Acid Benzoic

35 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Acid Benzoic

1 Acid Benzoic là gì?

Tên chung quốc tế: Acid benzoic.

Công thức hoá học: C7H6O2 (hoặc C6H5COOH).

Acid benzoic là một chất rắn tinh thể không màu và là dạng axit cacboxylic thơm đơn giản nhất. Tên của nó được lấy theo gum benzoin, là một nguồn để điều chế acid benzoic. Acid yếu này và các muối của nó được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Đây là một chất ban đầu quan trọng để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác. Các muối và este của acid benzoic được gọi là benzoat.

Acid Benzoic đã được phát hiện vào thế kỷ XVI. Việc chưng cất khô gum benzoin đã được Nostradamus mô tả lần đầu tiên vào năm 1556, và sau đó là Alexius Pedemontanus vào năm 1560 và Blaise de Vigenère vào năm 1596.

Justus von Liebig và Friedrich Wöhler đã xác định cấu trúc của acid benzoic vào năm 1832. Họ cũng đã nghiên cứu quan hệ giữa acid hippuric và acid benzoic.

Năm 1875, Salkowski đã phát hiện ra khả năng kháng nấm của acid benzoic, do đó nó đã được sử dụng làm bảo quản các trái cây có chứa benzoat.

Hình 1: Nostradamus - người tìm ra hoạt chất Acid Benzoic

2 Đặc tính

Encyclopedia Britannica mô tả axit benzoic là một hợp chất hữu cơ không màu. Nó được phân loại là một axit cacboxylic, có nghĩa là nó được tạo thành từ một carbon liên kết với một nguyên tử oxy và một nhóm hydroxyl (-OH). Nó có tính axit yếu, với độ pH 2,8. Trong điều kiện bình thường, nó có vẻ ngoài trắng mịn, thực sự bao gồm các tinh thể dạng kim.

Acid Benzoic là hợp chất có công dụng kháng nấm, liên hợp với Glycin tại gan và bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa là acid hippuric. Muối của Acid Benzoic là Natri Benzoat được sử dụng trong điều trị rối loạn chu trình ure do khả năng liên kết với acid amin, từ đó làm tăng bài tiết acid amin và giảm nồng độ amoniac máu. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy natri benzoate có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ sung ở người bệnh tâm thần phân liệt.

Trong y học, Acid Benzoic được bào chế dưới dạng bôi tại chỗ phối hợp với Acid salicylic trong điều trị bệnh nấm ngoài da (đặc biệt là nấm chân và nấm thân), kích ứng da, viêm da do bỏng, côn trùng cắn.

Độ acid/kiềm: dung dịch bão hòa trong nước ở 25°C có pH 2,8. Hoạt tính kháng khuẩn: chỉ có ở acid không phân ly và lệ thuộc ph môi trường (tối đa ở pH 4,5; không có tác dụng ở pH trên 5,0). Tác dụng kìm khuẩn với phần lớn vi khuẩn gram dương; MIC 100ug/ml. Với vi khuẩn gram âm, MIC lên tới 1600ug/ml. Với nấm men, MIC là khoảng 1.200ug/ml. 

Không có tác dụng trên bào tử. 

Điểm chảy: 122°C (thăng hoa từ 100°C). 

Hằng số phân ly: pK = 5,54 trong methanol 60%. 

Hàm ẩm: 0,170,42%. 

Độ hòa tan: 

Dung môiĐộ hòa tan
Aceton 1/2,3 
Benzen 1/9,4 
Cloroform 1/4,5 
Ethanol 1/2,2 
Ethanol 76% 1/3,72 
Ether 1/3 
Toluen 1/11 
Nước 1/300 

3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển

Thử nghiệmJPPhEur USP 
Định tính +++
Đặc tính ++-
Nhiệt độ đông đặc 121-124°C 121-124°C121-124°C 
Hàm ẩm < 0,5% -< 0,7% 
Cắn sau khi nung ≤ 0,05% -0,05% 
Tro sulfat -≤ 0,1% -
Chất carbon hóa được +++
Chất oxy hóa được +++
Kim loại nặng ≤ 20ppm≤ 10ppm ≤ 0,001% 
Hợp chất halogen hoá, halid +≤ 300ppm -
Hình thức dung dịch -+-
Định lượng 99,0-100,5% 99,0-100,5% 99,5-100,5% 

4 Công dụng và chỉ định

4.1 Công dụng của Acid Benzoic

Người ta sử dụng Acid Benzoic như một chất phụ gia thực phẩm cho các sản phẩm như: tương ớt, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường, sữ lên men, nước trái cây, bánh kẹo,...

Chất này còn được dùng như một chất bảo quản, ngăn ngừa nấm mốc, chống lại các sinh vật gây hư hại. 

Chúng còn được dùng cho các dòng mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe với tác dụng chính là dưỡng ẩm.

Trong y tế, Acid Benzoic là một thành phần quan trọng của thuốc mỡ Whitfield, hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Đây cũng là thành phần chính của hai loại thuốc Friar's balsam và benzoic.

Sử dụngNồng độ
Tiêm IM hay IV 0,17 
Dung dịch uống 0,01 - 0,1 
Hỗn dịch uống0,1 
Siro 0,15 
Chế phẩm dùng tại chỗ0,1 - 0,2 
Chế phẩm dùng cho âm đạo 0,1 - 0,2 

4.2 Chỉ định của Acid Benzoic

Trong dược phẩm, Acid Benzoic được chỉ định cho các trường hợp:

  • Điều trị kích ứng da và viêm do bỏng.
  • Điều trị chứng tăng urê huyết ở những bệnh nhân bị rối loạn chu trình urê.
  • Nhiễm nấm, bệnh hắc lào.
Hình 2: Acid Benzoic có tác dụng gì?

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với Acid Benzoic.

6 Liều dùng và cách dùng

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và FDA, liều lượng benzoate cho phép trong thực phẩm là 1.000 mg/kg thực phẩm.

Tuy vào chế phẩm cũng như nhu cầu sử dụng Acid Benzoic nên sử dụng theo khuyến cáo của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

==>> Xem thêm về hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Inti Feme - Dung dịch vệ sinh phụ nữ cao cấp của Ý.

7 Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng Acid Benzoic cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như:

  • Phản ứng dị ứng: Tỷ lệ gặp rất hiếm với các triệu chứng gồm khó thở, phát ban, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng;
  • Kích ứng da, bỏng rát da.

8 Tương tác thuốc

Acid Benzoic gây ra một số tương tác và làm giảm tác dụng của một số thuốc dùng kèm như sau: Acid Succunic, L – Citrulline, Oseltamivir, Pravastatin, Cefotiam, Tenofovir disoproxil, Indomethacin, Piperacillin, Aminohippuric Acid.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: [CHÍNH HÃNG] Kem bôi MyleuGyne 1% Creme điều trị nấm âm đạo.

9 Thận trọng khi sử dụng 

Đối với các chế phẩm thuốc bôi ngoài da có chứa Benzoic Acid, người bệnh cần tuân thủ liều dùng và hướng dẫn theo chỉ định của chuyên gia y tế. Liều thuốc khuyến cáo là bôi 2 lần/ngày, người bệnh cần lưu ý không dùng thuốc với liều lớn hơn hoặc kéo dài thời gian điều trị so với chỉ định.

Không sử dụng thuốc chứa Acid Benzoic bằng đường uống, không sử dụng thuốc trên vết thương hở, da bị cháy nắng, khô hoặc da bị kích ứng. Trong trường hợp thuốc dính vào mắt, miệng, mũi, người bệnh cần rửa sạch lại bằng nước.

Rửa sạch nhẹ nhàng vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý trước khi điều trị bằng thuốc có chứa Benzoic Acid. Lượng thuốc sử dụng vừa đủ, massage nhẹ nhàng vùng da bôi thuốc để giúp thuốc được hấp thu tốt hơn.

Người bệnh cần lưu ý không băng kín vùng da bôi thuốc; giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Không để đầu thuốc tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào vì có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào thuốc, làm giảm chất lượng thuốc.

Người bệnh nên ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị trong trường hợp triệu chứng bệnh không cải thiện sau 7 ngày điều trị.

10 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dung dịch nước 0,1% w/v của acid benzoic đựng trong chai PVC ổn định trong 8 tuần ở nhiệt độ bình thường. Dung dịch acid benzoic có thể được tiệt trùng bằng hấp hay lọc. 

Khi cho acid benzoic vào một hỗn dịch, anion benzoat hấp thụ vào hạt tiểu phân treo, ảnh hưởng đến điện tích bề mặt và làm mất ổn định hỗn dịch. 

Acid benzoic phải được bảo quản trong bình kín, để nơi khô, mát. 

11 Tương kỵ

Có các phản ứng điển hình của acid hữu cơ như với chất kiềm hay kim loại nặng. 

Tương tác với kaolin có thể làm giảm tác dụng bảo quản. 

12 Tính an toàn

Khi uống Acid Benzoic, chất này kết hợp với glycin tại gan, tạo ra Acid Hippuric, bài tiết theo nước tiểu. Vì vậy, cần thận trọng khi cho người bị bệnh gan mạn tính uống Acid Benzoic. Acid Benzoic kích ứng niêm mạc dạ dày và các niêm mạc khác, da (đã có báo cáo gây ban da). 

WHO cho ADI tới 5mg/kg. 

LDs (chó, uống): 2g/kg. 

LD. (chuột, uống): 2,53g/kg. 

13 Các chất liên quan

Natri benzoat. 

14 Tài liệu tham khảo

1. Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 16 tháng 04 năm 2023. 2-Aminoacetic acid;benzenesulfonic acid;benzoic acid;2,5-dimethylbenzoic acid;3-phenylprop-2-ynoic acid;4,4,8,8-tetrafluoroadamantane-1,3-dicarboxylic acid, PubChem. Truy cập ngày 19 tháng 04 năm 2023.

2. Neumüller O-A (1988). Römpps Chemie-Lexikon (ấn bản 6). Stuttgart: Frankh'sche Verlagshandlung.

3. Liebig J, Wöhler F (1832). “Untersuchungen über das Radikal der Benzoesäure”. Annalen der Chemie. 3: 249–282.

4. Salkowski E (1875). Berl Klin Wochenschr. 12: 297–298.

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Acid Benzoic

Thien An Eva Pro
Thien An Eva Pro
Liên hệ
Hair-vit HealthAid
Hair-vit HealthAid
Liên hệ
Papulex Oil Free Cream
Papulex Oil Free Cream
425.000₫
Hyalosan Lubricant Gel
Hyalosan Lubricant Gel
Liên hệ
Xịt họng Ong nâu Propolis Spray
Xịt họng Ong nâu Propolis Spray
Liên hệ
Wellman Original
Wellman Original
Liên hệ
Xà phòng Atids
Xà phòng Atids
120.000₫
Tắm Gội Thảo Dược Trẻ Em 4 In 1 Bebiss
Tắm Gội Thảo Dược Trẻ Em 4 In 1 Bebiss
170.000₫
Skinoren Cream
Skinoren Cream
400.000₫
Floracy Intimate Wash
Floracy Intimate Wash
250.000₫
MyleuGyne 1% Creme
MyleuGyne 1% Creme
325.000₫
Kulscar Gel
Kulscar Gel
Liên hệ

SO SÁNH SẢN PHẨM CÙNG HOẠT CHẤT

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633