Atosiban
1 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Atosiban có tác dụng đối kháng thụ thể oxytocin được chỉ định làm giảm các cơn co thắt tử cung, giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ có thai. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Atosiban.
1 Cơ chế tác dụng
1.1 Dược lực học
Oxytocin (OT) là một chất kích thích mạnh mẽ các cơn co thắt cơ tử cung và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dạ và sinh non. Do đó, thụ thể oxytocin (OTR) thường được sử dụng làm mục tiêu phát triển thuốc giảm co và loại thuốc duy nhất được phát triển đặc biệt để quản lý chuyển dạ sinh non là thuốc đối kháng OTR (OTR-As).
Atosiban là một nonapeptide vòng tổng hợp có tác dụng như một chất đối kháng thụ thể oxytocin cạnh tranh để ức chế sự gia tăng nồng độ Canxi nội bào qua trung gian oxytocin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung.
1.2 Dược động học
Hấp thu: Thời gian thuốc đạt nồng độ ổn định trong huyết tương sẽ tỷ lệ thuận với liều dùng thuốc ở những bệnh nhân mang thai khỏe mạnh.
Phân bố: Atosiban có khả năng đi qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Atosiban là 46 đến 48%.
Chuyển hóa: Atosiban sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa một phần.
Thải trừ: Atosiban thải trừ qua nước tiểu dưới dạng thuốc không chuyển hóa. Thời gian bán thải là 1,7 giờ.
2 Chỉ định của Atosiban
Atosiban được chỉ định để làm chậm quá trình chuyển dạ sinh non trong các trường hợp:
- Thai trong độ tuổi từ 24 đến 33 tuần tuổi.
- Thai nhi có nhịp tim bình thường.
- Các cơn co tử cung kéo dài ít nhất 30 giây, với tần suất ít nhất 4 lần trong 30 phút.
- Độ giãn của cổ tử cung là 0-3cm hoặc 0-3cm với những người sinh con lần đầu.
3 Chống chỉ định
Không sử dụng Atosiban trong các trường hợp sau:
- Tuổi thai dưới 24 tuần tuổi hoặc tuổi thai trên 33 tuần tuổi.
- Nhịp tim thai bất thường.
- Thai nhi phát triển không đầy đủ.
- Người mẹ bị chảy máu cổ tử cung.
- Bệnh nhân có mức huyết áp cao, có dấu hiệu ứ dịch, có nguy cơ bị tiền sản giật.
- Thai nhi đã chết.
- Người mẹ bị nghi ngờ có nhiễm khuẩn ở cổ tử cung.
- Nhau tiền đạo.
- Nhau đã bị bong.
- Người mẹ bị vỡ màng ối sớm khi thai nhi được 30 tuần.
- Người bệnh dị ứng với Atosiban.
- Trường hợp người mẹ cần được chẩn đoán nếu tiếp tục mang thai sẽ gây nguy hiểm.
4 Thận trọng
4.1 Lưu ý trong quá trình sử dụng
Thận trọng khi sử dụng Atosiban cho các đối tượng:
- Người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến gan và thận.
- Người mẹ đa thai hoặc độ tuổi thai nhi từ 24 đến 27 tuần.
- Thai nhi chậm phát triển.
- Nhau thai ở vị trí không bình thường.
4.2 Sử dụng Atosiban cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữu có thai: Chỉ sử dụng khi được chẩn đoán chuyển dạ sinh non khi thai nhi được 24 đến đủ 33 tuần tuổi.
Phụ nữ cho con bú: Đối với những bà mẹ không phải sinh con lần đầu mà trong thời gian mang thai đang cho một trẻ khác bú thì cần ngừng cho con bú vì quá trình này có thể làm tăng giải phóng oxytocin gây tăng co bóp tử cung.
Khả năng sinh sản: Chưa có nghiên cứu về việc sử dụng Atosiban đối với sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn sớm.
5 Liều dùng - Cách dùng
Đường dùng: Atosiban được chỉ định sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch.
5.1 Liều dùng
Việc điều trị bằng Atosiban nên được bắt đầu và duy trì bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
3 giai đoạn tiêm Atosiban gồm:
Giai đoạn 1 | 1 liều bolus khởi đầu (tương đương 6,75mg), được tiến hành với dung dịch tiêm atosiban 6,75mg/0,9ml |
Giai đoạn 2 | Truyền liều cao (truyền liều nạp tới 300 mictogam/phút) dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền atosiban 37,5mg/5ml trong vòng 3 giờ |
Giai đoạn 3 | Tiêm liều thấp hơn của Atosiban 37,5mg/5ml dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền (truyền tiếp theo với 100 microgam/phút) lên đến 45 giờ. |
Một số lưu ý trong quá trình tiêm truyền Atosiban:
- Thời gian điều trị cho người bệnh không nên vượt quá 48 giờ.
- Tổng liều Atosiban trong một liệu trình không nên vượt quá 330,75mg hàm lượng hoạt chất.
- Tiêm bolus khởi đầu được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi người mẹ được chẩn đoán chuyển dạ sinh non.
- Sau khi tiêm liều bolus cần phải tiến hành truyền thuố cho người bệnh.
- Đối với các trường hợp người bệnh co tử cung kéo dài trong thời gian điều trị bằng Atosiban thì cần cân nhắc liệu pháp điều trị khác.
Liều tiêm bolus đầy đủ, sau khi tiêm bolus thì tiến hành liều truyền cho người bệnh:
Bước | Phác đồ | Tỷ lệ tiêm tĩnh mạch/truyền | Liều Atosiban |
1 | Tiêm bolus tĩnh mạch 0,9ml trong vòng 1 phút | Không áp dụng | 6,75mg |
2 | Truyền tĩnh mạch liều nạp trong vòng 3 giờ | 24ml/giờ hoặc 300 microgam/phút | 54mg |
3 | Truyền tĩnh mạch liều kế tiếp lên đến 45 giờ | 8ml/giờ tương đương 100 microgam mỗi phút | Lên đến 270mg |
Đối với trường hợp người bệnh cần điều trị lại thì vẫn bắt đầu bằng tiêm bolus dung dịch Atosiban 6,75mg/0,9ml cho người bệnh, sau đó truyền tĩnh mạch với dung dịch Atosiban nồng độ 37,5mg/5ml.
Một số đối tượng đặc biệt:
- Không có dữ liệu về việc điều trị Atosiban cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc suy giảm chức năng thận.
- Việc sử dụng Atosiban cho phụ nữ có thai dưới 18 tuổi còn hạn chế.
5.2 Cách dùng
Kiểm tra thuốc trước khi tiến hành pha hoặc tiêm truyền cho người bệnh.
Quy trình chuẩn bị tiêm liều khởi đầu theo đường tĩnh mạch cho người bệnh:
- Rút 0,9ml dung dịch trong lọ 6,75mg/0,9ml.
- Tiêm chậm dưới dạng 1 liều tiêm bolus tĩnh mạch trong 1 phút.
- Dung dịch tiêm Atosiban 6,75mg/0,9ml nên được sử dụng ngay lập tức.
- Quá trình tiêm thuốc cần có sự giám sát và theo dõi của các bác sĩ chuyên môn.
6 Tương tác, tương kỵ của thuốc
6.1 Tương tác
Chưa ghi nhận tương tác giữa Atosiban với Labetalol và bethamethason.
6.2 Tương kỵ
Không trộn lẫn Atosiban với thuốc khác
7 Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bằng Atosiban bao gồm:
- Rất thường gặp: Buồn nôn.
- Thường gặp: Tăng đường huyết, nhịp tim nhanh, nôn, nhức đầu, chóng mặt, phản ứng tại chỗ tiêm thuốc, hạ huyết áp.
- Ít gặp: Mất ngủ, phát ban, sốt.
- Hiếm gặp: Xuất huyết tử cung.
8 Tài liệu tham khảo
Tác giả Sung Hye Kim và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). Oxytocin Receptor Antagonists, Atosiban and Nolasiban, Inhibit Prostaglandin F2α-induced Contractions and Inflammatory Responses in Human Myometrium, NCBI. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.