Anthocyanidin
1 sản phẩm
Dược sĩ Kim Viên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Hoạt chất Anthocyanidin được biết đến và sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích chống oxy hóa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Anthocyanidin.
1 Tổng quan
1.1 Anthocyanidin là gì?
Anthocyanidin là một loại Flavonoid sinh học, là các sắc tố thực vật phổ biến, aglycones của anthocyanin . Chúng dựa trên cation flavylium, một ion oxonium , với nhiều nhóm khác nhau được thay thế cho các nguyên tử hydro của nó . Chúng thường thay đổi màu từ đỏ sang tím, xanh lam và xanh lục nhạt theo hàm số của độ pH.
1.2 Đặc điểm hoạt chất Anthocyanidin
CTCT: C15OR11
Hoạt chất Anthocyanidin có lõi 2-phenyl-benzopyrylium và vị trí hydroxyl hóa có thể là vị trí C3 ở vòng C và vị trí 3′, 4′, 5′ ở vòng B của phân tử. Chúng là các hợp chất hòa tan trong nước , không bão hòa, không bị oxy hóa và tạo ra màu sắc thực vật tùy thuộc vào độ pH như các sắc tố thực vật. Màu sắc của anthocyanin thay đổi tùy thuộc vào quá trình methyl hóa và acetyl hóa các nhóm hydroxyl trong vòng A và B của phân tử bên cạnh giá trị pH. Các Anthocyanidin chính chứa cyanidin , pelargonidin và malvidin.
Anthocyanidin là một phân lớp quan trọng của thuốc nhuộm polymethine và flavonoid . Cation flavylium là cation chromenylium có nhóm phenyl được thế ở vị trí 2; và chromenylium (còn gọi là benzopyrylium) là phiên bản hai vòng của pyrylium . Điện tích dương có thể di chuyển xung quanh phân tử.
Ít nhất 31 Anthocyanidin đơn phân đã được xác định chính xác trong các sinh vật sống, chủ yếu là thành phần cốt lõi của anthocyanin.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Anthocyanidincó tác dụng gì? Anthocyanidin sau khi chuyển thành Anthocyanin sẽ có tác dụng:
- Bảo vệ tim mạch: Theo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ anthocyanin sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế bạn nên thường xuyên ăn các loại rau củ có chứa anthocyanin để bảo vệ tim mạch tốt hơn. Từ đó hạn chế khả năng mắc các bệnh như: nhồi máu cơ tim, huyết áp. Đặc biệt là đối với những người từng có tiền sử hoặc đang bị thừa cân, béo phì.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Giúp bảo vệ lipid peroxidation và DNA khỏi những nguy cơ bị thương tổn. Đặc biệt hơn anthocyanin còn có khả năng hỗ trợ quá trình sản xuất cytokine giúp bổ sung hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất và điều hòa nội tiết, khiến estrogen hoạt động kém đi.
- Phòng ngừa ung thư: Anthocyanin được nghiên cứu có thể ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Bởi Anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nên can thiệp được vào quá trình hình thành tế bào ung thư.
- Tăng cường thị lực: Anthocyanin giúp tăng khả năng nhìn ban đêm và tầm nhìn tổng thể. Bằng cách bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do gốc tự do. Theo nghiên cứu cho thấy hợp chất có khả năng tái sinh rhodopsin và chống viêm của Anthocyanin đối với mắt, giúp mắt tăng cường thị lực hơn.
- Khả năng chống oxy hóa cực tốt: Anthocyanin có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da.
- Tăng cường sự bền vững của các mô liên kết: Anthocyanin còn có khả năng đan chéo các sợi Collagen, giúp củng cố mạng lưới collagen, từ đó giúp da săn chắc và tăng độ đàn hồi cho da.
- Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại: Các tác nhân xấu: tia UV, bụi bẩn, sắc tố đen, chất độc hại trong mỹ phẩm, … có thể gây hại cho da hàng ngày. Anthocyanin có thể chống lại những tác hại này, bảo vệ da từ sâu bên trong
- Tăng sức đề kháng, ngừa ung thư da
Anthocyanidin còn có tác dụng bất hoạt virus do kích thích đại thực bào tiết ra TNF alpha (yếu tố hoại tử khối u).
2.2 Cơ chế tác dụng
Quá trình glycosyl hóa Anthocyanidin là bước thiết yếu của quá trình sinh tổng hợp anthocyanin và cũng là điều kiện tiên quyết cho sự biến đổi tiếp theo của anthocyanin, được đặc trưng bởi vị trí glycosyl hóa, loại và số lượng glycosyl cũng như loại liên kết glycosid. Nó thường tăng cường độ ổn định, dẫn đến hiệu ứng giảm sắc tố và màu xanh lam, làm giảm khả dụng sinh học và hoạt động chống ung thư, đồng thời giảm, tăng hoặc không làm thay đổi hoạt động chống oxy hóa của Anthocyanidin hoặc anthocyanin, được xác định tổng hợp bởi vị trí glycosyl hóa và loại và số lượng glycosyl. Trong đó, về bản chất, màu xanh lam gây ra bởi quá trình glycosyl hóa cũng có thể được tăng cường bởi sự hình thành các thể vùi không bào anthocyanic.
Ngoài ra Anthocyanidin còn điều hòa trực tiếp hề thống truyền tin thứ 2 bên trong tế bào sừng và nguyên bào sợi.
3 Chỉ định - Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Anthocyanidin được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và cải thiện thị lực.
3.2 Chống chỉ định
Không dùng cho người dị ứng với hoạt chất này.
4 Ứng dụng trong lâm sàng
Anthocyanin là dẫn xuất anthocyanidin có nhiều trong quả mọng và các loại trái cây khác. Anthocyanin có nguồn gốc từ quả Mâm Xôi đen có thể khử methyl các gen ức chế khối u bằng cách ức chế DNMT1 và DNMT3B trong tế bào ung thư ruột kết . Một nghiên cứu lắp ghép chỉ ra rằng pelargonidin , một anthocyanidin có trong trái cây, tương tác với DNMT1 và ngăn chặn khả năng liên kết và xúc tác DNA của nó. Pelargonidin có thể liên kết với miền ADD của DNMT3A và ức chế khả năng xác định các vị trí không được methyl hóa. Delphinidin, một anthocyanidin trong trái cây và hoa, khử 15 vị trí CpG của chất kích thích Nrf2 và ức chế DNMT, do đó ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư da.
Anthocyanidin được ứng dụng nhiều bởi khả năng chống oxy hóa, hoạt tính kháng khuẩn, và chúng cải thiện sức khỏe thị giác và thần kinh của chúng.
5 Liều dùng - Cách dùng
Liều dùng
Liều dùng của Anthocyanidin phụ thuộc nhiều vào tình trạng của người dùng và chế phẩm được sử dụng. Nên sử dụng Anthocyanidin hàng ngày để đạt hiệu quả tốt.
5.1 Cách dùng
Thường Anthocyanidin được dùng dưới dạng uống, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Cloroquin: Thuốc phòng và điều trị sốt rét - Dược thư Quốc Gia 2022
6 Tác dụng không mong muốn
Anthocyanidin thường được đánh giá là tương đối an toàn, ít tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa haowjc dị ứng, nếu các triệu chứng trầm trọng, người dùng nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.
7 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo nào ghi nhận tương tác giữa Anthocyanidin và các thuốc khác. Bạn vẫn nen báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng đồng thời nhiều thuốc ddiefu trị bệnh.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Carbetocin - Thuốc kiểm soát chảy máu sau sinh bằng cách mổ lấy thai
8 Thận trọng
Không sử dụng cho người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng.
Không uống quá liều khuyến cáo trên chế phẩm.
9 Các câu hỏi thường gặp
9.1 Có nên sử dụng Anthocyanidin cho trẻ em không?
Anthocyanidin có mặt trong acsc thực phẩm, hoa quả tự nhiên nên tương đối an toàn. Đối với những trẻ nhỏ, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Anthocyanidin không?
Trên lý thuyết, Anthocyanidin khá an toàn, tuy nhiên không có nhiều dữ liệu về tính an toàn/ hiệu quả của chúng trên nhóm đối tượng này. Nên sử dụng thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
9.3 Anthocyanidin có trong thực phẩm nào?
Có thể tìm thấy Anthocyanidin trong một số loại rau, hoa, quả, hạt có màu từ đỏ đến tím như: quả nho, quả dâu,bắp cải tím, lá Tía Tô, hoa hibiscus, đậu đen, quả cà tím, gạo nếp than, gạo đỏ.
10 Các dạng bào chế phổ biến
Anthocyanidin được bào chế dạng viên nang dùng đường uống.
Một vài chế phẩm chứa Anthocyanidin có trên thị trường như: Stemxtra 250% Protector +,...
11 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Chang Ling Zhao 1, Zhong Jian Chen, Xue Song Bai, Can Ding, Ting Ju Long, Fu Gang Wei, Kang Ru Miao (Ngày đăng tháng 8 năm 2014). Structure-activity relationships of Anthocyanidin glycosylation, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Sümeyra Çetinkaya a, Kevser Taban Akça b, Ipek Süntar (Ngày đăng năm 2022). Flavonoids and anticancer activity: Structure–activity relationship - ScienceDirect, Studies in Natural Products Chemistry (Quyển 74, trang 81-115). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2023.