Ba Chẽ (Niễng Đực, Ván Đất, Đậu Bạc Đầu)

13 sản phẩm

Ba Chẽ (Niễng Đực, Ván Đất, Đậu Bạc Đầu)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị lỵ, tiêu chảy, rắn cắn, Ba chẽ được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com)  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Ba chẽ.

1 Giới thiệu về cây Ba chẽ

Ba Chẽ còn có tên gọi khác là Niễng đực, Ván đất, Đậu bạc đầu, mọc ở bãi cỏ ven đường, trảng cây bụi, ven rừng rậm và trong rừng thông, ở độ cao tới 1500m, trên đất cát, đất sét, đất phù sa, đất bazan đỏ và nâu.

Tên khoa học của Ba chẽ là Dendrolobium triangulare (Retz.) Schindl., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Hình ảnh lá, hoa và quả Ba chẽ
Hình ảnh lá, hoa và quả Ba chẽ

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây bụi nhỏ cao 2-3m, sống lâu năm, có thân tròn, phân nhánh nhiều, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm. Lá kép mọc so le, gồm 3 lá chét hình trứng, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn hai lá chét bên, gốc gần tròn hoặc tù, đầu nhọn ngăn. Mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có lông mềm màu trắng, gân bên mọc gần sít nhau, lá kèm nhỏ. Lá non có lông trắng ở cả hai mặt. 

Hoa màu trắng mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 15-20 hoa, lá bắc nhiều, dạng lá kèm, có lông mềm. Đài hoa màu xanh lá, có 5 thùy; cánh hoa có móng hẹp. Nhị 10, màu trắng; bầu thuôn dài, màu xanh lá. Quả đậu không cuống, có lông, thắt lại ở các hạt thành 2-3 đốt. Hạt 3-5, hình thận, nhỏ, màu xanh.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây.

Thu hái lá vào mùa xuân - hè, dùng tươi hoặc phơi khô hay sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C, có thể sao cho hơi vàng để có mùi thơm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có mặt ở khắp nơi trên Việt Nam. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippin.

2 Thành phần hóa học

Theo các xét nghiệm hóa học sơ bộ - Flavonoid, glycoside, hợp chất phenolic, polyphenol, axit amin, carbohydrate, Saponin và tannin đã có mặt trong chiết xuất lá Ba chẽ. 

13 hợp chất từ Ba chẽ đã được phân lập, và cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ bằng các phân tích hóa học và quang phổ dưới dạng azo-2: 2'-bis [Z-(2, 3-dihydroxy-4-metyl- 5-methoxy) phenyl etylen], beta-sitosterol, N-(2'-hydroxy-tetracosanoyl)-2-amino-1, 3, 4-trihydroxyoctadec-8E-ene, lupeol, cycloeucalenol, daucosterol, axit betulinc, betulin, glyceryl hexacosanoate, glyceryl 26-hydroxy hexacosanoate, methyl pheophorbide-a, acacetin-7 -O-alpha-L-rhamnopyranosyl (1-6)-beta-D-glucopyranoside và robinin.

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Hồng xiêm - Trái cây thơm ngọt cũng là vị thuốc tốt cho tiêu hóa

3 Tác dụng - Công dụng của Ba chẽ

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Kháng khuẩn

Các chiết xuất lá Ba chẽ đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn đối với 4 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương: Eschericha coli, Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus. Kết quả cho thấy, các chất chiết xuất có hoạt tính kháng khuẩn cao đối với vi khuẩn Gram âm là các chất chiết xuất trong nước và etanol [giá trị MIC và MBC ở mức 80 mg/ml]. Vi khuẩn gram dương nhạy cảm nhất là Bacillus cereus với chiết xuất etanol, pet-ether và ethyl axetat [giá trị MIC và MBC khoảng 2,5 - 5 mg/ml].

Trong thí nghiệm in vitro, tác dụng kháng sinh rõ ràng đối với trực khuẩn lỵ Shigella dysenteriae, S.shigae. Chiết xuất nước có tác dụng mạnh hơn chiết xuất cồn, độ cồn càng cao thì tác dụng càng giảm.

3.1.2 Các tác dụng khác

Tác dụng chống viêm rõ rệt được chứng minh ở cả hai giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm.

Tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non khá mạnh. Thuốc từ Ba chẽ tỏ ra không có độc tính. Lá phơi ở nhiệt độ thích hợp còn giữ được màu xanh có khả năng kháng khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.

Lá Ba chẽ có khả năng kháng khuẩn đáng kể
Lá Ba chẽ có khả năng kháng khuẩn đáng kể

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Hoàng đằng - Vị thuốc chống viêm, trị kiết lỵ hiệu quả

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Ba chẽ có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tác dụng khư phong thấp, khử cam tích; rễ có tác dụng cường cân cốt, thanh nhiệt lương huyết, kiện tỳ lợi thấp.

Trong đông y, Ba chẽ được dùng trong chữa lỵ, tiêu chảy và rắn cắn, đôi khi được dùng chữa tê thấp.

4 Các bài thuốc từ cây Ba chẽ

4.1 Chữa lỵ

Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30-50g, đun sôi với nước trong 15-30 phút, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 3-5 ngày. Hoặc phối hợp thêm Ké Hoa Đào đồng lượng, sắc uống.

4.2 Trị rắn cắn

Lá Ba chẽ tươi giã nát hoặc nhai nát, nước chắt ra để uống, bã đắp lên vết rắn cắn.

4.3 Trị đau nhức xương khớp do phong tê thấp và bong gân

Dùng lá Ba chẽ 50g rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Vớt lên để ráo nước, giã nát, đắp lên chỗ xương khớp bị đau, dùng vải sạch băng lại. Cuối ngày tháo băng, bỏ thuốc, vệ sinh sạch sẽ và tiếp tục lặp lại băng thuốc mới trong 5-7 ngày.

4.4 Viên Ba chẽ

Hiện đã sản xuất được viên Ba chẽ từ cao Ba chẽ để chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ và tiêu chảy, liều dùng cho người lớn là 10-15 viên chia 2-3 lần uống sau ăn. Trẻ em giảm liều tùy độ tuổi.

Ba chẽ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian
Ba chẽ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian

5 Tài liệu tham khảo

1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Ba chẽ trang 57-58, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.

2. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2006). Ba chẽ trang 83-85, Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ba Chẽ (Niễng Đực, Ván Đất, Đậu Bạc Đầu)

Baberin BM
Baberin BM
Liên hệ
Berbirim
Berbirim
Liên hệ
Menovital Healthaid
Menovital Healthaid
495.000₫
Fémi Pause
Fémi Pause
600.000₫
Mabelle
Mabelle
Liên hệ
Ovaceptil
Ovaceptil
700.000₫
Step Baby
Step Baby
25.000₫
BoniBeauty
BoniBeauty
365.000₫
Berberin BM 5mg
Berberin BM 5mg
12.000₫
Berberin EX
Berberin EX
Liên hệ
Haberin - BM
Haberin - BM
Liên hệ
Loberin
Loberin
Liên hệ
12 1/2
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633