Ephedrine

5 sản phẩm

Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Ephedrine

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

EPHEDRIN 

Tên chung quốc tế: Ephedrine

Mã ATC: C01CA26, R01AA03, R01AB05, R03CA02, S01FB02.

Loại thuốc: Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dùng dưới dạng muối hydroclorid hoặc sulfat. 

Ông tiêm: 30 mg/ml (dạng muối hydroclorid), 50 mg/ml (dạng muối sulfat). 

Viên nang (dạng muối sulfat): 25 mg. 

Viên nén (dạng muối hydroclorid): 15 mg, 30 mg. 

Thuốc nhỏ mũi (dạng muối hydroclorid): 0,5%; 1%.

2 Dược lực học 

Ephedrin là một amin giao cảm, thuốc tác dụng lên hệ giao cảm thông qua tác dụng trực tiếp lên thụ thể alpha và beta-adrenergic và gián tiếp thông qua tăng giải phóng noradrenalin ở tận cùng sợi hậu hạch giao cảm. Thuốc gây kích thích hệ TKTW, tim mạch và hô hấp, co thắt cơ trơn tiêu hóa và tiết niệu. Thuốc sử dụng trong điều trị do một số tác dụng sau: 

  • Trên hệ hô hấp: Ephedrin làm giãn cơ trơn phế quản do kích thích thụ thể beta2-adrenergic khi tiêm hoặc uống. Giãn phế quản sau khi uống xảy ra chậm hơn, nhưng kéo dài hơn so với tiêm dưới da hoặc hit qua miệng. 

  • Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi, làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết, chống nghẹt mũi. Trên hệ tim mạch: Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp do tác dụng trên thụ thể beta - adrenergic ở tim, làm tăng co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại vi. 

  • Trên tử cung: Thuốc thường làm giảm cơn co nhưng cũng có tác dụng kích thích tử cung. Dùng ephedrin để điều trị hạ huyết áp do gây tê tủy sống có thể cải thiện lưu lượng máu đến tử cung. 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Ephedrin được hấp thu dễ dàng và hoàn toàn sau khi uống, tiêm bắp và tiêm dưới da. Sinh khả dụng khi dùng theo đường uống là 85%, dùng tại chỗ là 64%. 

3.2 Phân bố

Thể tích phân bố của thuốc khoảng 220 - 240 lít. Thuốc qua hàng rào nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. 

3.3 Chuyển hóa

Một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa chậm ở gan.

3.4 Thải trừ

Ephedrin đào thải nhiều qua nước tiểu, từ 22 - 99% dưới dạng không biến đổi hoặc norephedrin. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 3 - 6 giờ, tùy thuộc vào pH của nước tiểu. Nước tiểu càng acid thì đào thải càng tăng và nửa đời càng ngắn, nửa đời thải trừ là 3 giờ khi acid hóa nước tiểu đến pH 5 và là 6 giờ khi pH nước tiểu khoảng 6,3. 

4 Chỉ định, chống chỉ định

4.1 Chỉ định

Dạng nhỏ mũi: Điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang. 

Dạng tiêm: Điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng. 

Dạng uống: Điều trị hoặc dự phòng co thắt phế quản trong hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nhưng không phải là thuốc được chọn đầu tiên). 

4.2 Chống chỉ định 

Quá mẫn với ephedrin (cả dạng uống, tiêm, nhỏ mũi). 

Tránh phối hợp với IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng IMAO (dạng tiêm và nhỏ mũi). 

Dạng uống: Bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt. 

Dạng tiêm: Tránh phối hợp với các thuốc cường giao cảm gián tiếp như phenylpropanolamin, phenylephrin, pseudoephedrin, methylphenidat và các thuốc cường alpha giao cảm. 

Dạng nhỏ mũi: Sử dụng đồng thời với các thuốc chống nghẹt mũi khác có tác dụng trên hệ giao cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm. 

Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây mê dẫn xuất halogen.

Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, loạn nhịp tim, bệnh lý cơ tim và bệnh mạch máu ngoại vi, tăng huyết áp, cường giáp, trạng thái quá kích thích, u tủy thượng thận, tăng nhãn áp góc đóng, bị tiểu.

Sau phẫu thuật mũi xoang. 

Dùng thuốc thường xuyên. 

Trẻ em dưới 12 tuổi. 

5 Thận trọng 

5.1 Dạng uống

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng nhãn áp góc đóng và suy thận. Thuốc có nguy cơ đe dọa tính mạng do các ảnh hưởng cấp tính trên tim mạch và kích thích thần kinh trung ương. 

5.2 Dạng nhỏ mũi 

Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân hen phế quản, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, suy thận, bệnh nhân cao tuổi. 

Khi dùng dạng nhỏ mũi, không nên dùng nhiều lần và liên tục (tối đa 7 ngày) để tránh viêm mũi do thuốc và tránh bị sung huyết nặng trở lại. 

5.3 Dạng tiêm 

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân nhạy cảm với tác dụng của thuốc, đặc biệt trên bệnh nhân cường giáp. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rối loạn tắc nghẽn mạch bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình mạch, đau thắt ngực. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng nhãn áp góc đóng hoặc phì đại tuyến tiền liệt. 

Thận trọng trên bệnh nhân đang gây mê với cyclopropan, halothan hoặc các thuốc gây mê dẫn xuất halogen do có thể gây rung tâm thất. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân đang dùng các glycosid tim, quinidin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng do thuốc có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân đang điều trị với các thuốc hạ áp do ephedrin có thể làm tăng huyết áp. 

Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa có thể tăng lên khi phối hợp với việc dùng liều cao corticosteroid. Cần thận trọng khi phối hợp 2 loại thuốc này với nhau. 

Thận trọng khi sử dụng ephedrin với các thuốc như aminophylin hoặc dẫn xuất xanthin khác, các thuốc lợi tiểu, corticosteroid do có thể làm tăng nguy cơ hạ Kali huyết. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý tim mạch. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các vận động viên do có thể cho phản ứng dương tính với các test thử doping. 

6 Thời kỳ mang thai và cho con bú

6.1 Thời kỳ mang thai

Ephedrin đi qua nhau thai. Vào lúc sổ nhau, nồng độ thuốc trong thai bằng khoảng 70% nồng độ trong máu mẹ. Ephedrin trong tuần hoàn thai nhi có thể là nguyên nhân chính làm thay đổi nhịp tim thai. 

6.2 Chưa có bằng chứng là ephedrin có tác dụng gây quái thai ở người, nhưng không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

6.3 Thời kỳ cho con bú 

Ephedrin được bài tiết vào sữa mẹ. Thuốc gây kích thích, rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Thuốc thải trừ chậm, trung bình 21 - 42 giờ sau khi dùng, vì vậy cần cân nhắc tránh dùng thuốc cho mẹ hoặc tránh cho trẻ bú mẹ trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc. Quyết định này cần cân nhắc dựa trên lợi ích của việc dùng thuốc cho mẹ hoặc của việc cho trẻ bú mẹ. 

7 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

7.1 Thường gặp 

Tâm thần kinh: lú lẫn, trầm cảm, kích thích, bồn chồn, toát mồ hôi (dạng tiêm); lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu (cả dạng tiêm và uống), lệ thuộc thuốc khi sử dụng kéo dài (dạng uống). 

Tim mạch: hồi hộp, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh (cả dạng tiêm và uống); giảm tuần hoàn đến các chi (dạng uống). 

Hô hấp: khó thở (dạng tiêm). 

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn (cả dạng tiêm và uống), khô miệng (dạng uống). 

7.2 Hiếm gặp 

Tim mạch: loạn nhịp tim (dạng tiêm), nhồi máu cơ tim (dạng uống). Thận tiết niệu: bí tiểu (dạng tiêm). 

7.3 Chưa xác định được tần suất 

Dạng tiêm 

Mẫu: thay đổi thời gian đông máu. 

Hệ miễn dịch: quá mẫn. 

Tâm thần kinh: rối loạn tâm thần, hoảng sợ, run, tăng tiết nước bọt. Mắt: tăng nhãn áp. 

Tim mạch: đau thắt ngực, nhịp tim chậm, ngừng tim, tụt huyết áp, xuất huyết não. 

Hô hấp: phù phổi. 

Tiêu hóa: chán ăn. 

Một số tác dụng không mong muốn khác: hạ kali huyết, thay đổi Glucose huyết. 

Đường uống: đái dầm về đêm ở trẻ, an thần ở trẻ em. 

Dạng nhỏ mũi có thể có ADR tương tự dạng uống và tiêm tuy nhiên chưa xác định được tần suất, ngoài ra dạng nhỏ mũi có thể có thêm một số ADR khác như: 

Tâm thần kinh: hoang tưởng, ảo giác. 

Da: viêm da, dựng lông. 

Cơ xương khớp: yếu cơ. 

Thận tiết niệu: khó tiểu tiện trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu. 

Tại chỗ nhỏ mũi: kích ứng, khô mũi, đau, sung huyết hồi ứng, viêm mũi do thuốc. 

7.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Với các triệu chứng nhẹ, chỉ cần theo dõi và thưởng tự hết. Nếu xảy ra các ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng ephedrin và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. 

8 Liều lượng và cách dùng 

8.1 Điều trị sung huyết mũi kèm theo cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi hay viêm xoang

Người lớn: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi bên mũi, 4 lần một ngày. Không dùng quá 7 ngày. 

Trẻ em 12 - 17 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi bên mũi, 4 lần một ngày. Không dùng quá 7 ngày. Nên dùng loại thuốc nhỏ mũi chứa 0,5% ephedrin. 

8.2 Điều trị tụt huyết áp trong khi gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng 

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 25 mg, nhắc lại sau 5 - 10 phút nếu cần. 

Trẻ em > 15 tuổi: Liều tương tự người lớn. 

Trẻ em < 15 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,1 - 0,2 mg/kg/liều, tối đa 25 mg. 

8.3 Dự phòng cơn co thắt phế quản trong trong hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Người lớn: Uống 15 - 60 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 30 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em 1 - 5 tuổi: Uống 15 mg, 3 lần/ngày.

Trẻ em dưới 1 tuổi: Không khuyến cáo. 

9 Tương tác thuốc

9.1 Các thuốc tránh phối hợp 

Các thuốc cường giao cảm gián tiếp (phenylpropanolamin, pseudoephedrin, phenylephrin, methylphenidat): Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ co mạch và các cơn tăng huyết áp cấp.

IMAO không chọn lọc: Không nên dùng cùng với ephedrin vì có nguy cơ tăng huyết áp kịch phát có thể gây tử vong và tăng thân nhiệt. 

Alkaloid cựa lúa mạch, các thuốc ức chế chọn lọc MAO-A, Linezolid, guanethidin và sản phẩm liên quan: Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ co mạch và các cơn tăng huyết áp cấp.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (imipramin), các thuốc chống trầm cảm tác dụng trên hệ noradrenergic - serotoninergic (minalcipran, venlafaxin): Phối hợp với ephedrin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát đi kèm với loạn nhịp. 

Các thuốc nếu không thể tránh phối hợp, cần sử dụng thận trọng với việc giảm liều thuốc cường giao cảm 

Sibutramin, các thuốc gây mê dẫn xuất halogen: Phối hợp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát có thể có loạn nhịp.

9.2 Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp 

Theophylin: Phối hợp với ephedrin gây mất ngủ, lo âu và rối loạn tiêu hóa. 

Corticosteroid: Ephedrin làm tăng đào thải Dexamethason

Các thuốc chống động kinh: Phối hợp làm tăng nồng độ Phenytoin, Phenobarbital và primidon trong máu. 

Doxapram, oxytocin: Phối hợp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Các thuốc hạ áp: Reserpin và Methyldopa làm giảm tác dụng tăng huyết áp của ephedrin. 

10 Tương kỵ 

Trong Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ephedrin tương kỵ vật lý với hydrocortison và với một vài barbiturat. Tránh phối hợp ephedrin với các thuốc khác trong cùng 1 bơm kim tiêm. 

11 Quá liều và xử trí 

11.1 Triệu chứng

Buồn nôn, nôn, sốt, ảo giác, loạn nhịp thất, tăng huyết áp, ức chế hô hấp, co giật và hôn mê. Liều ephedrin gây tử vong trên người xấp xỉ 2 g, tương đương với nồng độ thuốc trong máu 3,5 - 20 mg/lit. 

11.2 Xử trí

Trong trường hợp ngộ độc do quá liều các thuốc đường uống, cần gây nôn và rửa dạ dày để giảm thiểu lượng thuốc hấp thu vào máu. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp quá liều, biện pháp chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Tiêm tĩnh mạch chậm Labetalol liều 50 - 200 mg đi kèm với kiểm soát điện tâm đồ có thể hỗ trợ quản lý nhịp nhanh thất. Khi có hạ kali huyết (< 2,8 mmol/lit) cần truyền Kali clorid đi kèm Propranolol và điều chỉnh tình trạng kiềm hóa hô hấp. Benzodiazepin và một thuốc an thần có thể cần được sử dụng để kiểm soát tình trạng kích thích thần kinh trung ương. Các thuốc hạ áp đường tiêm tĩnh mạch như nitrat, các thuốc chẹn kênh calci, natri nitroprusiat, labetalol hoặc phentolamin có thể được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp nặng tùy thuộc tính sẵn có, các điều kiện đi kèm và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. 

Cập nhật lần cuối: 2018

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Ephedrine

Ephedrine Aguettant 30mg/10ml
Ephedrine Aguettant 30mg/10ml
1.450.000₫
Ephedrine Aguettant 30mg/ml
Ephedrine Aguettant 30mg/ml
690.000₫
Forasm 10
Forasm 10
Liên hệ
Sunfarin
Sunfarin
60.000₫
Iyafin Junior 30ml
Iyafin Junior 30ml
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633