Alcohol

44 sản phẩm

Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Alcohol

Alcohol và Dung dịch Alcohol ở các nồng độ được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích làm dung môi hay chất bảo quản kháng khuẩn trong các công thức thuốc hay mỹ phẩm khác nhau. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Alcohol.

1 Alcohol là gì?

1.1 Cồn (Alcohol là gì) công thức như thế nào?

Cồn (alcohol là gì): Alcohol hay còn được gọi là rượu, cồn, được định nghĩa là nhóm hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức hydroxyl -OH, nhóm chức hydroxyl này được gắn vào một nguyên tử carbon. Nguyên tử carbon này có thể gắn với một carbon khác hay gắn với nguyên tử hydrogen.

Công thứ phân tử chung của Alcohol là R-OH, với R nhỏ nhất là nhóm CH3-, CH3OH được gọi là Methanol.

Công thức cấu tạo của nhóm Alcohol:

Công thức cấu tạo của Alcohol
Công thức cấu tạo của Alcohol

1.2 Phân loại 

Alcohol có thể được phân loại theo 3 cách:

Theo liên kết carbon: ta sẽ có rượu no (không chứa liên kết đôi), rượu không no (có chứa liên kết đôi trong công thức) hay rượu thơm (trong công thức có chứa vòng thơm),

Theo cấu trúc: Alcohol được chia thành Alcohol mạch thẳng, mạch nhánh hay mạch vòng.

Phân loại theo số nhóm chức hydroxyl: nếu chỉ có 1 nhóm hydroxyl ta sẽ phân vào nhóm rượu đơn chức, nếu có nhiều hơn một nhóm hydroxyl ta phân rượu đó vào nhóm alcohol đa chức.

1.3 Tính chất của Alcohol

Alcohol là chất phân cực, tính chất này do nhóm hydroxyl gây ra, giúp alcohol có thể tạo ra liên kết hydrogen với nhau hay với hợp chất khác.

Do tính phân cực, Alcohol tan trong nước, tính tan của Alcohol giảm dần khi chuỗi carbon gắn với nhóm hydroxyl tăng, Ngoài ra, một số Alcohol còn tan trong dung môi hữu cơ.

Nhiệt độ sôi của Alcohol cao hơn ether và hydrocarbon tương ứng.

Trong ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, Alcohol được sử dụng như một dung môi.

1.4 Tổng hợp, sản xuất Alcohol

Từ các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên như than, dầu mỏ, các khí đốt, các Alcohol được sản xuất bằng phương pháp hóa học. 

Ngành công nghiệp đồ uống thường sử dụng ngũ cốc, hoa quả, lên men những thành phần này để tạo ra đồ uống có chứa cồn.

2 Ethanol và Alcohol khác nhau như thế nào?

Alcohol và ethanol là hai khái niệm khác nhau. Ethanol là một hợp chất thuộc nhóm Alcohol, trong công thức chung R-OH của nhóm Alcohol thì Ethanol có nhóm R là C2H5-, công thức đầy đủ là C2H5OH.

Tuy nhiên, trong dược điển Anh (BP), khi dùng thuật ngữ "Alcohol" thì sẽ được hiểu là Ethanol 96,0 - 96,6%.

Trong dược điển Mỹ (USP), thuật ngữ "Alcohol khan" tương ứng với Ethanol ≥ 99,5% v./v còn từ "Alcohol" tương ứng với Ethanol 94,9 - 96,0%.

3 Tác dụng dược lý

3.1 Dược lực học

Rượu gây tổn thương tế bào do mất nước và kết tủa tế bào chất hoặc nguyên sinh chất. Điều này giải thích cho tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm của nó. Khi rượu được tiêm gần với các mô thần kinh, nó sẽ gây viêm dây thần kinh và thoái hóa dây thần kinh (tan thần kinh).

3.2 Cơ chế tác dụng 

Rượu ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não theo nhiều cách. Nó làm thay đổi màng cũng như các kênh ion, enzyme và thụ thể của chúng. Rượu cũng liên kết trực tiếp với các thụ thể đối với acetylcholine, serotonin, GABA và các thụ thể NMDA đối với glutamate. Tác dụng an thần của rượu được trung gian thông qua liên kết với thụ thể GABA và thụ thể glycine (tiểu đơn vị alpha 1 và alpha 2). Nó cũng ức chế hoạt động của thụ thể NMDA. Với vai trò là một chất chống nhiễm trùng, rượu hoạt động như một chất thẩm thấu hoặc chất khử nước làm phá vỡ sự cân bằng thẩm thấu trên màng tế bào.

4 Chỉ định - Liều dùng

4.1 Những ứng dụng trong lâm sàng của Alcohol

Alcohol mà đại diện là Ethanol và dung dịch trong nước với các nồng độ khác nhau của Ethanol được sử dụng trong các công thức dược phẩm, mỹ phẩm để làm dung môi hay chất bảo quản, kháng khuẩn.

Ngoài ra, Ethanol còn được dùng tại chỗ để làm tăng dẫn thuốc qua da, sát khuẩn da đặc biệt là trước khi tiêm truyền, hay trong các công thức nước rửa tay khô.

Dùng làm đồ uống có cồn.

4.2 Chống chỉ định

Người có cơ địa dị ứng, tiền sử dị ứng với cồn không nên dùng.

Người có tiền sử bệnh gan, thận, hay loét dạ dày - tá tràng nên tránh sử dụng rượu, đồ uống có cồn bởi nguy cơ gây trầm trọng thêm diễn tiến của bệnh.

Người dưới 18 tuổi không nên sử dụng đồ uống có cồn, hay rượu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú, hay người có dự định mang thai không nên uống rượu.

Người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên tránh sử dụng Alcohol để sát khuẩn da hay tránh dùng mỹ phẩm có chứa Alcohol.

4.3 Liều dùng 

Ethanol được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, mỗi mục đích sẽ có nồng độ phần trăm khác nhau:

Mục đích sử dụngNồng độ %
Chất bảo quản kháng khuẩn≥ 10
Sát trùng60 - 90 
Dung môi chiết xuất trong bào chế≥ 85
Dung môi bao phimThay đổi tùy công thức
Dung môi thuốc tiêmThay đổi tùy công thức
Dung môi thuốc uống lỏngThay đổi tùy công thức
Dung môi thuốc dùng tại chỗ60 - 90

Tại Hoa Kỳ, một loại đồ uống tiêu chuẩn là loại có chứa khoảng 14 gam cồn nguyên chất.

4.4 Cách dùng 

Khi sử dụng các chế phẩm chứa Alcohol, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo hay được bác sĩ chỉ định.

Trong công nghiệp đồ uống, Alcohol có thể được sử dụng để tạo ra những sản phẩm đồ uống có cồn như rượu, nước hoa quả lên men...

==>> Xem thêm về hoạt chất: Astaxanthin - hoạt chất chống oxy hoá vượt trội, an toàn

5 Tác dụng không mong muốn

Tiếp xúc với hơi cồn ở nồng độ đủ cao có thể gây cay mắt và chảy nước mắt ngay lập tức, nhưng dường như không có báo cáo nào về tổn thương mắt do tiếp xúc với hơi cồn trong công nghiệp.

Khi hít phải hơi cồn có thể gây khó chịu, kích ứng đường thở nếu ở nồng độ cao.

Methanol là hợp chất rất độc thuộc nhóm Alcohol, ngộ độc Methanol là biến cố nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh cũng như để lại những di chứng nặng nề nếu được chữa khỏi.

Sơ cứu khi gặp các tác dụng không mong muốn của Alcohol:

Đối với mắt: Cần rửa lại ngay với nhiều nước sạch, kiểm tra mí mắt trên và dưới. Liên hệ với trung tâm y tế gần nhất nếu cần thiết.

Trên da: Nếu hóa chất này tiếp xúc với da, hãy rửa ngay vùng da bị nhiễm bằng nước. Nếu hóa chất này thấm vào quần áo, ngay lập tức cởi bỏ quần áo và rửa sạch da bằng nước ngay lập tức. Nếu kích ứng vẫn còn sau khi rửa, hãy tìm sự chăm sóc y tế.

Hít phải hơi cồn: Đi đến nơi không khí thoáng đãng, trong lành, không còn hơi cồn,

Nuốt phải, đặc biệt là uống phải Methanol, cần đến bệnh viện để được sơ cứu ngay lập tức.

6 Tương tác thuốc

Khi sử dụng qua da để sát khuẩn, khử trùng, chưa ghi nhận tương tác với các thuốc khác. Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa Alcohol dùng trên da cũng chưa ghi nhận tương tác.

Khi dùng đường uống, uống rượu hay các thức uống có chứa cồn có thể gây ảnh hưởng, tương tác với nhiều loại thuốc khác dùng đường uống như sau:

1,2-Benzodiazepin1,2-Benzodiazepin làm tăng hoạt động ức chế thần kinh trung ương của rượu
AbaloparatideRượu làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Abaloparatide
AcebutololRượu làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Acebutolol
AceclofenacKhi kết hợp chung với rượu làm tăng mức độ nghiêm trọng của kích ứng đường tiêu hóa
AcyclovirAcyclovir làm giảm sự chuyển hóa của rượu
AlbendazolAlbendazol làm tăng sự chuyển hóa của rượu
AmlodipinRượu là tăng sự chuyển hóa của Amlodipin

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Acid hyaluronic có phải chỉ có tác dụng cho làn da?

7 Thận trọng

Alcohol có khả năng gây cháy nổ rất nguy hiểm, thận trọng khi sử dụng hay bảo quản Alcohol trong công nghiệp cũng như trong gia đình.

Bảo quản Alcohol: Bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp và nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ quá thấp. Tránh để Alcohol trong tầm với của trẻ nhỏ.

Chú ý đến các loại thuốc bạn đang dùng trước khi uống rượu bởi có thể có tương tác giữa rượu với những loại thuốc này khi sử dụng chung.

Kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng những sản phẩm có chứa Alcohol trước khi sử dụng với liều sử dụng hay sử dụng trên vùng da có diện tích rộng hơn đối với sản phẩm dùng ngoài da.

7.1 Ảnh hưởng của Alcohol với cơ thể

Uống quá nhiều rượu - trong một lần hoặc trong một thời gian dài - có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Tình trạng say rượu là uống quá nhiều cùng một lúc đến mức nồng độ cồn trong máu (BAC) của bạn là 0,08% trở lên. Đối với đàn ông, điều này thường xảy ra sau khi uống từ 5 ly trở lên trong vòng vài giờ. Đối với phụ nữ, đó là sau khoảng 4 ly rượu trở lên trong vòng vài giờ. 

Não: Rượu cản trở các con đường giao tiếp của não và có thể ảnh hưởng đến cách nhìn và hoạt động của não. Những gián đoạn này có thể thay đổi tâm trạng và hành vi, đồng thời khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng và di chuyển có phối hợp hơn.

Tim: Uống nhiều rượu trong một thời gian dài hoặc quá nhiều trong một lần có thể gây hại cho tim, gây ra các vấn đề bao gồm: Đột quỵ, huyết áp cao, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim...

Gan: Uống nhiều rượu gây tổn hại cho gan và có thể dẫn đến nhiều vấn đề và viêm gan bao gồm: Viêm gan do rượu, xơ hóa, xơ gan, gan nhiễm mỡ...

Tuyến tụy: Rượu khiến tuyến tụy sản xuất các chất độc hại, cuối cùng có thể dẫn đến viêm tụy, tình trạng viêm nguy hiểm và sưng mạch máu trong tuyến tụy, ngăn cản quá trình tiêu hóa thích hợp. 

Ung thư: Theo Viện Ung thư Quốc gia: "Có một sự đồng thuận khoa học mạnh mẽ rằng uống rượu có thể gây ra một số loại ung thư. Trong Báo cáo về Chất gây ung thư, Chương trình Chất độc Quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ liệt kê việc tiêu thụ đồ uống có cồn như một chất gây ung thư ở người đã biết.

Hệ thống miễn dịch: Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến cơ thể bạn trở thành mục tiêu dễ dàng hơn cho bệnh tật. Những người uống rượu mãn tính dễ mắc các bệnh như viêm phổi và bệnh lao hơn những người không uống quá nhiều. Uống nhiều rượu trong một lần sẽ làm chậm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bạn – thậm chí đến 24 giờ sau khi say.

8 Các câu hỏi thường gặp

8.1 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Alcohol không?

Nếu dùng đường uống, phụ nữ có thai và đang cho con bú hay những người đang lên kế hoạch có thai không nên sử dụng rượu bởi có thể gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Rượu cũng làm giảm khả năng sinh sản của người uống vì vậy những người đang có kế hoạch mang thai không nên sử dụng.

Đối với các sản phẩm dược phẩm hay mỹ phẩm có dùng Alcohol, phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng thận trọng, chỉ dùng khi có chỉ định đối với dược phẩm, và nên lựa chọn mỹ phẩm an toàn, lành tính với phụ nữ mang thai.

8.2 Có nên dùng Alcohol cho trẻ em không?

Nếu dùng đường uống, không nên cho trẻ uống rượu bởi rượu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ. Người dưới 18 tuổi không nên sử dụng rượu.

Đối với các sản phẩm mỹ phẩm hay dược phẩm có cồn, chỉ sử dụng khi các sản phẩm có khuyến cáo cho trẻ em hay có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

9 Cập nhật thông tin về cảnh báo của Alcohol

Nghiên cứu về rượu và ung thư vú:

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ở phụ nữ, ung thư vú bao gồm hơn một nửa số khối u do rượu gây ra. 

Các nghiên cứu về rượu liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú đã bao gồm hàng trăm ngàn phụ nữ. Bằng chứng nhất quán là việc uống rượu, thậm chí là dưới 10–50 g mỗi ngày, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, bằng chứng cho thấy các dấu hiệu rủi ro ban đầu có thể xảy ra, chẳng hạn như bệnh vú lành tính và tăng mật độ vú, có liên quan đến việc uống rượu. Bằng chứng ít mạnh mẽ hơn đối với sự khác biệt dựa trên khu vực địa lý, loại đồ uống, kiểu uống. 

Hầu hết các dữ liệu chỉ ra rằng uống rượu làm tăng nguy cơ mắc khối u tuyến vú ở cả phụ nữ trước và sau mãn kinh. Trên toàn thế giới, số ca tử vong do ung thư vú ở phụ nữ ngày càng tăng. Dữ liệu chỉ ra rằng việc tiêu thụ rượu chủ yếu liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư vú ER + và/hoặc PR +. Tăng tiêu thụ rượu có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư vú. Cách cư xử và lượng tiêu thụ rượu khác nhau có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển ung thư vú.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Alcohol được bào chế dưới nhiều dạng vô cùng đa dạng do Alcohol được sử dụng rộng rãi trong các công thức dược phẩm mỹ phẩm, nó có thể được bào chế dưới dạng dung dịch, hỗn dịch, kem, serum, thành phần trong viên bao phim,...

Trên thị trường hiện nay gồm nhiều loại biệt dược, sản phẩm như dầu gội khô Issy, Dầu gội khô Klorane, Mederma For Kids, Vitara Anti-Melasma Spot Serum, Wortie Liquid...

Hình ảnh các sản phẩm có chứa Alcohol:

Hình ảnh các sản phẩm có chứa Alcohol
Hình ảnh các sản phẩm có chứa Alcohol

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm (Xuất bản năm 2021). Alcol trang 80 - 83, Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
  2. Tác giả: Beata Starek-Świechowicz và cộng sự (Ngày đăng: ngày 30 tháng 10 năm 2022). Alcohol and breast cancer, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
  3. Tác giả: Chuyên gia NIH (Ngày đăng: ngày 21 tháng 10 năm 2021). Alcohol's Effects on the Body, NIH. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
  4. Tác giả: Chuyên gia Medlineplus (Ngày đăng: ngày 21 tháng 10 năm 2021). Alcohol, Medlineplus. Truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2023.
Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Alcohol

Strong Acnes Retinol Gel
Strong Acnes Retinol Gel
Liên hệ
Atopic-Derma Cream 50g
Atopic-Derma Cream 50g
Liên hệ
Mặt Nạ Lột Mụn Lanbena 30g
Mặt Nạ Lột Mụn Lanbena 30g
200.000₫
SkinMD Revi-tox Blue 10ml
SkinMD Revi-tox Blue 10ml
Liên hệ
Innisfree JeJu BiJa Trouble Skin
Innisfree JeJu BiJa Trouble Skin
315.000₫
Lotion dưỡng tóc Thorakao
Lotion dưỡng tóc Thorakao
150.000₫
Biofrost Relief 100ml
Biofrost Relief 100ml
Liên hệ
Biotrade Acnaut Active Cream 30ml
Biotrade Acnaut Active Cream 30ml
Liên hệ
Xịt Gối Ngủ Ngon Good Sleep Mine 30ml
Xịt Gối Ngủ Ngon Good Sleep Mine 30ml
550.000₫
DottorPrimo Scargel Plus
DottorPrimo Scargel Plus
Liên hệ
Bọt vệ sinh phụ nữ Hyalosan Wash Foam
Bọt vệ sinh phụ nữ Hyalosan Wash Foam
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633