Acetyl-DL-Leucine (Acetylleucine)
24 sản phẩm
Dược sĩ Cẩm Loan Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Acetyl-DL-Leucine được biết đến là thuốc hướng tâm thần được sử dụng trong điều trị tình trạng bị chóng mặt kích thích hay các trạng thái chóng mặt nào. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi tới quý bạn đọc các thông tin về hoạt chất Acetyl-DL-Leucine.
Tên chung quốc tế: Acetylleucine
Biệt dược thường gặp: Tanganil, Vintanil
Mã ATC: N07CA04
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 500mg Acetyl-DL-Leucine; Dung dịch tiêm 500mg/5ml Acetyl-DL-Leucine.
1 Acetyl-DL-Leucine là gì?
Acetyl-DL-Leucine là thuốc hướng tâm thần. Acetyl-DL-Leucine là một dẫn xuất của leucine và một axit N-acetyl-amino. Được sử dụng để điều trị mất cân bằng liên quan đến tiền đình và chóng mặt.
2 Acetyl-DL-Leucine cơ chế tác dụng
2.1 Dược lực học
Chưa có thông tin rõ ràng liên quan đến cơ chế dược lực học của thuốc.
Thuốc trị chóng mặt Acetyl-DL-Leucine chưa rõ cơ chế hoạt động.
2.2 Dược động học
Sau khi uống vào cơ thể, Acetyl-DL-Leucine sẽ đạt một nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng thời gian là 2 tiếng.
Đường tiêm: Sau khi tiêm 1g qua đường tĩnh mạch, chúng ta quan sát thấy động học hai pha với một giai đoạn phân phổi rất nhanh (thời gian bán hủy trung bình 0.11 giờ) và một kỳ đào thải nhanh (thời gian bán hủy trung bình 1.08 giờ).
3 Acetyl-dl-leucine có tác dụng gì? Chỉ định
Acetyl-DL-Leucine có tác dụng điều trị chứng chóng mặt, được chỉ định để điều trị trong các trường hợp như:
- Các trường hợp bị chóng mặt với những dấu hiệu như: mất cân bằng, đi đứng khó khăn bị loạng choạng không được vững, hoa mắt, ù tai có kèm theo cả buồn nôn, nôn,...
- Tình trạng chóng mặt ở bất cứ trạng thái nào, chóng mặt do kích thích, do tăng huyết áp xơ vữa động mạch, do ngộ độc, do thuốc,....
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Acetyl-DL-Leucine cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân bị dị ứng hay quá mẫn với thành phần Acetyl-DL-Leucine.
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
5 Liều dùng và cách dùng
5.1 Cách dùng
Dùng bằng đường uống, nên dùng vào những bữa ăn hoặc đường tiêm.
5.2 Liều dùng
Dạng viên nén 500mg (người lớn): Uống 1,5 - 2g/ ngày (3 - 4 viên/ngày), chia làm 2 - 3 lần/ngày. Thời gian sử dụng để điều trị từ 10 ngày tới 5 - 6 tuần. Nếu cần có thể tăng lên đến 3 - 4g/ ngày (6 - 8 viên/ngày), chia làm 2 - 3 lần/ngày.
Thuốc dạng tiêm (500mg/5ml): Tiêm tĩnh mạch 2 ống/ngày, có thể lên đến 4 ống/ngày nếu cần, thời gian điều trị tùy theo diễn biến lâm sàng.
6 Tác dụng không mong muốn
Thuốc Acetyl-DL-Leucine có thể gây ra khó chịu ở một số người.
Phản ứng da như phát ban (đôi khi kết hợp với ngứa), nổi mề đay nhưng rất hiếm khi quan sát thấy.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
7 Tương tác thuốc
Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra với nhiều loại thuốc, cần phải thông báo cho bác sĩ biết thuốc đang điều trị.
8 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
9 Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi sử dụng thuốc Acetyl-DL-Leucine đối với bệnh nhân quá mẫn cảm hay dị ứng với thuốc.
Không được sử dụng quá liều đã được chỉ định.
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tuy nhiên, thận trọng được khuyên liên quan đến bệnh được điều trị (cơn chóng mặt).
10 Thời kỳ mang thai và cho con bú
Phụ nữ đang mang thai: Do thiếu dữ liệu lâm sàng trên người và động vật, thận trọng không dùng Acetyl-DL-Leucine cho phụ nữ có thai.
Bà mẹ đang cho con bú: Do thiếu dữ liệu lâm sàng trên người và động vật, thận trọng không dùng Acetyl-DL-Leucine ở phụ nữ đang cho con bú.
11 Quá liều và cách xử trí
Quá liều: Hiếm khi xảy ra trường hợp quá liều.
Cách xử lý: Điều trị hỗ trợ triệu chứng khi xảy ra quá liều. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
12 Quên liều và cách xử trí
Nếu quên uống một liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên uống và uống liều tiếp theo như lịch bình thường. Không uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
13 Tài liệu tham khảo
1. Chuyên gia Pubchem. Acetyl-DL-Leucine, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 06 năm 2023.