Hapacol Sủi
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Số đăng ký | VD-20571-14 |
Dạng bào chế | Viên nén sủi bọt |
Quy cách đóng gói | Hộp 4 vỉ x 4 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | d21673 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 11257 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Hapacol Sủi được biết đến rộng rãi với tác dụng điều trị bệnh cảm cúm, đau, sốt. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi tới quý bạn đọc chi tiết về thuốc Hapacol sủi.
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc Hapacol Sủi có thành phần chính bao gồm:
- Paracetamol có hàm lượng 500 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén sủi bọt.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hapacol Sủi
2.1 Tác dụng của thuốc Hapacol Sủi
Paracetamol còn gọi là Acetaminophen, là thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAIDs. Nhưng tác dụng chống viêm của paracetamol rất yếu, thay vào đó tác dụng giảm đau, hạ sốt rất tốt và ít tác dụng phụ. Cơ chế tác dụng của acetaminophen chưa thực sự được hiểu đầy đủ. Có một vài giả thuyết cho rằng, hoạt chất này có khả năng làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể con người bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase. Đây là enzym có liên quan đến việc tổng hợp protaglandin (PG). PG lại chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra cảm giác đau của cơ thể.
Acetaminophen có tác dụng hạ sốt là do tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi từ đó dẫn đến giãn mạch ngoại vi, hạ sốt.
2.2 Chỉ định của thuốc Hapacol Sủi
Hapacol Sủi là thuốc gì?
Thuốc Hapacol Sủi chứa Paracetamol giúp làm giảm cơn đau trong các trường hợp:
- Hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân mắc các bệnh đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau nhức do cảm sốt, đau răng (có thể do sâu răng hoặc sau khổ răng), đau họng, đau trong viêm xương khớp hoặc đau sau tiêm ngừa.
- Cải thiện tình trạng nóng sốt cho bệnh nhân bị cảm hoặc bị những bệnh gây sốt khác.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Dinalvic VPC - thuốc giảm cơn đau nhẹ đến trung bình.
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Hapacol Sủi
3.1 Liều dùng của thuốc Hapacol Sủi
Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị sốt, đau vừa và nhẹ: Mỗi ngày có thể uống nhiều lần, mỗi lần uống 1 viên. Uống tối đa 8 viên/ngày; thời gian giữa 2 lần uống phải cách nhau ít nhất 4 giờ.
Liều dùng dành cho người lớn bị đau nhiều: Mỗi ngày có thể uống nhiều lần, mỗi lần uống 2 viên. Uống tối đa 8 viên/ngày; thời gian giữa 2 lần uống phải cách nhau ít nhất 4 giờ.
3.2 Cách dùng thuốc Hapacol Sủi hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên sủi nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
Hapacol sủi pha bao nhiêu nước? Hòa tan cả viên thuốc trong một cốc nước, lượng nước tùy ý, đợi đến hết sủi bọt mới được uống. Phải uống hết thuốc trong 1 lần pha, không để thừa cho lần dùng sau.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Efferalgan Codeine: công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Hapacol sủi cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.
Tác dụng không mong muốn ít gặp:
- Hệ tiêu hóa: Khó chịu, nôn nao, nôn mửa.
- Hệ tuần hoàn: Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, giảm số lượng bạch cầu trung tính.
- Hệ tiết niệu: Gây ra các bệnh về thận, suy giảm chức năng thận, gây độc thận.
- Hệ nội tiết: Da nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban.
Tác dụng không mong muốn hiếm gặp:
- Hệ miễn dịch: Có thể xuất hiện phản ứng quá mẫn.
- Hệ tiêu hóa: Khi sử dụng Hapacol sủi liều cao, kéo dài, có thể gây hoại tử tế bào gan dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những triệu chứng bất thường xảy ra trong quá trình dùng thuốc sớm nhất có thể để tránh trường hợp xấu xảy ra.
6 Tương tác
Thuốc Hapacol sủi được sử dụng đường uống nên trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Hapacol sủi với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:
- Thuốc chống đông máu dẫn xuất Coumarin (Warfarin, Phenprocoumon...) và dẫn xuất Indandion (Phenyl Indandion, Clophen Indion).
- Thuốc chống co giật, điều trị động kinh (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin).
- Thuốc kháng sinh trị lao Isoniazid.
Liệt kê các thuốc đang sử dụng hoặc sử dụng thời gian gần đây cho bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận mức độ nặng, cần điều chỉnh liều phù hợp.
Không nên tiếp tục sử dụng thuốc khi trong thời gian dùng thuốc có xuất hiện triệu chứng mới, sốt cao trên 39,5 độ và kéo dài ít nhất 3 ngày, đau tăng lên và kéo dài quá 5 ngày. Cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tình trạng trên.
Bệnh nhân nên hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng thuốc Hapacol sủi do có thể làm tăng độc tính của paracetamol có trong thành phần thuốc với gan.
Thành phần thuốc có chứa muối natri nên cẩn trọng với người kiêng muối.
Sử dụng đúng và đủ liều lượng đã được quy định trong hướng dẫn sử dụng hoặc liều do bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định.
7.2 Lưu ý đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú
Chưa xác định được tính an toàn trên phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Do đó, việc sử dụng thuốc phải được sự cho phép của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, không được dùng thuốc đã quá thời hạn ghi trên nhãn.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, tránh trường hợp trẻ đùa nghịch và uống nhầm phải thuốc.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Số đăng ký: VD-20571-14.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 4 vỉ, mỗi vỉ có 4 viên sủi.
9 Thuốc Hapacol Sủi giá bao nhiêu?
Thuốc Hapacol Sủi 500mg giá bao nhiêu? Hiện nay, thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Hapacol Sủi 500mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hapacol Sủi mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Hapacol Sủi mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Hapacol Sủi
12 Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi, đóng thành từng vỉ 4 viên do đó rất thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng và bảo quản thuốc, thời gian bắt đầu của dạng viên sủi cũng thường nhanh hơn khi sử dụng viên uống.
- Là thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, đây là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, với nhà máy được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt theo WHO (GMP-WHO) do đó các sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng trước khi cung cấp ra thị trường.
- Là thuốc được sản xuất trong nước do đó giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các thuốc là biệt dược gốc và tương đối dễ tìm mua trên thị trường.
- Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng paracetamol được đánh giá là có hiệu quả tốt với bệnh nhân đau lưng cấp tính và mãn tính. [1]
- Người ta đã chứng minh rằng acetaminophen khi sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch có tác dụng giảm đau sau phẫu thuật chỉnh hình khớp gối, hạn chế việc bệnh nhân phải sử dụng các thuốc giảm đau nhóm Opioid. [2]
13 Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng Hapacol sủi người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như ban da, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng liều cao, kéo dài có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc trên gan.
- Không sử dụng được cho những người bị thiếu hụt men G6PD.
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Bart Koes 1 2, Marco Schreijenberg 1, Alexander Tkachev (Ngày đăng tháng 9 năm 2020). Paracetamol for low back pain: the state of the research field, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Limin Liang 1, Ying Cai, Aixiang Li, Chuangen Ma (Ngày đăng tháng 11 năm 2017). The efficiency of intravenous acetaminophen for pain control following total knee and hip arthroplasty: A systematic review and meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022