Bupivacain
0 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
1 Dược lý và cơ chế tác dụng
1.1 Dược lực học
Bupivacaine là thuốc gây tê tại chỗ cho thời gian kéo dài và thuộc nhóm Amid. Thuốc phong bế có phục hồi dẫn truyền xung thần kinh nhờ cơ chế làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion Na+ .
Thời gian của Bupivacaine khá dài dù có hoặc không kết hợp với Epinephrin.
Thuốc có độc tính với tim và thần kinh cao hơn so với Mepivacain, Lidocaine hay Prilocain.
Thuốc gây tê thần kinh liên sườn trong vòng 7-14 giờ sau phẫu thuật và gây tê ngoài màng cứng khoảng 3-4 giờ và cũng là lựa chọn phổ biến trong gây tê ngoài màng cứng liên tục.
Bupivacain khá phổ biến với chỉ định gây tê tủy sống trong các phẫu thuật tiết niệu, chi dưới, bụng dưới, sản khoa.
1.2 Dược động học
Tốc độ hấp thu của Bupivacaine phụ thuộc vào liều lượng, nồng độ của thuốc và kỹ thuật gây tê.
Bupivacain có thời gian chờ chậm (pK dài), tác dụng mạnh và dài do lipo tăng với nửa đời là 1,5 - 5,5 giờ ở người lớn và khoảng 8 giờ ở trẻ sơ sinh. Dùng nhiều liều lặp lại sẽ có hiện tượng tích lũy chậm.
Nồng độ đạt đỉnh sau 30-45 phút. Tùy thuộc vào đường tiêm mà mức độ phân bố sẽ khác nhau và thuốc hay tập trung nhiều ở những cơ quan được tưới máu nhiều như não, phổi, tim và gan.
Bupivacain gắn với protein huyết tương mạnh 95%, được chuyển hóa chủ yếu tại gan và đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi (5%).
2 Công dụng và chỉ định
Gây tê từng lớp để mổ, và cả làm giảm đau sau mổ.
Phong bế thần thần kinh và đám rối thần kinh để mổ.
Gây tê ngoài màng cứng để mổ, hoặc kéo dài giảm đau sau mổ, chuyển dạ.
Gây tê tủy sống để mổ tiết niệu bụng dưới, chi dưới và mổ lấy thai
3 Chống chỉ định
Không dùng cho bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần của Bupivacaine.
Không dùng gây tê theo đường tĩnh mạch hoặc gây tê quanh cổ tử cung.
Bệnh nhân tụt huyết áp nặng do sốc tim, mất máu hay có rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông máu.
Không dùng Bupivacain 0,75% trong sản khoa.
4 Liều dùng và cách dùng của Bupivacain
4.1 Liều dùng
Gây tê thấm | Người lớn dùng Dung dịch 0,25% liều tối đa 150 mg (60 ml). | |
Phong bế thần kinh ngoại vi | 5 ml dung dịch 0,25% (12,5 mg) hoặc 5 ml dung dịch 0,5% (25 mg). Liều tối đa 150 mg | |
Phong bế thần kinh giao cảm | 20 - 50 ml dung dịch 0,25% (50 - 125 mg). Tối đa 150 mg. | |
Phẫu thuật vùng hàm trên và hàm dưới trong nha khoa | Tiêm 1,8 - 3,6 ml dung dịch 0,5% có Epinephrin bitartrat 1/200 000, nếu cần tiêm nhắc lại sau mỗi 2 - 10 phút, nhưng liều tổng cộng không quá 18 ml dung dịch (90 mg). | |
Trong phẫu thuật mắt, gây tê hậu nhãn cầu | Tiêm 2 - 4 ml dung dịch 0,75% (15 - 30 mg). | |
Gây tê ngoài màng cứng vùng thắt lưng | Trong phẫu thuật | Tiêm 10 - 20 ml dung dịch 0,25% (25 - 50 mg); hoặc 10 - 20 ml dung dịch 0,5% (50 - 100 mg) khi cần giãn cơ; hoặc 10 - 20 ml dung dịch 0,75% (75 - 150 mg) khi cần giãn cơ nhiều. |
Khi chuyển dạ, để giảm đau | Tiêm 6 - 12 ml dung dịch 0,25% (15 - 30 mg); hoặc 6 - 12 ml dung dịch 0,5% (30 - 60 mg). | |
Phong bế vùng đuôi (khoang cùng) | Trong phẫu thuật | Tiêm 15 - 30 ml dung dịch 0,25% (37,5 - 75 mg); hoặc khi cần giãn cơtiêm 15 - 30 ml dung dịch 0,5% (75 - 150 mg). |
Khi chuyển dạ, để giảm đau | Tiêm 10 - 20 ml dung dịch 0,25% (25 - 50 mg); hoặc 10 - 20 ml dung dịch 0,5% (50 - 100 mg). | |
Gây tê tủy sống | Không được dùng loại có Epinephrin. Thường dùng dung dịch 0,75% trong Glucose 8,25%. | |
Phẫu thuật chi dưới và vùng chậu | 1 ml (7,5 mg). | |
Phẫu thuật bụng dưới | 1,6 ml (12 mg). | |
Phẫu thuật mở tử cung | 1 - 1,4 ml (7,5 10,5 mg). | |
Để giảm đau khi chuyển dạ với âm đạo bình thường | 0,8 ml (6 mg) |
Lưu ý: Nên giảm liều đối với trẻ em, người già và những người mắc bệnh tim hoặc gan.
4.2 Cách dùng
Cần có sẵn phương tiện hô hấp và tuần hoàn.
Tránh tiêm vào tĩnh mạch, hút thử nếu ra máu cần chọn nơi khác để tiêm.
Để gây tê ngoài màng cứng, trước tiên nên tiêm một liều thử 3 - 5 ml Bupivacain loại có Epinephrin nếu tiêm phải mạch máu nhịp tim sẽ tăng do Epinephrin thì ngừng tiêm và chọn vị trí khác.
Sau liều thứ nhất 5 phút,, nói chuyện lại với bệnh nhân kiểm tra nhịp tim. Thử hút lại trước khi tiêm để kiểm tra toàn bộ và tiêm tốc độ chậm 20-25ml/phút. Tiếp tục nói chuyện với bệnh nhân và kiểm tra lại mạch. Ngừng tiêm nếu có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Propofol
5 Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR >1/100 | Tuần hoàn: Hạ huyết áp, chậm nhịp tim khi gây tê tủy sống. |
Hiếm gặp, ADR <1/1 000 | Toàn thân: Các phản ứng dị ứng, trường hợp nặng gây sốc phản vệ. |
Tuần hoàn: Suy cơ tim, suy tâm thu do quá liều. | |
Thần kinh trung ương: Mất ý thức và co giật do quá liều. | |
Khác | Một số biến chứng nghiêm trọng nếu tiêm vào mạch máu tại vùng họng, thuốc có thể đi vào máu lên não gây co giật ngay cả ở liều thấp. |
Ngoài họng, nếu tiêm vào mạch máu cũng có thể gây ra một số tác dụng về thần kinh như vật vã, ù tai, tê cứng lưỡi và môi, chóng mặt… |
6 Tương tác thuốc
Các thuốc ức chế MAO hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng | Tránh dùng cùng với Bupivacain có chứa Epinephrin vì có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài. |
Các thuốc co mạch và thúc đẻ nhóm cựa lúa mạch | Có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài, đồng thời gây tai biến mạch máu não khi dùng kết hợp. |
Phenothiazin, Butyrophenon | Có thể gây giảm hoặc đảo ngược tác dụng của epinephrin khi dùng kết hợp. |
Thuốc chống loạn nhịp nhóm I như Tocainid. | Gây tăng thêm độc tính của Bupivacain. |
Thuốc chống loạn nhịp | Gây tăng độc tính. |
Thuốc co mạch hoặc bệnh nhân đã dùng Cloroform, Halothan, Cyclopropan, Triclorethylen | Có thể có hiện tượng loạn nhịp tim nặng. |
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Isoflurane
7 Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân có bệnh lý nền về gan.
Chế phẩm chứa natri Metabisulfid có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Tránh tiêm vào mạch máu vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng nghiêm trọng trên cả thần kinh và các cơ quan.
Gây độc trên tim.
Với phụ nữ mang thai, Bupivacaine có thể đi qua nhau thai nên cần hiệu chỉnh lại liều lượng.
Với phụ nữ đang cho con bú, tuy thuốc không đi vào sữa nhưng chỉ sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
8 Cách bảo quản
Bảo quản dung dịch chứa Bupivacaine ở 15-30 độ C. Tránh để đông lạnh, tránh ánh sáng.
Kiểm tra trước khi dùng thuốc. Không dùng thuốc khi trong ốn, lọ có vẩn đục, dung dịch đổi màu.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Bupivacain hydroclorid có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.
Dạng thuốc và hàm lượng chứa Bupivacaine hiện có:
- Ống tiêm hoặc lọ 4, 10 và 20 ml dung dịch 0,25; 0,50 và 0,75%.
- Ống tiêm hoặc lọ 4, 10 và 20 ml dung dịch 0,25; 0,50 và 0,75% có thêm Epinephrin bitartrat 1/200 000 (5 microgam/ml).
- Ống tiêm hoặc lọ 4ml dung dịch 0,50% hoặc 0,75% trong Glucose 8% hoặc 8,25
Thuốc Bupivacaine có biệt dược gốc là Marcaine.Ngoài biệt dược gốc Marcaine này ra còn có các sản phẩm nổi tiếng chứa Bupivacaine như:
10 Tài liệu tham khảo
Dược Thư Quốc Gia 2( cập nhật năm 2018), Bupivacain Hydroclorid, Trang 276-278. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
Fourutan T. Shafiei; Russell K. McAllister; Javier Lopez( cập nhật ngày 11 tháng 6 năm 2022), Bupivacaine, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.