Ho hen TW3
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Trung Ương 3, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 |
Số đăng ký | V246-H12-13 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai x 75 ml, Hộp 1 chai 125 ml, Hộp 1 chai 150 ml |
Dược liệu | Cam Thảo Bắc (Glycyrrhiza spp. Fabaceae), Quế, Hạnh Nhân, Ma Hoàng (Ephedra sinica Stapf.) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | me1208 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ho |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi 100ml thuốc Ho hen TW3 chứa:
- Ma Hoàng (Herba Ephedrae): 26,67 g
- Quế chi (Ramulus Cinnamomi): 20,00 g
- Khổ Hạnh Nhân (Semen Armeniacae Amarum): 26,67 g
- Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae): 15,35 g
- Tá dược vừa đủ 100ml
Dạng bào chế: Siro.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ho hen TW3
Siro Ho hen TW3 có công năng tán hàn giải biểu, thông khí phế, bình suyễn được chỉ định cho:
- Ho lâu ngày không khỏi.
- Ngăn ngừa các cơn hen phế quản tái phát.[1]
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thực phẩm chức năng: [CHÍNH HÃNG] Siro PQA Ho Hen - Phòng và điều trị ho, hen phế quản

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ho hen TW3
3.1 Liều dùng
Sử dụng ngày 2 lần theo liều:
- Trẻ từ 2 đến dưới 3 tuổi: 1/2 đến 1 thìa cà phê (tương đương 2,5 – 5 ml) mỗi lần
- Trẻ từ 3 đến dưới 6 tuổi: 1 thìa cà phê (5 ml) mỗi lần
- Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: mỗi lần dùng 2 thìa cà phê (10 ml) mỗi lần
- Người từ 12 tuổi trở lên: mỗi lần dùng 3 thìa cà phê (15 ml) mỗi lần
Mỗi đợt điều trị nên kéo dài từ 8 đến 10 tuần.
3.2 Cách dùng
Ho hen TW3 được dùng bằng đường uống vào thời điểm cách xa bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Ho hen TW3.
Người suy tâm.
Người tiểu đường.
Người bị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Trẻ dưới 2 tuổi.
Người cao huyết áp.
==>> Tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ho Trung Ương 1 trị ho và các bệnh lý gây ho tốt
5 Tác dụng phụ
Chưa ghi nhận báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Ho hen TW3. Tuy nhiên nếu có biểu hiện bất thường, ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.
6 Tương tác thuốc
Chưa ghi nhận báo cáo về tương tác thuốc của Ho hen TW3. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chung với sản phẩm khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Ngưng dùng Ho hen TW3 và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có dấu hiệu các biểu hiện bất thường như ngứa, mẩn đỏ…
Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Không dùng Ho hen TW3 khi có dấu hiệu hư hỏng như mốc, biến màu.
Nên sử dụng mỗi đợt từ 8-10 tuần.
Để xa tầm tay của trẻ em.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Ho hen TW3 cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Nếu xảy ra biểu hiện bất thường khi uống quá liều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
7.4 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Ho hen TW3 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau:
- Thuốc hen Phúc Hưng 250ml chứa các dược liệu như Ma Hoàng, Tế Tân, Bán Hạ, Cam Thảo…tác dụng điều trị và phòng ngừa hen phế quản, điều trị viêm phế quản.
- Thuốc Bạch Long Thủy chứa các dược liệu như Bách Bộ, Xuyên Bối Mẫu, thiên môn đông,...được chỉ định dùng trong ho gió, ho khan, ho có đờm, hen, viêm họng, viêm phế quản.
9 Cơ chế tác dụng
Ma hoàng: Ma hoàng là dược liệu cổ truyền có tác dụng phát tán phong hàn, bình suyễn, chỉ ho, tiêu đờm. Thường được dùng trong các bài thuốc trị cảm mạo, ho hen, viêm phế quản. Thành phần chứa ephedrine, có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm, giúp giãn phế quản, hạ huyết áp, chống viêm và giảm ho.
Quế chi: Quế chi có tác dụng phát tán phong hàn, điều hòa khí huyết, giảm đau, an thần. Thường được dùng trong các bài thuốc trị cảm lạnh, đau nhức, mệt mỏi. Theo nghiên cứu hiện đại, quế chi chứa hơn 160 hợp chất như terpenoid, phenylpropanoid, glycoside… có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết, kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch.[2]
Khổ hạnh nhân: Theo y học cổ truyền, Khổ hạnh nhân có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, nhuận tràng. Thường được dùng trong các bài thuốc trị ho lâu ngày, táo bón, viêm phế quản.
Cam thảo: Cam thảo có nguồn gốc từ rễ khô của các loài Glycyrrhiza uralensis, G. glabra và G. inflata, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để làm dịu ho, bảo vệ dạ dày và điều hòa khí huyết. Nhờ chứa triterpenoid Saponin và Flavonoid, dược liệu này có khả năng hỗ trợ phục hồi chức năng gan, chống viêm đường hô hấp và làm giảm triệu chứng do rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cam thảo còn tham gia vào việc làm dịu căng thẳng thần kinh, hạn chế tổn thương do oxy hóa, kháng khuẩn.[3]
10 Thuốc Ho hen TW3 giá bao nhiêu?
Thuốc Ho hen TW3 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Ho hen TW3 mua ở đâu?
Bạn có thể mua trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Ho hen TW3 được bào chế từ các dược liệu cổ truyền được dùng trong điều trị ho và hen từ lâu.
- Ho hen TW3 do Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 sản xuất với dây chuyền đạt chuẩn GMP do Bộ Y Tế chứng nhận, đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
- Dạng siro của thuốc dễ uống, đặc biệt phù hợp cho trẻ em và người khó nuốt viên.
- Ho hen TW3 giúp làm dịu đường hô hấp, giảm kích ứng, hỗ trợ thở dễ dàng hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
13 Nhược điểm
- Ho hen TW3 không thích hợp dùng cho người tiểu đường và thời gian điều trị khá dài 8-10 tuần.
Tổng 5 hình ảnh





Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Zhang C, Fan L, Fan S, Wang J, Luo T, Tang Y, Chen Z, Yu L, (Ngày đăng: Ngày 25 tháng 9 năm 2019), Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2025
- ^ Gao X, Wang W, Wei S, Li W, (Ngày đăng: Tháng 11 năm 2009), [Review of pharmacological effects of Glycyrrhiza radix and its bioactive compounds], Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2025