Globulin

3 sản phẩm

Globulin

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

Globulin có ý nghĩa quan trọng đối với miễn dịch của cơ thể được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích xét nghiệm, kiểm tra chức năng gan, chức năng miễn dịch cơ thể, điều trị suy giảm miễn dịch... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Globulin.

1 Globulin là gì?

1.1 Albumin và Globulin là protein gì?

Globulin là họ protein hình cầu có trọng lượng phân tử cao hơn Albumin và không tan trong nước tinh khiết mà tan trong dung dịch muối loãng. Một số globulin được sản xuất ở gan, trong khi một số khác được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. 

Globulin, albumin và fibrinogen là những protein chính trong máu, tỷ lệ Albumin/Globulin trong xét nghiệm được dùng để đánh giá hoạt động của chức năng gan.

Nồng độ bình thường của globulin trong máu người là khoảng 2,6-3,5 g/dL.

Cấu trúc của một Globulin
Cấu trúc của một Globulin

1.2 Các loại Globulin

Globulin có 3 loại như sau:

  • Alpha Globulin.
  • Beta Globulin.
  • Gamma Globulin (một nhóm trong Gamma Globulin là Globulin miễn dịch hay chính là kháng thể).

Globulin có thể được phân biệt với nhau bằng cách sử dụng điện di protein huyết thanh, tùy thuộc vào khả năng di động điện di của chúng.

Các Globulin alpha và Globulin beta chủ yếu được tạo ra ở gan và Globulin gamma được tạo ra bởi các tế bào lympho và tế bào plasma trong mô bạch huyết.

Globulin không chỉ là một loại protein chính trong máu mà còn có thể là globulin gắn với hormone giới tính. Globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG) là một loại protein trong máu của bạn có chức năng liên kết với một số hormone nhất định. Nó được sản xuất ở gan và với số lượng nhỏ hơn ở tinh hoàn. Nhiệm vụ của protein này là kiểm soát lượng hormone nhất định khác trong máu của bạn và xác định những mô mà các hormone này có thể tiếp cận.   

1.3 Xét nghiệm Globulin là gì?

Đây là xét nghiệm phổ biến để kiểm tra các chỉ số sinh hóa máu với mục đích kiểm tra chức năng gan hay đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể.

Xét nghiệm Globulin miễn dịch hay gamma globulin là xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu hụt hoặc rối loạn gamma globulin, được thực hiện trên mẫu máu hay nước tiểu.

  • Phương pháp thực hiện: điện di protein, điện di miễn dịch và định lượng các globulin miễn dịch. 
  • Xét nghiệm này được chỉ định nhằm mục đích phát hiện các kháng thể đơn dòng vô căn có thể gây rối loạn Globulin, phát hiện một số bệnh như: đa u tủy xương, bệnh gan, bệnh mạn tính, dự đoán nhiễm trùng tái phát...

Xét nghiệm Globulin gắn hormone sinh dục là xét nghiệm máu SHBG. Bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm này để đo mức protein SHBG trong máu của bạn. Nó thường được thực hiện cùng lúc với các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra mức testosterone. 

  • Bác sĩ thường sẽ yêu cầu các xét nghiệm này khi họ nghi ngờ mức Testosterone của bạn bất thường. Đối với nam giới, điều đó có thể có nghĩa là mức testosterone của bạn quá thấp. Đối với phụ nữ, mức testosterone của bạn có thể quá cao.   
  • Trẻ em thường có nồng độ SHBG rất cao nên xét nghiệm chỉ dành cho người lớn. 

2 Tác dụng dược lý của Globulin

2.1 Immunoglobulin là thuốc gì?

Immunoglobulin (Ig) là một loại huyết thanh miễn dịch, nó được ứng dụng như một loại vắc xin để tạo miễn dịch phòng tránh một số bệnh lây nhiễm hay trong một số trường hợp bệnh cảnh nguy kịch cần cấp cứu.

Ngoài Immunoglobulin, các loại Globulin mà chủ yếu là Globulin miễn dịch có nguồn gốc từ người hay sữa bò cũng được sử dụng nhằm tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tạo miễn dịch chủ động bằng cách “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên. 

3 Chỉ định - Chống chỉ định của Globulin

3.1 Những ứng dụng trong lâm sàng của Globulin

Một số loại Globulin miễn dịch, huyết thanh miễn dịch hay Gamma Globulin là thuốc được dùng như các loại vắc xin, dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động, giúp phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, Globulin còn được ứng dụng trong các thuốc, thực phẩm bổ sung như sữa hay thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng sử dụng cho người cần nâng cao sức khỏe, thiếu hụt kháng thể, người được chẩn đoán mắc ung thư, suy giảm miễn dịch, viêm khớp dạng thấp hay các hội chứng miễn dịch khác...

3.2 Chống chỉ định

Không dùng cho người dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm chứa Globulin.

4 Liều dùng - Cách dùng của Globulin

4.1 Liều dùng 

Tùy thuộc vào từng sản phẩm khác nhau, nếu là các loại huyết thanh miễn dịch, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Còn với những sản phẩm là thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung, có thể sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hay chỉ định của bác sĩ.

4.2 Cách dùng 

Có thể sử dụng đường tiêm hay đường uống, tùy từng loại chế phẩm.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Etodolac: Thuốc chống viêm NSAID - Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022

5 Tác dụng không mong muốn của Globulin

Trong quá trình sử dụng sản phẩm chứa Globulin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: sốt, hạ huyết áp, đau nhức đầu, ớn lạnh, cảm giác buồn nôn và nôn, đau lưng, đau khớp...

Các tác dụng phụ kể trên chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ, nếu như người bệnh cảm thấy xuất hiện bất kì biểu hiện hay triệu chứng nào bất thường trên cơ thể và sức khỏe của bản thân, hãy đến thông báo ngay với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất và phương pháp điều trị thích hợp.

6 Tương tác thuốc của Globulin

Các chế phẩm chứa Globulin có các tương tác khác nhau tùy thuộc vào từng loại Globulin.

Một số thuốc chứa Globulin có thể tương tác với một số thuốc khác gây tăng độc tính, tăng tác dụng phụ, làm giảm hoặc mất hoạt tính. Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của một số vắc xin điều trị thủy đậu, sởi, Rubella, quai bị,…

Để tránh khỏi những tương tác không đáng có, điều mà người bệnh nên làm là cung cấp đầy đủ thông tin về tên những loại thuốc hoặc sản phẩm mà bạn đang dùng trước khi sử dụng.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Fenoterol - Thuốc điều trị bệnh hen suyễn, dự phòng cơn hen do gắng sức

7 Thận trọng khi sử dụng Globulin

Cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là khi dùng các loại thuốc Globulin đối với các đối tượng có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch hay suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Nên báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc của bản thân và kiểm tra dị ứng, đặc biệt nếu bạn sử dụng đường tiêm.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm chứa Globulin cũng như thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc hay sản phẩm bạn đang sử dụng để được tư vấn cụ thể.

Bảo quản: Một số thuốc có thể yêu cầu bảo quản trong điều kiện lạnh trong tủ lạnh, người dùng hay nhân viên y tế cần hết sức lưu ý.

8 Các câu hỏi thường gặp về Globulin

8.1 Có nên sử dụng Globulin cho trẻ em không?

Không tự ý dùng các sản phẩm có chứa Globulin cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng, bạn cần cho trẻ dùng đúng liều, theo dõi các biểu hiện của bé để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

Nếu dùng đường tiêm, bạn nên cho trẻ đến cơ sở y tế được cấp phép và sử dụng bởi nhân viên y tế được đào tạo, theo dõi các phản ứng sau tiêm.

8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Globulin không?

Chưa có đầy đủ thông tin an toàn khi sử dụng cho các đối tượng này.

Chỉ sử dụng cho mẹ bầu hay phụ nữ cho con bú khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ càng lợi ích và lợi ích đem lại vượt trội so với nguy cơ.

9 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Globulin

Thử nghiệm Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch trong bệnh viêm da cơ:

Tổng cộng có 95 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên: 47 bệnh nhân được phân vào nhóm Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) và 48 bệnh nhân vào nhóm giả dược. Tại thời điểm 16 tuần, 79% bệnh nhân ở nhóm IVIG (37 trên 47) và 44% bệnh nhân ở nhóm giả dược (21 trên 48) có TIS ít nhất là 20 (khác biệt, 35 điểm phần trăm; khoảng tin cậy 95%). , 17 đến 53; P<0,001). Các kết quả liên quan đến các điểm cuối phụ, bao gồm cải thiện ít nhất ở mức độ vừa phải và cải thiện đáng kể, nhìn chung cùng hướng với kết quả phân tích điểm cuối chính, ngoại trừ sự thay đổi về mức độ creatine kinase (một thước đo cốt lõi riêng lẻ của TIS), không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Trong 40 tuần, 282 tác dụng phụ liên quan đến điều trị đã xảy ra ở nhóm IVIG, bao gồm nhức đầu (ở 42% bệnh nhân), sốt (19%), và buồn nôn (ở 16%). Tổng cộng có 9 biến cố bất lợi nghiêm trọng được cho là có liên quan đến IVIG đã xảy ra, trong đó có 6 biến cố thuyên tắc huyết khối.

Trong thử nghiệm kéo dài 16 tuần này ở người lớn bị viêm da cơ, tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng cải thiện ít nhất dựa trên điểm tổng hợp về hoạt động của bệnh cao hơn đáng kể ở những người dùng IVIG so với những người dùng giả dược. IVIG có liên quan đến các tác dụng phụ, bao gồm huyết khối tắc mạch.

10 Các dạng bào chế phổ biến của Globulin

Globulin đã được bào chế ở dạng bột pha tiêm hay dung dịch tiêm, ngoài ra, Globulin cũng được bào chế ở dạng viên nang hay bột (sữa) dùng đường uống.

Một số sản phẩm có thành phần là Globulin có thể kể đến như: Sữa non Alpha Lipid, Humaglobin, Homme-F,…

Hình ảnh: 

Một số sản phẩm có thành phần là Globulin
Một số sản phẩm có chứa Globulin

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Rohit Aggarwal và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 06 tháng 10 năm 2022). Trial of Intravenous Immune Globulin in Dermatomyositis, Pubmed. Truy cập ngày 09 tháng 09 năm 2023.
  2. Tác giả: Alyssa Anderson (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 11 năm 2021). What Is Sex Hormone Binding Globulin?, WebMD. Truy cập ngày 09 tháng 09 năm 2023.
Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Globulin

Sữa non Alpha Lipid Lifeline
Sữa non Alpha Lipid Lifeline
Liên hệ
Humaglobin
Humaglobin
5.100.000₫
Homme-F
Homme-F
1.350.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633