặc: Cao ban long, sơn thù mỗi vị 10g, Đương Quy, thỏ ty tử, Câu Kỷ Tử mỗi vị 12g, phụ tử 6g, thục địa 26g, nhục Quế 8g, đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 16g.

Cách làm: Đều đem sắc lấy nước uống hoặc chế với mật luyện thành hoàn.

Sơ đồ trị liệu của Hoài Sơn

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Zhi-Gang Wu và cộng sự (Đăng vào tháng 4 năm 2016). Characterizing diversity based on nutritional and bioactive compositions of yam germplasm (Dioscorea spp.) commonly cultivated in China, ScienDirect. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023. 

2. Tác giả Aušra Adomėnienė, Petras Rimantas Venskutonis (Ngày đăng 17 tháng 4 năm 2022). Dioscorea spp.: Comprehensive Review of Antioxidant Properties and Their Relation to Phytochemicals and Health Benefits, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.

3. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Hoài sơn trang 159-160, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.

4. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Củ mài trang 654-655, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.

5. Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Thự dự, trang 71-72. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoài Sơn (Củ Mài, Sơn Dược)

Cốm lợi sữa Ích Nhân
Cốm lợi sữa Ích Nhân
Liên hệ
Kiện Lạc Bổ Thận Gold
Kiện Lạc Bổ Thận Gold
Liên hệ
Naturenz Gold
Naturenz Gold
Liên hệ
Bổ thận mát gan Benmax (Lọ 30 viên)
Bổ thận mát gan Benmax (Lọ 30 viên)
Liên hệ
Beauty Queen Khapharco
Beauty Queen Khapharco
Liên hệ
Sâm nhung bổ thận TW2 Mediusa
Sâm nhung bổ thận TW2 Mediusa
120.000₫
Kidneycap OPC
Kidneycap OPC
Liên hệ
Bổ Thận Âm Hadiphar
Bổ Thận Âm Hadiphar
Liên hệ
Sâm Nhung Bổ Thận Cordycep Oyster Max Gold
Sâm Nhung Bổ Thận Cordycep Oyster Max Gold
Liên hệ
Sâm nhung cường lực Vinaphar
Sâm nhung cường lực Vinaphar
175.000₫
MPSENO
MPSENO
Liên hệ
Mpsuno
Mpsuno
Liên hệ
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633