0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Bưởi

0 sản phẩm

Cập nhật:
Xem:
25

Trungtamthuoc.com - Bưởi là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất dễ tìm tại Việt Nam. Bưởi có nhiều công dụng, có nhiều bài thuốc từ bưởi. Cùng tìm hiểu uqa bài viết sau đây. 

1 Thông tin chung về quả bưởi

1.1 Tên khoa học và bộ phận dùng

Tên khoa học: Citrus decumana. 

Bộ phận dùng: Dường như tất cả mọi bộ phận của bưởi đều mang lại tác dụng điều trị bệnh, các bộ phận như lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt.

Hình ảnh quả bưởi
Hình ảnh quả bưởi

1.2 Thành phần hóa học

1.2.1 Trong lá bưởi

Hàm lượng tinh dầu đạt 0,2% - 0,3%.

1.2.2 Hoa bưởi

Trong tinh dầu hoa bưởi thu thập ở miền Bắc Việt Nam có chứa 23 thành phần trong đó có alpha-pinen 1,2%, limonen 6,75%, lianlol 21,15%, ampha-terpineol 1,1%, nerol 1,6%, ...

Tiến hành khảo sát 6 mẫu với 6 chủng loại bưởi khác nhau tại miền Bắc, trong hoa bưởi chứa 0,1% tinh dầu.

Hoa bưởi sau khi thu hái, được cất quay trong vòng 12 giờ để thu tinh dầu.

Phân tích thành phần tinh dầu từ hoa của các mẫu khảo sát nói trên có chứa 41 thành phần trong đó có sabinen vết 4,25%, beta-pine 0,28 – 5,97%, ...

Hoa bưởi chứa nhiều loại tinh dầu
Hoa bưởi chứa nhiều loại tinh dầu

1.2.3 Dịch ép nước bưởi

Chứa hàm lượng đường 4 -10 %, ngoài ra còn có acid citric và vitamin C. Vitamin này có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại thường dẫn đến bệnh tim và ung thư.(n( Healthline ( Ngày đăng 8 tháng 7 năm 2020). 10 Science-Based Benefits of Grapefruit, Healthline. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n)

1.2.4 Vỏ quả bưởi

Chứa tinh dầu 0,3% (phương pháp ép) – 0,9% phương pháp cất, ngoài ra còn có flavonoid, pectin.

Tinh dầu vỏ bưởi của 6 chủng loại nói trên chứa 30 thành phần trong có myrcen 1,93 – 50,66%, linomen 41,45 – 93,59%.

Vỏ bưởi chứa 2,5% - 3,2% Flavonoid toàn phần. hạt bưởi chứa dầu béo, limonin, obacunon, obaculacton.​

1.3 Tính vị, công năng

Lá bưởi có vị cay đắng, tính ấm lại kèm theo mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Nó có tác dụng giải cảm, giúp cơ thể lưu thông khí huyết, cho cơ thể bớt lạnh...

Vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng trong giảm đau, giảm ho, long đờm, giảm phù...

1.4 Công dụng

Trong dân gian, vỏ quả bưởi được dùng để chữa ho, long đờm, đau bụng, chứng khó tiêu. Bài thuốc chữa ho từ vỏ quả: Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng rồi sao, sau đó sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 4-12 g sẽ thấy triệu chứng ho giảm rõ rệt.

Lá bưởi: Lá bưởi già có tác dụng trong chữa cảm sốt, nhức đầu, ho, ăn kém, sưng đau... Có thể dùng lá tươi sắc uống hoặc nấu nước để xông và ngâm chân, khi ngâm nhớ dùng lá chà xát vào chân. Còn lá bưởi non, có thể nướng chín rồi xoa bóp chỗ đau cho tan máu bầm, giảm đau khi sái khớp, sưng, bong gân, sau đó giã nát lá non khác để đắp vào vết thương.

Dịch ép múi bưởi cung cấp Vitamin C cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp acid citric cho cơ thể.

Hoa bưởi: sau khi cất lấy tinh dầu, nước hoa bưởi có thể dùng tạo hương thơm để làm bánh, thơm phòng... (n( Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2006). Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n)

2 Tác dụng dược lý của bưởi

Vỏ quả bưởi đào phối hợp cùng với lá khổ sâm đã được thử nghiệm trên chuột nhắt trắng bị gây nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Kết quả thí nghiệm cho thấy nó có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh, nhưng sốt rét đã tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi.

Người ta ứng dụng bài thuốc trên để thử nghiệm điều trị cho 59 bệnh nhân sốt rét dưới dạng nước sắc và siro từ cao nước. Sơ bộ cho thấy hoạt lực thấp, không rõ rệt, tuy nhiên nó không gây ra tác dụng phụ nào.

Tinh dầu từ vỏ quả bưởi và hoa bưởi: Người ta thử nghiệm tác dụng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường đặc. Kết quả thí nghiệm cho thấy tinh dầu có tác dụng kĩm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Hình ảnh tinh dầu bưởi
Hình ảnh tinh dầu bưởi

Đã thử nghiệm tác dụng diệt amip invitro của tinh dầu vỏ quả bưởi trên Entamoeba moshkowski nuôi cấy trong môi trường Ringer cải tiến 0,1 ml môi trường có trên 10 amip phát triển. Đọc kết quả 24 giờ sau khi cho amip tiếp xúc với thuốc trong môi trường. Nếu amip chết hoặc không còn khả năng hoạt động thì coi như tinh dầu có tác dụng amip. Tinh dầu vỏ quả bưởi có nồng độ ức chế thấp nhất 1:160, tương đương với hoạt lực cua tinh dầu bạc hà. Tinh dầu hoa bưởi thấp hơn so với tinh dầu vỏ bưởi.

3 Bài thuốc làm từ bưởi

3.1 Chữa cảm sốt và cúm cả hai thể phong hàn và phong nhiệt

Thể phong hàn: sốt nhẹ, sợ lạnh, không có mồi hôi, nước mũi trong, đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù.

Thể phong nhiệt: thường sốt cao, cảm giác hơi sợ gió, đau đầu, mồ hôi tự ra mặc dù trời không nóng, khát nước, chảy nước mũi dạc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh.

Với cả hai thể bệnh này, có thể sửu dụng nồi xông vỏ bưởi kết hợp với các loại lá khác như sả, Tía Tô, Kinh Giới, Bạc Hà, mỗi thứ một nắm lá tươi đem đun sôi với nước, xông trong 5 – 10 phút. (n( Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2006). Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n)

Xông vỏ bưởi
Xông vỏ bưởi

3.2 Chữa đau dạ dày

Bài thuốc có sự kết hợp của 3 vị thuốc: Vỏ quả bưởi đào, lá dạ cẩm, vỏ quít. Ba vị này lây hàm lượng như nhau, tán nhỏ. Sau đó, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g.

3.3 Thuốc tẩy

Bài thuốc dùng làm thuốc tẩy: 12g vỏ quả bưởi the kết hợp với 20g đốt lá Muồng Trâu và 20g vỏ cây dại. Sắc với 2 bát nước đến khi còn khoảng chừng một bát, uống hết một lần.

3.4 Chữa phù thũng sau khi đẻ và các trường hợp phù thũng khác

Đối với phụ nữ sau sinh bị phù thũng hoặc các trường hợp phù thũng khác, bài thuốc từ vỏ bưởi sau đây sẽ vô cùng hữu ích. Bài thuốc là sự phối hợp của vỏ bưởi khô và ích mẫu, 2 vị thuốc với hàm lượng như nhau, sau đó tán nhỏ thành bột. Mỗi lần sử dụng 8g, uống với rượu và uống vào lúc đói để đạt hiệu quả tốt nhất. Hoặc dùng mỗi vị 20 – 30g và sắc uống.

3.5 Bài thuốc tiêu phù

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 600g vỏ bưởi đào, 400g bích ngọc đơn, 300g Ích mẫu, 200g Quế thanh, 500g cỏ roi ngựa, 400g bồ hóng bếp, 200g hồi hương, 200g phèn phi và phèn chua 100g. Tán hỗn hợp trên thành bột, sau đó làm thành viên hoàn, ngày uống 20g. (n( Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2006). Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021 )n)

3.6 Chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh

Có thể dùng vỏ bưởi khô để chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh bằng cách phơi khô vỏ bưởi, sau đó đốt và xông hơ vào rốn.

Chữa chốc đầu trẻ em bằng hạt bưởi
Chữa chốc đầu trẻ em bằng hạt bưởi

3.7 Chữa chốc đầu trẻ em

Hạt bưởi bóc vỏ hạt cứng ngoài, phơi khô, đốt cho thành than sau đó nghiền nhỏ thành bột. Chỗ chốc đầu rửa sạch với nước ấm, thấm khô, sau đó bôi bột than hạt bưởi lên. Ngày bôi 1 – 2 lần trong khoảng 3 – 6 ngày là hết.

Ngày đăng

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Bưởi

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633