Haemophilus Influenzae
3 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Haemophilus Influenzae đặc biệt là Haemophilus Influenzae tuýp B là một loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng nặng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Liên hợp polysaccharide-protein đã được ứng dụng trên lâm sàng làm vắc xin và đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng Haemophilus Influenzae tuýp B. Trong bài viết bày, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Haemophilus Influenzae.
1 Haemophilus Influenzae là vi khuẩn gì?
1.1 Lịch sử ra đời: Haemophilus Influenzae gây bệnh gì?
Haemophilus Influenzae là một loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng nặng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Nó được mô tả lần đầu tiên bởi Richard Pfeiffer vào năm 1892. Trong một đợt bùng phát bệnh cúm, ông đã tìm thấy Haemophilus Influenzae trong đờm của bệnh nhân và đề xuất mối liên hệ nhân quả giữa vi khuẩn này và hội chứng lâm sàng được gọi là cúm. Sinh vật này được Charles-Edward Winslow và cộng sự đặt tên là Haemophilus vào năm 1920. Mãi đến năm 1933, người ta mới xác định được bệnh cúm là do vi-rút gây ra và Haemophilus Influenzae là nguyên nhân gây nhiễm trùng thứ phát.
Vào những năm 1930, Margaret Pittman đã chứng minh rằng Haemophilus Influenzae có thể được phân lập. Cô quan sát thấy rằng hầu như tất cả các chủng phân lập từ dịch não tủy (CSF) và máu đều thuộc tuýp B.
Trước khi có vắc xin hiệu quả, Haemophilus Influenzae tuýp B tên tiếng Việt gọi là Hib (là viết tắt của chủng Haemophilus Influenzae loại B) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn và các bệnh do vi khuẩn xâm lấn khác, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Khoảng 2/3 số trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
Vắc xin polysaccharide tinh khiết được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 1985 và được sử dụng cho đến năm 1988. Vắc xin liên hợp Hib đầu tiên được cấp phép sử dụng vào năm 1987.
1.2 Đặc điểm: Nuôi cấy Haemophilus Influenzae
Haemophilus Influenzae là một loại coccobacillus gram âm, đa hình thái và rất khó nuôi cấy, nó cần hemin (yếu tố X) và nicotinamide-adenine-dinucleotide (NAD, còn được gọi là yếu tố V) để phát triển trong ống nghiệm. Nói chung nó hiếu khí, nhưng có thể phát triển dưới dạng kỵ khí trong những điều kiện nhất định.
Bản chất hóa học nội độc tố của vi khuẩn Haemophilus Influenzae là polysaccharide - cấu trúc ngoài cùng của Haemophilus Influenzae, đây là một yếu tố độc lực chính. Sáu loại polysaccharide dạng nang khác biệt về mặt kháng nguyên và sinh hóa đã được mô tả.
Viên nang Hib bao gồm polyribosyl-ribitol-phosphate (PRP), là một loại polysacarit được sử dụng trong vắc xin Hib.
Sinh bệnh học của Hib:
- Xâm nhập và cư trú ở vòm họng.
- Có thể gây nhiễm trùng xâm lấn - xâm nhập vào máu và lây nhiễm vào các vị trí xa trong cơ thể.
- Thời kỳ chưa có vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, xảy ra cao điểm là từ 6- 11 tháng tuổi và hầy hết trẻ em có được miễn dịch khi được 5 hoặc 6 tuổi.
Haemophilus Influenzae không gây nên một trong những bệnh cảnh sau: viêm màng não mủ do những vi khuẩn khác (tuy nhiên triệu chứng rất khó phân biệt với viêm màng não mủ do Hib), viêm phổi do virus, bội nhiễm trong bệnh viện do nguyên nhân ngoài Hib...
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Vắc xin polysaccharide tinh khiết được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1985 và được sử dụng cho đến năm 1988. Vắc xin này có hiệu quả thấp và không còn được cung cấp ở Hoa Kỳ.
Vắc xin liên hợp Hib đầu tiên được cấp phép vào năm 1987. Liên hợp là quá trình liên kết hóa học giữa polysaccharide với chất mang protein hiệu quả hơn. Quá trình này thay đổi polysaccharide từ kháng nguyên phụ thuộc T thành kháng nguyên phụ không thuộc T và cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, các liều vắc-xin liên hợp lặp lại sẽ tạo ra phản ứng tăng cường và cho phép hình thành miễn dịch đặc hiệu theo từng lớp với ưu thế là kháng thể IgG. Các liên hợp này cũng gây ra mồi mang và tạo ra kháng thể đối với protein mang “hữu ích”.
Ba loại vắc xin liên hợp polysaccharide-protein Hib đơn giá (ActHIB, PedvaxHIB và Hiberix) hiện đã được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ.
Hai loại vắc xin kết hợp có chứa Hib hiện được cấp phép sử dụng là DTaP-IPV/Hib (Pentacel) và DTaP-IPV-Hib-HepB (Vaxelis).
2.2 Cơ chế tác dụng
Đặc điểm của vắc xin polysaccharide Hib tương tự như các loại vắc xin polysaccharide khác. Phản ứng với vắc-xin là điển hình của kháng nguyên không phụ thuộc T, đáng chú ý nhất là phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh miễn dịch kém ở trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Ngoài ra, không thấy hiệu giá kháng thể tăng lên khi dùng liều lặp lại, kháng thể được tạo ra là IgM có ái lực tương đối thấp và việc chuyển sang sản xuất IgG là rất ít.
Các chất ly giải vi khuẩn là một hỗn hợp các kháng nguyên được chiết tách từ các tác nhân vi khuẩn gây bệnh bị bất hoạt. Chúng thể hiện tác dụng dựa trên cơ chế kích hoạt hệ thống theo dõi miễn dịch và cơ chế phòng vệ miễn dịch giúp bảo vệ và chống lại các nhiễm trùng.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Vắc xin Hib được tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi.
Các thuốc có chứa thành phần từ chất ly giải hay kháng nguyên chiết tách từ Haemophilus Influenzae có thể đưuọc dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi để tăng cường và kích thích miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và phòng ngừa tái phát nhiễm trùng đường hô hấp.
3.2 Chống chỉ định
Không tiêm vắc xin hay uống sản phẩm chứa Haemophilus Influenzae nếu có mẫn cảm với các thành phần trong công thức.
Trẻ dưới 6 tuần tuổi không được tiêm.
Người đang sốt hay có nhiễm khuẩn tiến triển, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng không tiêm vắc xin hay uống thuốc chứa các thành phần từ Haemophilus Influenzae.
4 Liều dùng - Cách dùng
4.1 Liều dùng
Tùy theo chỉ định của bác sĩ.
4.2 Cách dùng
Có thể dùng đường tiêm với vắc xin hay đường uống với các thuốc chứa Haemophilus Influenzae.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Labetalol - Thuốc ức chế thụ thể beta và alpha - Dược thư quốc gia VN 2022
5 Tác dụng không mong muốn
Đường tiêm: Chán ăn, đau, bầm tím tại vị trí tiêm, sốt, tiêu chảy, các phản ứng dị ứng hay sốc phản vệ như hiếm.
Đường uống: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, phát ban trên da, nổi mẩn đỏ, ho, hen, mệt mỏi, sốt,...
6 Tương tác thuốc
Vắc xin có thể dùng đồi thời (tiêm tại ví trí khác) với vắc xin quai bị, sởi, rubella, viêm gan B...
Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch phải tiêm vắc xin cách 10-14 ngày trước khi sử dụng liệu pháp ứng chế miễn dịch. Có thể hoãn tiêm chủng 3 tháng hoặc lâu hơn say khi ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch.
Vắc xin có thể dùng đồng thời với các chế phẩm globulin miễn dịch.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Meclofenoxate điều trị chấn thương sọ não, nhũn não
7 Thận trọng
Chỉ thực hiện tiêm chủng tại cơ sở y tế được cấp phép. Trước khi dùng vắc xin Hib, cần thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh nhân về các phản ứng dị ứng và phản ứng phụ từng xảy ra.
Không khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi vì tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cộng hợp chưa được xác định ở nhóm tuổi này.
Không khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ trên 6 tuổi vì nguy cơ mắc Haemophilus Influenzae Tuýp B rất thấp.
Hiệu lực bảo vệ của vắc xin Hib có thể chỉ xuất hiện sau 1 - 2 tuần sau khi hoàn thành liệu trình gây miễn dịch cơ bản (sau 2 - 3 mũi tiêm). Việc phát hiện kháng nguyên trong nước tiểu trong vòng 1 - 2 tuần
sau khi tiêm phòng không có giá trị chẩn đoán.
Nếu như khi sử dụng thuốc chứa Haemophilus Influenzae, người bệnh gặp phải những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, hô hấp, dị ứng kéo dài thì nên ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất và phương pháp điều trị thay thế.
Cả vắc xin hay thuốc chứa Haemophilus Influenzae cũng không được tự ý sử dụng mà không có chỉ định hay giám sát của bắc sĩ hay nhân viên y tế có chuyên môn.
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Có nên sử dụng Haemophilus Influenzae cho trẻ em không?
Nên tiêm chủng Hib đúng lịch cho trẻ, với các thuốc chứa chất ly giải từ Haemophilus Influenzae, không được tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Haemophilus Influenzae không?
Chưa có các nghiên cứu tiến hành trên người hay trên động vật. Hiện nay không có tư liệu nào ủng hộ việc dùng các vắc xin Hib cho người mang thai. Không khuyến cáo dùng bất kỳ vắc xin nào thuộc những loại này trong thời kỳ mang thai.
Với phụ nữ cho con bú, chưa có báo cáo tiêm Hib cho đối tượng này.
Với thuốc uống, bạn chỉ sử dụng khi đã được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi ích - nguy cơ.
9 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Hib
Vắc xin Haemophilus Influenzae tuýp B:
Vắc xin Haemophilus Influenzae tuýp B (Hib) được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng Haemophilus Influenzae xâm lấn (thường do Haemophilus Influenzae tuýp B gây ra). Nó nằm trong nhóm thuốc chủng ngừa.
Vai trò của vắc xin Hib như một tác nhân có giá trị trong việc ngăn ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ và các biến chứng khác của Haemophilus Influenzae. Hoạt động này cũng sẽ nêu bật hồ sơ tác dụng phụ và các yếu tố chính khác (ví dụ: cách sử dụng ngoài hướng dẫn, liều lượng, các tương tác có liên quan) thích hợp cho các thành viên nhóm chăm sóc sức khỏe đa chuyên môn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng Haemophilus Influenzae tuýp B.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh non và nhẹ cân được hưởng lợi từ lịch tiêm chủng Hib giống như trẻ đủ tháng và trẻ có cân nặng trung bình khi sử dụng vắc xin.
Từ năm 1990 đến năm 2013, 29747 trường hợp gặp tác dụng phụ (AE) sau khi tiêm vắc xin Hib đã được báo cáo cho Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vắc xin Hoa Kỳ (VAERS). Không có nỗ lực mô tả nguyên nhân của các tác dụng phụ được thực hiện từ các báo cáo này. Tác dụng phụ được phân loại là nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Các AE nghiêm trọng được định nghĩa là các AE dẫn đến tử vong, bệnh đe dọa tính mạng, phải nằm viện kéo dài hoặc tàn tật vĩnh viễn. 17% các AE được phân loại là nghiêm trọng. Theo thứ tự tần số giảm dần, mười AE nghiêm trọng, phổ biến nhất là sốt, nôn mửa, co giật, khó chịu, lồng ruột, tiêu chảy, khóc, hạ huyết áp, thờ ơ và ngưng thở. Theo thứ tự tần suất giảm dần, mười AE không nghiêm trọng, phổ biến nhất là sốt, ban đỏ tại chỗ tiêm, khóc, phát ban, khó chịu, la hét, nổi mề đay.
10 Các dạng bào chế phổ biến
Haemophilus Influenzae được bào chế dạng bột, Dung dịch hay viên...
Các sản phẩm có chứa hoạt chất Haemophilus Influenzae trên thị trường hiện nay là Broncho – Vaxom Children, Broncho – Vaxom Adults, Vắc xin Infanrix Ipv Hib 0.5ml, Quimi – Hib…
Hình ảnh:
11 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Hannah L. Brundage và cộng sự (Cập nhật: Ngày 20 tháng 02 năm 2023). Haemophilus influenzae Type b Vaccine, NCBI. Truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Sara E. Oliver và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 08 năm 2021). Chapter 8: Haemophilus influenzae, CDC. Truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Nicole A. Spahich và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 28 tháng 09 năm 2011). Structure and Function of the Haemophilus influenzae Autotransporters, NCBI. Truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2023.