L-Cystine
194 sản phẩm
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
L-cystine được sử dụng nhiều trong các thực phẩm chức năng với vai trò làm đẹp da, tăng cường sức khỏe xương khớp, kích thích tiêu hóa,... Cơ thể con người có thể tự tổng hợp ra L-cystine từ các axit amin Methionine và serine, tuy nhiên, hàm lượng này là không đủ nếu bữa ăn hàng ngày không được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về L-cystine.
1 Thông tin chung
L-Cystine không được coi là một trong 20 axit amin thiết yếu của cơ thể. L-cystine là một dẫn xuất chứa Lưu Huỳnh thu được từ quá trình oxy hóa chuỗi bên thiol của axit amin cysteine . Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô chống lại bức xạ và ô nhiễm, làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng hỗ trợ tổng hợp protein.
2 Đặc tính dược lý
2.1 Dược lực học
L-cystine là một axit amin không thiết yếu được hình thành bởi quá trình oxy hóa cystein. Hai phân tử Cystein liên kết với nhau bằng cầu nối disulfua để tạo thành L-cystine. L-cystine được tìm thấy ở nồng độ cao trong các enzym tiêu hóa và trong các tế bào của hệ thống miễn dịch, xương và các mô liên kết, da và tóc. Tóc và da chứa 10-14% L-cystine.
Khi vào trong cơ thể, L-cystine sẽ được chuyển hóa thành cystein để tổng hợp glutathione. Đây là một chất giải độc tự nhiên của cơ thể. L-Cystine đóng vai trò là tiền chất chính để tổng hợp glutathione. Điều này đặc biệt hữu ích trong một số trường hợp ngộ độc do cạn kiệt Glutathione ở gan và khiến các mô bị stress oxy hóa dẫn đến mất tính toàn vẹn của tế bào. Ví dụ như dùng quá liều Acetaminophen.
2.2 Dược động học
Hấp thu: L-cystine khi uống được hấp thu khá hiệu quả trong đường ruột và không gây hại cho hệ tiêu hóa. Sau khi uống từ 1 - 6 giờ, nồng độ thuốc trong huyết tương được ghi nhận ở mức đạt đỉnh.
Chuyển hóa: thành phần hoạt chất của L-cystine được chuyển hóa phần lớn tại gan như acid pyruvic và taurin.
Phân bố: sau 5 tiếng sử dụng, thuốc L-cystine có thể được gan chuyển hóa và hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể.
Thải trừ: một số thành phần của L-cystine sau khi được gan chuyển hóa sẽ đào thải qua mật và nước tiểu. Nhưng đôi khi chúng có thể lắng đọng trong thận và hình thành sỏi.
3 Công dụng và chỉ định
L-cystine cần thiết cho việc sử dụng Vitamin B6 đúng cách và cũng hữu ích trong việc chữa lành vết bỏng và vết thương, phá vỡ chất nhầy lắng đọng trong các bệnh như viêm phế quản cũng như xơ nang. L-cystine cũng hỗ trợ tăng sản xuất Insulin ở tuyến tụy, cần thiết cho quá trình đồng hóa đường và tinh bột. Nó làm tăng mức độ glutathione trong phổi, gan, thận và tủy xương, và điều này có thể có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể. Cụ thể, L-cystine có các vai trò sau:
- Bảo vệ da: Với khả năng chống lại oxy hóa cao, L-cystine giúp làm chậm quá trình lão hóa da của cơ thể người, giúp da kéo dài thời gian tươi trẻ và tạo ra keratin, làm vững chân tóc, giúp tóc khỏe mạnh. Bên cạnh đó, còn giúp kích thích mọc tóc và làm chắc chân tóc nhờ tạo ra các phân tử Collagen.
- Làm đẹp da: Khi L-cystine có mặt với hàm lượng đủ trong hắc tố bào sẽ tác dụng với dopaquinone để tạo ra cystinyldopa, chất này có tác dụng làm tăng chuyển hoá ở da, giúp đẩy các hắc tố ra lớp da phía ngoài và đào thải cùng với lớp sừng.
- Bảo vệ giác mạc: L-cystine giúp làm bất hoạt collagenase-enzym – một loại enzym làm phá huỷ chất tạo keo và làm hỏng giác mạc. Collagenase được tạo ra ở vị trí tổn thương giác mạc gây ra do chấn thương, hoá chất, virus hoặc vi khuẩn.
- Chữa lành vết bỏng: L-Cystine thật sự hữu ích trong việc chữa lành các vết thương do bỏng, nó phá vỡ chất nhầy bị lắng đọng trong các bệnh như viêm phế quản hay xơ nang.
- Cung cấp insulin: L- Cystine cũng góp phần hỗ trợ cung cấp một lượng insulin cho tuyến tụy – một yếu tố cần thiết cho quá trình đồng hóa đường và tinh bột.
- Tăng cường hệ miễn dịch: L-cystine còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện khả năng chuyển hóa của Lipid và ngăn chặn các gốc tự do gây hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm mà điển hình là Parkinson.
- Chống lão hóa: L-cystine có thể giúp giảm hoạt động gây tổn hại đến xương ở độ tuổi trung niên và giúp chắc khỏe hơn ở các liên kết xương Ngoài ra, L-cystine còn giúp tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới. Từ đó, nó giúp chống loãng xương ở cả nam và nữ giới.
Với những công dụng trên, L-cystine thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sạm da, tàn nhang, sạm nắng
- Eczema, mễ đay, phát ban da, mụn trứng cá.
- Ngứa và trị các bệnh biểu bì làm móng tóc khô giòn dễ gãy.
- Viêm da do thuốc.
- Suy nhược toàn thân.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng L-cystine cho những bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân bị suy chức năng thận nặng.
- Bệnh nhân bị hôn mê gan
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 7 tuổi
5 Liều dùng và cách dùng
Sau đây là liều dùng tham khảo:
- Đối với người lớn:
Liều dùng thông thường là 1000-2000mg mỗi ngày. Có thể dùng liên tục trong
thời gian 2-3 tháng hoặc 10-20 ngày mỗi tháng.
Bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình, bệnh nhân suy gan: Liểu thường dùng là 500-1000mg mỗi ngày.
- Đối với trẻ em (từ 7-15 tuổi):
Liều dùng thông thường là 500-1000 mg mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc nên
hỏi ý kiến bác sĩ.
6 Tác dụng phụ
Với liều thông thường từ 1 đến 1,5 gam mỗi ngày, các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là về Đường tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, ngứa, chán ăn và khó chịu ở bụng.Hiếm có báo cáo nào về sự hình thành sỏi thận L-cystine.
7 Thận trọng khi sử dụng
- Quá liều: Đến nay chưa có báo cáo về trường hợp dùng quá liều. Nếu bệnh nhân dùng quá liều cần tiến hành điều trị triệu chứng.
- Tương tác thuốc: Đến nay chưa có báo cáo về tương tác của thuốc này với các thuốc khác.
- Đối tượng đặc biệt: Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trong trường hợp dùng thuốc đối với trẻ em phải có sự hướng dẫn của người lớn. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 7 tuổi. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân bị suy chức năng thận nặng và hôn mê gan. Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân bị cystin niệu.
- Nếu thuốc không có hiệu quả sau khi dùng 2 tuần, ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Ảnh hưởng khả năng lái xe và vận hành máy móc: Đến nay chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8 Cách bảo quản
Bảo quần trong hộp kín, ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
>>> Xem thêm: Các Trường Hợp Bệnh Da Liễu Thường Mắc Phải Cách Điều Trị Cho Bệnh Nhân
9 Giải đáp các thắc mắc về L-cystine
Với nhiều tác dụng làm đẹp, L-cystine được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn chưa hiểu rõ về hoạt chất này cũng như cách dùng sao cho hiệu quả nhất.
9.1 L-cystine uống trước hay sau ăn?
Tốt nhất, nên uống L-cystine sau bữa ăn.Vì khi đó, L-cystine sẽ được hấp thu hiệu quả nhất. Uống nguyên vẹn viên thuốc L-cystine với 1 ly nước, không nhai, bẻ, nghiền hoặc ngậm thuốc.
9.2 L-cystine có an toàn không?
Việc sử dụng L-cystine được coi là an toàn và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm chính hãng và đã được kiểm định chất lượng.
9.3 Uống L-cystine có hết rụng tóc không?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra công dụng bảo vệ tóc của L-cystine. Việc sử dụng L-cystine cho thấy tình trạng rụng tóc giảm đi và sự phát triển tóc tự nhiên được phục hồi.
10 Các sản phẩm chứa L-cystine
L-cystine có nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe nên được người dùng ưa chuộng. Vì thế mà trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm bổ sung có chứa L-cystine.
Đa phần các sản phẩm bổ sung L-cystine hiện nay được bào chế ở dạng viên nang mềm với hàm lượng 500mg.
Một số chế phẩm chứa L-cystine phổ biến như: L-cystine 500mg, EDIVA L-cystine, Sillaskin L-cystine, Blooming,...
Tóm lại, L-cystine cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất và giải độc của cơ thể. Sử dụng L-cystine giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, làn da sáng mịn hơn và xương khớp chắc khỏe hơn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm bổ sung L-cystine tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
11 Tài liệu tham khảo
1. Trung tâm thông tin công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (Ngày đăng: Ngày 11 tháng 03 năm 2023). Hoạt chất Cystine, Trung tâm thông tin công nghệ quốc gia Hoa Kỳ. Ngày truy cập: Ngày 16 tháng 03 năm 2023
2. Human Metabolome Database (Ngày đăng: Ngày 14 tháng 09 năm 2021). Showing metabocard for L-Cystine, Human Metabolome Database. Ngày truy cập: Ngày 16 tháng 03 năm 2023