Fluorescein Sodium
1 sản phẩm
Dược sĩ Hoàng Mai Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Tên chung quốc tế: Fluorescein
Biệt dược thường gặp: Ak-fluor, Altafluor, Fluorescite, Fluress
Phân loại: Chất tạo màu
Mã ATC: S01JA01
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch tiêm chứa hàm lượng 2,5 mg/1mL Fluorescein Sodium.
2 Dược lực học
Natri fluorescein là một hợp chất huỳnh quang sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nhãn khoa để kiểm tra tình trạng tổn thương giác mạc hoặc trong chụp mạch máu. Fluorescein có độ hấp thụ tối đa khoảng 465 đến 490 nm ở ánh sáng xanh coban và phát huỳnh quang ở 520 đến 530 nm dưới dạng màu xanh lá cây. Sử dụng Fluorescein để phát hiện các vết xước, loét giác mạc, đánh giá tình trạng lưu thông mạch, phát hiện bệnh lý tắc tĩnh mạch võng mạc, thoái hóa điểm vàng.
3 Dược động học
3.1 Hấp thu
Thuốc hấp thu nhanh phân bố nhanh chóng qua giác mạc và kết mạc dưới dạng thuốc nhỏ giọt, hấp thụ trực tiếp vào tuần hoàn dưới dạng tiêm tĩnh mạch và nồng độ đạt giá trị cao nhất trong 5-10 phút.
3.2 Phân bố
Fluorescein có Thể tích phân bố khoảng 0,5 lít/kg, tỷ lệ liên kết protein huyết tương khoảng 85%.
3.3 Chuyển hoá
Fluorescein chủ yếu được chuyển hoá tại gan, các chất chuyển hoá và quy trình chưa được nghiên cứu cụ thể.
3.4 Thải trừ
Fluorescein được đào thải dưới dạng không đổi qua thận, với thời gian bán thải khoảng 30 phút. Với liều dùng 500mg thì Độ thanh thải toàn thân của fluorescein về cơ bản là hoàn toàn sau 48 đến 72 giờ.
4 Chỉ định
Fluorescein là một hợp chất hữu cơ được sử dụng làm thuốc nhuộm, đặc biệt là chất huỳnh quang trong các quy trình chẩn đoán ở nhiều cấp độ khác nhau trong nhãn khoa, hình ảnh sinh học…
5 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thành phần của Fluorescein.
6 Liều dùng - Cách dùng
6.1 Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo của thuốc tiêm Fluorescein chỉ định trong chụp mạch huỳnh quang là 5 ml dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch, liều lượng thay đổi theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.
Còn ở dạng thuốc nhỏ mắt thường dùng liều từ 1-2 giọt để kiểm tra giác mạc.
Đối với trẻ em dùng liều tiêm truyền theo trọng lượng cơ thể 7,7 mg/kg nhưng tối đa không quá 500mg.
6.2 Cách dùng
Nhỏ thuốc trực tiếp vào mắt với dạng nhỏ giọt, sau đó chớp mắt vài lần để thuốc phân tán đều trên bề mặt.
Dùng đường tiêm tĩnh mạch dưới sự trợ giúp của nhân viên y tế để chẩn đoán chụp mạch máu võng mạc.
7 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ thường gặp trên các hệ cơ quan, cụ thể:
- Sự đổi màu da và nước tiểu: da chuyển sang màu vàng tạm thời, nước tiểu đổi màu vàng sáng, hiện tượng này sẽ giảm dần sau 12 giờ trở đi.
- Hệ tiêu hoá: nôn, buồn nôn, khó tiêu.
- Phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, ngứa toàn thân, co thắt phế quản, sốc phản vệ.
- Phản ứng tim phổi: ngất xỉu, hạ huyết áp, ngừng tim, thiếu máu cục bộ, sốc nặng, tử vong.
- Phản ứng thần kinh: đau đầu, co giật
- Viêm tắc tĩnh mạch: thoát mạch tại vị trí tiêm, đau tại nơi tiêm.
8 Tương tác thuốc
Không dùng đồng thời Fluorescein Sodium với các thuốc cản quang khác do khả năng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như phản ứng dị ứng.
9 Thận trọng
Nguy cơ thoát mạch trong quá trình truyền thuốc với các tổn thương tại mô, viêm tĩnh mạch, bong tróc da, độc thần kinh nên cần ngừng ngay nếu xảy ra hiện tượng này.
Những bệnh nhân cao tuổi, người có tiền sử dị ứng, hen suyễn cần theo dõi thận trọng khi dùng thuốc.
Sự thay đổi về màu da và nước tiểu như chuyển vàng sau khi dùng thuốc sẽ giảm dần theo thời gian.
Không dùng thuốc tiêm vào tuỷ sống hoặc động mạch.
Các triệu chứng như buồn nôn sẽ diễn ra nhanh chóng trong vài phút nhưng giảm dần sau đó.
10 Thời kỳ mang thai và cho con bú
Các nghiên cứu về thuốc trên động vật và lâm sàng chưa có, nhưng khi tiêm thuốc cho chuột nhận thấy sự phân bố nhanh chóng vào thai nhi. Nên chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết và có sự cho phép của bác sĩ.
Nghiên cứu cho thấy thuốc tiêm fluorescein có thể truyền vào sữa mẹ trong vòng 4 ngày sau khi tiêm tĩnh mạch. Nên không cho con bú trong thời kỳ mang thai do có thể gây độc tính cho thai nhi.
11 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ tủ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào thuốc.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
12 Quá liều
Các tác dụng phụ tăng lên như buồn nôn, nôn, khi quá liều sử dụng thuốc. Nên ngưng thuốc và chăm sóc điều trị triệu chứng sớm nhất.
13 Tài liệu tham khảo
Chuyên gia Drugbank. Fluorescein. Drugbank. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.
Chuyên gia Drugs.com. Fluorescein Injection: Package Insert / Prescribing Info. Drugs.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.
Chuyên gia Pubchem. Fluorescein Sodium. Pubchem.Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Amy-Grace Pothen; Mayur Parmar (ngày đăng 29 tháng 5 năm 2023) Fluorescein. NIH. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024