Cefmetazole
2 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3
Hoạt chất Cefmetazole được biết đến sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích điều trị và dự phòng một số nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Cefmetazole.
1 Tổng quan
Cefmetazole có công thức phân tử là C15H17N7O5S3 có các nhóm bên N(1)-methyltetrazol-5-ylthiomethyl, {[(cyanomethyl)sulfanyl]acetyl} amino và methoxy lần lượt ở các vị trí 3, 7 beta và 7 alpha của cấu trúc hai vòng cephem gốc.
Cefmetazole tồn tại ở dạng rắn
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Cefmetazole là kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ hai, là kháng sinh diệt khuẩn có phổ hoạt động rộng chống lại cả vi sinh vật gram dương và gram âm theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. So với các cephalosporin thế hệ 1, Cefmetazole có tác dụng mạnh hơn, nhạy cảm với Proteus, Serratia, trực khuẩn gram (-) kỵ khí ( B. fragilis ), E. coli, Klebsiella và P. mirabilis.
2.2 Dược động học
Hấp thu: Cefmetazole dùng đường tiêm có khả năng hấp thu tốt
Phân bố: Cefmetazole có khả năng gắn với protein huyết tương là 65-85%
Thải trừ: t ½ ~ 1,50 ± 0,14 giờ
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Cefmetazole dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ổ bụng, tiết niệu, vùng chậu, da và mô mềm, bệnh lậu hoặc dự phòng nhiễm khuẩn sau khi thực hiện phẫu thuật.
3.2 Chống chỉ định
Không được điều trị bằng Cefmetazole nếu có tiền sử dị ứng với một trong các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin hay đã từng phản vệ với Penicilin trước đó.
4 Liều lượng và cách dùng
4.1 Liều dùng
- Cefmetazole dùng trong cắt bỏ tử cung
Thông thường tiêm tĩnh mạch 1g Cefmetazole 30-90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau khi tiếp cận vùng bụng
Liều tiêm tĩnh mạch 2g duy nhất 30-90 phút trước khi phẫu thuật hoặc có thể trước khi phẫu thuật 1g 30-90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.
- Cefmetazole dùng trong mổ đẻ
Liều tiêm tĩnh mạch 2g duy nhất 30-90 phút trước khi phẫu thuật hoặc có thể trước khi phẫu thuật 1g 30-90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.
- Cefmetazole dùng trong dự phòng phẫu thuật
Phẫu thuật đại trực tràng: Liều tiêm tĩnh mạch 2g 30-90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Liều tiêm tĩnh mạch 1g 30-90 phút trước khi phẫu thuật và lặp lại 8 và 16 giờ sau đó.
- Đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận: điều chỉnh liều Cefmetazole theo Độ thanh thải creatinin (CrCl)
- CrCl<10 mL/phút: Liều Cefmetazole là 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 48h
- CrCl 10 - 29 mL/phút: Liều Cefmetazole là 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 24h
- CrCl 30 - 49 mL/phút: Liều Cefmetazole là 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 16h
- CrCl 50 - 90 mL/phút: Liều Cefmetazole là 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 12h
Bệnh nhân suy gan: không cần hiệu chỉnh
==>> Xem thêm về hoạt chất: Cefadroxil: Kháng sinh cephalosporin thế hệ hai - Dược thư Quốc Gia 2022
5 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Trên tiêu hóa | Viêm đại tràng màng giả hiếm gặp Buồn nôn/ nôn, tiêu chảy, đau bụng đã được báo cáo xảy ra ở 4% người bệnh dùng Cefmetazole |
Trên gan | Tăng nhẹ men gan (Đặc biệt ở bệnh nhân có rối loạn chức năng gan Vàng da ứ mật (hiếm gặp) |
Phản ứng quá mẫn | Phát ban (hiếm gặp, tỷ lệ 1%) Sốc phản vệ Hội chứng Steven-Johnson Viêm da tiếp xúc |
Huyết học | Thời gian Prothrombin máu giảm nhẹ không đáng kể Hiếm gặp: giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt , thiếu máu và tăng bạch cầu ái toan. |
Trên tim mạch | Hạ huyết áp Sốc |
Trên thận | Suy thận có thể xảy ra và làm trầm trọng hơn ở những bệnh nhân đã suy thận |
Các tác dụng phụ khác | Cần kiểm tra lượng Glucose trong nước tiểu khi điều trị bằng Cefmetazole theo các phương pháp glucose oxidase (Testtape, Keto-Diastix hay Chemstrip) |
6 Tương tác
Cefmetazole + BCG: giảm tác dụng ức chế khối u của BCG
Cefmetazole + amikacin/gentamicin/ furosemide: tăng nguy cơ nhiễm độc thận đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân đã bị suy thận từ trước
Cefmetazole + anisindione: tăng tác dụng chống đông máu của thuốc đối kháng vitamin K do ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột sản sinh vitamin K và ức chế sản sinh các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K thông qua chuỗi bên methylthiotetrazole hoặc ức chế tiểu cầu.
Cefmetazole + rifampin: tương tác nghiêm trọng gây rối loạn đông máu, tăng nguy cơ rối loạn đông máu nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Cefmetazole + rượu có thể ức chế aldehyde dehydrogenase (ALDH) gây tăng nồng độ acetaldehyde gây ra triệu chứng đỏ bừng, đau nhói ở đầu, cổ, khó thở, nôn, nhịp tim nhanh,...có thể suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết cấp tính, bất tỉnh, co giật và tử vong.
Cefmetazole + Kháng sinh khác (tobramycin, Streptomycin, netilmicin, Kanamycin,...): tăng độc tính trên thận.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Cefamandol: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 - Dược thư Quốc Gia 2022
7 Những ứng dụng trong lâm sàng của Cefmetazole
Cefmetazole đã được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra và dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật mổ đẻ, cắt tử cung,...
8 Lưu ý và thận trọng
Cefmetazole cần phải rất cẩn trọng khi sử dụng cho đối tượng bệnh nhân suy thận, người có tiền sử dị ứng với penicillin trong quá khứ.
Không sử dụng Cefmetazole cùng với rượu hay đồ uống chứa cồn ít nhất 24 giờ sau khi tiêm thuốc.
Triệu chứng quá liều Cefmetazole có thể gặp phải như: thở khó, co giật đã được báo cáo.
Xử trí: Ngừng ngay Cefmetazole nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Thẩm phân máu có thể xem xét thực hiện với trường hợp quá liều Cefmetazole.
9 Các câu hỏi thường gặp
9.1 Có nên sử dụng Cefmetazole cho trẻ em không?
Hiện tại Cefmetazole chỉ có thông tin sử dụng cho người lớn để điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn.
9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Cefmetazole không?
Cefmetazole được xếp vào nhóm B cho đối tượng mang thai. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra Cefmetazole không có bằng chứng về nguy cơ gây chết phôi/ quái thai. Chỉ sử dụng Cefmetazole cho bà bầu khi thực sự cần thiết.
Chưa có báo cáo nào về các tác dụng không mong muốn của Cefmetazole khi sử dụng trên mẹ cho con bú, Cefmetazole bài tiết qua sữa mẹ một lượng nhỏ.
9.3 Sử dụng Cefmetazole có cần kiêng khem gì không?
Khi sử dụng Cefmetazole nên hạn chế uống rượu vì đã có báo cáo có sự tương tác giữa Cefmetazole và rượu có thể gây các triệu chứng đỏ bừng, đau nhói ở đầu, cổ, khó thở, nôn, nhịp tim nhanh,...có thể suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết cấp tính, bất tỉnh, co giật và tử vong.
10 Nghiên cứu hiệu quả của cefmetazole so với meropenem trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu xâm lấn do Escherichia coli sinh β-lactamase phổ rộng
Thiết lập nghiên cứu: Dữ liệu thu thập trên những bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng đường tiết niệu xâm lấn do ESBLEC trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021 tại 10 cơ sở ở Nhật Bản được sử dụng cefmetazole hoặc Meropenem như một liệu pháp điều trị dứt điểm trong vòng 96 giờ sau khi lấy mẫu cấy và tiếp tục trong thời gian ít nhất 3 ngày.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện đối với bệnh nhân trong nhóm cefmetazole và meropenem là 96,1% so với 90,9%, 0% so với 2,3%, 0% so với 12,5% và 2,6% so với 13,3%. Trong tất cả trường hợp, dữ liệu cho thấy cả hai loại thuốc đều có hiệu quả về mặt vi sinh. Cefmetazole cho thấy hiệu quả lâm sàng và vi khuẩn tương đương với meropenem trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu xâm lấn do ESBLEC.
11 Các dạng bào chế phổ biến
Cefmetazole bào chế chủ yếu dạng thuốc tiêm, có thể dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Một số loại thuốc có chứa Cefmetazole trên thị trường hiện nay: Dysteki 2g, Dysteki 1g,...
12 Tài liệu tham khảo
1. Cefmetazole, PubChem. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
2. Cefmetazole, drugs.com. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
3. Tác giả Kayoko Hayakawa và các cộng sự (Ngày đăng 13 tháng 9 năm 2023). Effectiveness of cefmetazole versus meropenem for invasive urinary tract infections caused by extended-spectrum β-lactamase-producing Escherichia coli, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024