0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Dây Đau Xương

8 sản phẩm

Cập nhật:
Xem:
72

Trungtamthuoc.com -  Đau nhức xương khớp - một căn bệnh về xương khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời còn là nguy cơ của nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh thường phải sử dụng các loại thuốc để giảm các cơn đau nhức. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhiều lại gây ra nhiều tác dụng ngoại ý như đau dạ dày (nếu dùng NSAIDs), bội nhiễm, suy giảm miễn dịch (dùng corticoid)...Chính vì vậy, sử dụng các cây thuốc trong chữa bệnh rất được mọi người quan tâm vì tính an toàn mà chúng đem lại. Một trong những loại cây có hiệu quả trị đau nhức xương khớp chính là cây dây đau xương. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm và tác dụng của loại cây này.

1 Đặc điểm chung về dây đau xương

Cây dây đau xương còn được gọi với tên khác chính là cây thân cân đằng, khoan cân đằng hay tục cốt đằng.

Tên khoa học: Tinospora sinensis thuộc ho Tiết dê (Menispermaceae). (n( Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2006). Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n) 

Hình ảnh cây dây đau xương

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thân leo, chiều dài khoảng từ 7 đến 8 m. Khi còn non, cành cây được bao phủ một lớp lông mịn, tuy nhiên khi về già lại trở nên trơn nhẵn, không còn lông phủ.

Lá hình tim, gân hình chân vịt, tán lá rộng và dài.

Hoa màu trắng nhạt, có thể mọc thành từng chùm hoặc cũng có thể mọc đơn riêng lẻ

Quả chín có màu đỏ, chứa dịch nhầy bên trong.

1.2 Bộ phận dùng

Thân và lá của cây dây đau xương.

1.3 Thu hái và chế biến

Cây có thể thu hái quanh năm. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi thân cây đã già.

Sau khi thu hái thân và cành, sơ chế dược liệu, cắt nhỏ rồi đem phơi hay sấy khô để có thể bảo quản được lâu dài.

Lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Tuy nhiên chủ yếu dùng lá dạng tươi.

1.4 Phân bố

Cây thích hợp với khi hậu nhiệt đới, do đó, cây  xuất hiện ở Việt Nam và một số tỉnh ở Trung Quốc.

Trước đây, cây chủ yếu mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, tập trung nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn la, Bắc Cạn...Hiện nay, vì tính ứng dựng cao nên một số nơi đã quy hoạch để trồng loại cây này, cây có thể được trồng bằng thân cây

1.5 Thành phần

Hình ảnh vị thuốc dây đau xương

Cây Dây Đau Xương chứa rất nhiều thành phần hóa học, đặc biệt có chứa nhiều alcaloid với tác dụng chống viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, nó còn có thành phần Dinorditerpen Glucosid giảm viêm hiệu quả, đối kháng tác dụng của histamin và acetylcholin trên cơ trơn. Bên cạnh đó, vị thuốc còn tác động lên thần kinh trung ương, gây ức chế, mang lại tác dụng giảm đau nhanh.

1.6 Tính vị

Theo y học cổ truyền, dây đau xương có vị đắng,  tính mát.

1.7 Tác dụng và công dụng

Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.

Thường hỗ trợ điều trị các chứng bệnh: tê thấp, tê bại, đau xương khớp giúp giảm viêm và các cơn đau nhức... Bên cạnh đó dây đau xương còn được dùng làm thuốc bổ.

Ngoài ra, nó còn chữa các chứng: chấn thương tụ máu, đau nhức dây thần kinh, tổn thương do ngã...Cùng với đó, hiệu quả giúp thanh nhiệt, an thần cũng đã được kiểm chứng.

Dây đau xương trị xương khớp hiệu quả
Dây đau xương trị xương khớp hiệu quả

1.8 Đối tượng nào thích hợp sử dụng dây đau xương trong điều trị bệnh?

Những người bị đau nhức xương khớp và thường xuyên bị đau mỏi vai gáy.

Phong thấp.

Gout, viêm khớp, tràn dịch khớp gối.

Những người bị chấn thương, có tụ máu.

Có thể sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị sốt rét.

2 Một số bài thuốc trị bệnh với cây dây đau xương

2.1 Bài thuốc 1: Trị đau đầu gối do ngã hay chấn thương, đi lại nhiều

Dùng dây dâu xương giã nát, chế với rượu (hay giấm hay đồng tiểu), vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau.

Mỗi ngày dùng 1-2 lần, thời gian đắp khoảng 30 phút.

Dùng liên tục trong khoảng 2-3 ngày, các triệu chứng đau nhức được thuyên giảm rõ rệt.

Trị đau đầu gối do ngã hay chấn thương, đi lại nhiều
Trị đau đầu gối do ngã hay chấn thương, đi lại nhiều

2.2 Bài thuốc 2: Chữa đau đầu gối do thận hư yếu

Bài thuốc có sự kết hợp các vị dược liệu sau: Dây đau xương, cẩu tích, củ mài, tỳ giải, Đỗ Trọng, Cốt Toái Bổ, Thỏ Ty Tử, rễ cỏ xước, củ mài.

Cách làm: Sắc thang thuốc trên để lấy nước uống hoặc có thể ngâm với rượu để uống.

2.3 Bài thuốc 3: Phong thấp, thoái hóa gây đau đầu gối

Kết hợp dây đau xương với cỏ xước và một số dược liệu khác để sắc lấy nước uống. (n( Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2006). Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n) 

Ngày đăng

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Dây Đau Xương

Cốt Bình An
Cốt Bình An
(1)
690.000₫
Viên khớp Tường Niên
Viên khớp Tường Niên
(8)
890.000₫
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường
(2)
550.000₫
Viên khớp Bách Xà Mới
Viên khớp Bách Xà Mới
(2)
142.000₫
Gusdocin
Gusdocin
(1)
170.000₫
Herbsol Nhất Thống Phong
Herbsol Nhất Thống Phong
(2)
Liên hệ
Kiện khớp Bimidavi
Kiện khớp Bimidavi
(2)
86.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633