Acid hyaluronic
243 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Acid hyaluronic là một hoạt chất khá quen thuộc ở những sản phẩm làm đẹp cho da bởi khả năng chống lão hóa cùng dưỡng ẩm rất hiệu quả. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi tới quý bạn đọc các thông tin về hoạt chất Acid hyaluronic.
1 Acid hyaluronic là gì?
Tên chung quốc tế: Acid hyaluronic.
Công thức hoá học: (C14H21NO11)n.
Acid hyaluronic có tên khác là hyaluronan dưới dạng chất nhầy trong suốt sản sinh tự nhiên trong cơ thể con người. Trong da, mô liên kết và mắt là hai nơi chứa hàm lượng Acid hyaluronic nhiều nhất của cơ thể. Giữ nước là vai trò chính của Acid hyaluronic, giúp cho các mô của cơ thể được ẩm ướt và bôi trơn tốt. Acid hyaluronic có nhiều cách sử dụng dưới nhiều dạng bào chế trong serum bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt và thuốc tiêm.
2 Phân loại Acid hyaluronic
Acid hyaluronic phân ba dạng và với mỗi dạng có tính chất có nét riêng biệt:
Acid hyaluronic thủy phân | Là dạng acid hyaluronic lớn nhất nhưng đủ có thể thâm nhập vào da, giúp cung cấp độ ẩm cho da. Đây là dạng Acid hyaluronic tốt cho người có da dầu |
Sodium acetylated hyaluronate | Là dạng Acid hyaluronic nhỏ nhất và có khả năng thẩm thấu sâu vào dưới lớp da biểu bì, phù hợp đối với làn da khô, thô ráp và kéo dài hiệu quả trên da |
Sodium hyaluronate hay natri Hyaluronate | Là một dạng Acid hyaluronic hòa tan trong nước hoàn toàn tự nhiên. Loại Acid hyaluronic có khả năng đi sâu vào da hơn và mang lại kết quả tốt. Đây là dạng Acid hyaluronic phù hợp với những người da thường và chỉ muốn duy trì độ ẩm cho da |
3 Dược lý và cơ chế tác dụng
Acid hyaluronic khi đi vào môi trường nước của da, nó sẽ khuếch tán và gia tăng trọng lượng tới 500-1000 lần trọng lượng của mình rồi hoạt động như một miếng mút hút ẩm từ môi trường bên ngoài và từ các tầng da bên dưới lên trên bề mặt da, giúp bề mặt da trở nên căng mọng, ngậm nước. Hay nói cách khác, Acid hyaluronic chính là hoạt chất có thể làm chậm tốc độ bay hơi nước ra khỏi bề mặt da mà bạn có thể áp dụng vào chu trình dưỡng da hằng ngày bằng cách ngăn ngừa tình trạng mất nước qua biểu bì (lượng nước bốc hơi khỏi da). Chính vì vậy, tinh chất Acid hyaluronic hoạt động như một chất giữ ẩm và giữ các phân tử nước trên bề mặt da của bạn, từ đó đem lại cho bạn làn da khỏe và ngậm nước.
4 Công dụng
Acid hyaluronic có sẵn trong cơ thể và được cơ thể tổng hợp tự nhiên cho nên công dụng của nó cũng được thể hiện khá nhiều như sau:
Tác dụng cho da | Dưỡng ẩm | Giữ lại độ ẩm tối ưu hơn bất cứ thành phần tự nhiên hay polymer nhân tạo nào. Thực tế thì 1 gram của Hyaluronic Acid có khả năng giữ đến 6l nước. Chính vì thế, giúp giữ nước cho làn da, cải thiện độ ẩm cũng như giữ cho các sợi Collagen săn chắc, dẻo dai |
Nâng tone da và làm da mịn | Làm giảm và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm đồi mồi. Nó làm giảm sự tạo thành hắc tố melanin, giúp làn da ngày càng sáng khỏe hơn. | |
Tăng sức đề kháng cho hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh | Cải thiện độ ẩm tối ưu cho làn da của bạn. Khi da đủ độ ẩm, hàng rào bảo vệ da tự nhiên hay lớp ngoài cùng trên da sẽ trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn. | |
Cải thiện tình trạng mụn | Hoạt chất Acid Hyaluronic giúp ích cho làn da nhiều mụn theo 2 cơ chế: Với làn da dầu có tuyến bã nhờn hoạt động quá tải làm lỗ chân lông bít tắc gây mụn: Acid Hyaluronic sẽ giúp lớp biểu bì của da có độ ẩm tốt hơn nên lỗ chân lông cũng hạn chế tiết bã nhờn, giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị mụn. Khi trị mụn bằng sản phẩm trị liệu chuyên biệt thường sẽ có benzoyl peroxide hoặc acid salicylic gây da khô tróc thì Acid Hyaluronic giúp giữ lại được độ ẩm cần thiết cho da. | |
Ngăn ngừa lão hóa | Da mất nước, thiếu dộ ẩm sẽ càng nhanh bị lão hoá chính vì vậy bổ sung Acid Hyaluronic luôn giữ ẩm và cho làn da độ ẩm hợp lý từ đó quá trình lão hoá cũng đến muộn hơn. | |
Làm dịu da | Giảm tình trạng da kích ứng, giảm sưng tấy cho mọi tác nhân gây ra cho da. | |
Một số tác dụng hệ cơ quan khác | Thị lực | Giảm khô mắt và cải thiện thị lực Tại mắt, chứa hàm lượng Acid Hyaluronic nhiều hàng đầu trong cơ thể nên đôi mắt luôn được giữ ẩm ngăn ngừa khô mắt gây ra nhiều bệnh về thị giác. |
Xương khớp | Cải thiện mật độ xương và giảm đau xương khớp Acid Hyaluronic tạo màng lưới bảo vệ xung quanh các tế bào mô liên kết giúp chúng cứng hơn. Bôi trơn các mô khớp, ngăn chặn các chất lỏng bị vỡ, làm tăng dộ nhớt và độ đàn hồi cho các mô khớp. Loại bỏ các chất thải có tính axit phát sinh từ sự phá hủy của sụn do đó Acid Hyaluronic giúp giảm đau khớp. |
5 Chống chỉ định
Mẫn cảm với Acid hyaluronic.
6 Liều dùng và cách dùng
Acid hyaluronic bổ sung tự nhiên qua chế độ ăn uống hợp lý qua nguồn thực phẩm: Đậu nành, nho đỏ, cam quýt, Mâm Xôi,… Ngoài ra, thực phẩm giàu Magie nên bổ sung kèm theo vì để tổng hợp Acid hyaluronic cần có Magie: Bơ, măng tây, rau diếp, khoai tây, hạt lạc, bông cải xanh, rau bina, cà rốt...
Acid hyaluronic chủ yếu xuất hiện ở mỹ phẩm làm đẹp cho da. Để sử dụng hiệu quả cần lưu ý như sau:
- Dùng khi da còn ẩm.
- Nên dùng HA đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Sau khi dùng Acid hyaluronic, chúng ta nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm hoặc sản phẩm khác chứa thành phần khóa ẩm, nhằm “khóa chặt” lớp màng ẩm của da, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Thuốc Mizain White giúp hỗ trợ làm sáng da, ngừa lão hóa da
7 Tác dụng không mong muốn
Vì Acid hyaluronic là chất cơ thể tổng hợp được nên trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng Acid hyaluronic chưa được báo cáo cho nên hoạt chất này được cho là an toàn, lành tính.
8 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về sự tương tác của Acid hyaluronic với những thuốc, hoạt chất khác.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc RectroCare thuyên giảm triệu chứng bệnh trĩ.
9 Thận trọng
Acid hyaluronic sử dụng được cho mọi loại da, tuy nhiên một số chế phẩm có chứa các chất có thể gây kích ứng cho da nên chỉ dùng theo khuyến cáo, không được lạm dụng dùng để có hiệu quả nhanh.
Khi dùng lượng lớn Acid hyaluronic có thể gây viêm nhiễm cho da.
Tuyệt đối không dùng acid hyaluronic khi da bạn đang quá khô vì sẽ không đạt hiệu quả sử dụng.
Chưa có báo cáo sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
10 Các dạng bào chế phổ biến
Acid hyaluronic được chiết xuất và bào chế dưới dạng nhiều chế phẩm như thuốc tiêm, thuốc uống, sản phẩm dùng ngoài da dạng Dung dịch, kem, gel,... Sau đây là một số sản phẩm chứa hoạt chất Acid hyaluronic có tại Trung tâm thuốc Central Pharmacy:
11 Tài liệu tham khảo
1. Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 16 tháng 04 năm 2023. Hyaluronic acid tetrasaccharide, PubChem. Truy cập ngày 21 tháng 04 năm 2023.
2. Hélder Pereira, cập nhập năm 2018. Hyaluronic Acid, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 04 năm 2023.