Hesperidin
44 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
1 Dược lý và cơ chế tác dụng
Hesperidin (4′-methoxy-7-O-rutinosyl-3′,5-dihydroxyflavanone; hesperetin 7- O -rutinoside) là một glycoside flavanone tự nhiên được tìm thấy trong cam quýt.
Hesperidin bị thủy phân bởi hệ vi sinh đường ruột khi uống và sau đó được hấp thu ở ruột già, và hesperetin (4′-methoxy-5,7,3′-trihydroxyflavanone), dạng aglycone của hesperidin, được hấp thu chủ yếu ở ruột non.
Hesperidin thể hiện các đặc tính điều hòa miễn dịch thông qua việc điều chỉnh thành phần tế bào lympho trong niêm mạc ruột và trong các mô bạch huyết liên quan đến ruột.
Hesperidin có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với Diosmin (một bioflavonoid khác) để điều trị các tình trạng bao gồm: trĩ, giãn tĩnh mạch chi dưới, tuần hoàn kém.
Cơ chế tác dụng của Hesperidin là cải thiện khả năng hoạt đồng của mạch máu đồng thời có tác dụng chống viêm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc phối hợp hesperidin và diosmin có hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện hội chứng chuyển hóa và bệnh thần kinh do tiểu đường.
2 Chỉ định
Suy tĩnh mạch mãn tính.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ.
Người bệnh bị loét chân do lưu thông máu kém.
3 Chống chỉ định
Mẫn cảm với hesperidin.
4 Liều dùng - Cách dùng
Liều dùng theo đường uống:
- Điều trị trĩ: 150mg hesperidin và 1350mg diosmin, 2 lần mỗi ngày trong 4 ngày đầu tiên. Sau đó giảm liều còn 100mg hesperidin và 900mg diosmin hai lần mỗi ngày trong 3 ngày.
- Điều trị dự phòng trĩ: 50 mg hesperidin cộng với 450 mg diosmin hai lần mỗi ngày trong 3 tháng.
- Điều trị các vết loét do ứ trệ tĩnh mạch: 100mg hesperidin và 900mg diosmin mỗi ngày trong tối đa 2 tháng.
5 Tác dụng không mong muốn
Hesperidin được đánh giá là tương đối an toàn khi sử dụng ở liều điều trị.
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra bao gồm rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn,... Thông báo với bác sĩ tất cả những tác dụng không mong muốn bạn gặp phải trong quá trình điều trị để được xử trí kịp thời.
6 Tương tác
Celiprolol: Không phối hợp vì có thể làm giảm hiệu quả của Celiprolol.
Diltiazem: Làm giảm nồng độ của Diltiazem trong huyết tương do đó làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc điều trị tăng huyết áp: Gây hạ huyết áp quá mức.
Thuốc chống đông đường uống: Tăng nguy cơ xuất huyết.
Thuốc an thần: Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên thần kinh trung ương.
Verapamil: Tăng nồng độ Verapamil trong huyết tương.
7 Thận trọng
Hesperidin có thể kéo dài quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu.
Huyết áp có thể hạ quá mức khi sử dụng hesperidin cho các đối tượng này.
Chỉ sử dụng hesperidin cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi có chỉ định của bác sĩ.
8 Cơ chế hoạt động phân tử của hesperidin trong ung thư
Hesperidin thuộc nhóm flavanone của flavanone và được biết đến với khả năng ứng dụng phổ rộng trong việc ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và ung thư.
Các tác dụng chống ung thư được báo cáo của hesperidin đã được tìm thấy có liên quan đến các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của nó.
Hesperidin tương tác với nhiều mục tiêu tế bào đã được công nhận và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách gây ra quá trình chết theo chương trình và ngừng chu kỳ tế bào. Ngoài ra, bằng chứng đã cho thấy vai trò đầy hứa hẹn của nó trong việc ức chế sự di căn của tế bào khối u, sự hình thành mạch và tính kháng hóa chất.
9 Một số biệt dược có chứa dược chất hesperidin
Trên thị trường, các dòng biệt dược thường chứa 2 thành phần là hesperidin và diosmin được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau có thể kể đến như Hesmin, VenoKern 500mg Film-Coated Tablets, Daflavon, Daflon 500mg,...
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Vaishali Aggarwal và cộng sự (Ngày đăng năm 2020). Molecular mechanisms of action of hesperidin in cancer: Recent trends and advancements, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- Hesperidin, PubChem. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả Hasnaa Osama và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). The Effect of Hesperidin and Diosmin Individually or in Combination on Metabolic Profile and Neuropathy among Diabetic Patients with Metabolic Syndrome: A Randomized Controlled Trial, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.