Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang |
Số đăng ký | VD-14657-11 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 5 viên |
Hoạt chất | Ibuprofen, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | d21669 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7296 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) (Hộp 50 viên) được biết đến phổ biến với tác dụng giảm đau, chống viêm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên).
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) có chứa thành phần chính:
- Paracetamol có hàm lượng 325 mg.
- Ibuprofen có hàm lượng 200 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: dạng viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
2.1 Tác dụng của thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
Paracetamol là một dược chất có tính giảm giảm đau, hạ sốt rất hữu hiệu. Thuốc khi vào cơ thể sẽ tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng với người thân nhiệt tăng, hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol giảm đau thông qua việc tác dụng nên thần kinh trung ương, và có tác dụng giảm đau trên toàn cơ thể.
Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt giống Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày nên khá an toàn khi sử dụng.
Ngoài tác dụng giảm đau giống như Paracetamol thì Ibuprofen có có tính chống viêm cực mạnh, thông qua việc ức chế hình thành các tiền chất gây viêm. Sự kết hợp giữa paracetamol và Ibuprofen tạo nên một cơ chế giảm đau, hạ sốt, tiêu sưng rất hiệu quả, an toàn và tránh được hiện tượng quá liều.
2.2 Chỉ định của thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
Công dụng của thuốc Hapacol đau nhức là gì? Giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau cơ, khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu,...
Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, Đau Bụng Kinh, đau nhức cơ quan vận động.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Profen 100mg/10ml hạ sốt, giảm đau cho trẻ em hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
3.1 Liều dùng thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên)
Thuốc hạ sốt Hapacol cho người lớn: uống mỗi lần 1 đến 2 viên, ngày uống 2 đến 3 lần. Không quá 12 viên trong một ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
3.2 Cách dùng thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên nén, nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
Người bệnh uống thuốc sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho người bị mãn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp: thiếu hụt Glucose - 6 - Phosphat Dehydrogenase.
Suy gan, suy thận nặng, loét dạ dày-tá tràng tiến triển, người bệnh hen suyễn, rối loạn chảy máu.
Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aralgicxan (vỉ) - giảm đau, chống viêm xương khớp
5 Tác dụng phụ
Các phản ứng phụ thường gặp ở Ibuprofen: rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt.
Paracetamol đôi khi có gây dị ứng, ban da, nôn, buồn nôn, một vài trường hợp có thể giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có vấn đề xảy ra nên báo với bác sĩ để kịp thời xử lý.
6 Tương tác thuốc
Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
Không nên kết hợp thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid với Hapacol bởi sẽ làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol.
Ibuprofen làm tăng tác dụng phụ của kháng sinh nhóm Quinolon lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng độc tính của Methotrexat và Digoxin.
Dùng chung với thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét dạ dày tá tràng.
Trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ về các thuốc đang sử dụng và tiền sử các bệnh từng mắc để được tư vấn, nhằm tránh các tương tác thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol.
Cần thận trọng khi dùng Ibuprofen đối với người cao tuổi. Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.
Người dùng không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều có thể làm nặng thêm triệu chứng.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Thận trọng khi dùng thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) cho những bà mẹ đang mang thai, cho con bú.
7.3 Người lái xe và vận hành máy móc
Người lái xe và vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc, vì thuốc có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người dùng.
7.4 Bảo quản
Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Cần bảo quản ở nơi dễ lấy, dễ nhớ và tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-14657-11.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 5 viên.
9 Thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) giá bao nhiêu?
Thuốc Hapacol Đau nhức giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Mua thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên) ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Hapacol đau nhức (Hộp 50 viên)
12 Ưu điểm
- Thuốc Hapacol đau nhức được sản xuất dưới dạng viên nén, đóng thành từng vỉ do đó rất thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng và bảo quản thuốc.
- Là thuốc được sản xuất trong nước nên giá thành rẻ hơn so với biệt dược gốc và tương đối dễ tìm mua trên thị trường.
- So với việc sử dụng ibuprofen đơn trị liệu, phối hợp ibuprofen và paracetamol có thể giảm đau nhanh hơn và kéo dài hơn ở bệnh nhân đau thắt lưng cấp với tác dụng và khả năng dung nạp tương tự nhau. [1].
- Nhiều bằng chứng cho thấy việc phối hợp ibuprofen và Acetaminophen được coi là có hiệu quả hơn trong việc làm hạ sốt so với liệu pháp đơn trị liệu. [2].
- Phối hợp paracetamol và ibuprofen tốt hơn trong việc giảm nhu cầu sử dụng morphin toàn phần sau phẫu thuật tạo hình khớp gối toàn phần khi so sánh với việc tiêm paracetamol đơn thuần hoặc tiêm ibuprofen. [3]
13 Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày,..
- Không sử dụng được cho người bị thiếu hụt men G6PD.
- Sử dụng liều cao, kéo dài có thể gây độc cho gan.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Predrag Ostojic , Goran Radunovic , Milica Lazovic , Sanja Tomanovic-Vujadinovic (Ngày đăng tháng 1 năm 2017). Ibuprofen plus paracetamol versus ibuprofen in acute low back pain: a randomized open label multicenter clinical study, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Tiffany Wong 1, Antonia S Stang , Heather Ganshorn , Lisa Hartling , Ian K Maconochie , Anna M Thomsen , David W Johnson (Ngày đăng 30 tháng 10 năm 2013). Combined and alternating paracetamol and ibuprofen therapy for febrile children, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Andri Marulitua Lubis 1, Samuel Maruanaya 2, Aida Rosita Tantri 3, Ludwig Andribert Powantia Pontoh 4, Nadia Nastassia Primananda Putri Shah Ifran (Ngày đăng tháng 12 năm 2021). The Use of Combination Paracetamol and Ibuprofen in Postoperative Pain after Total Knee Arthroplasty, a Randomized Controlled Trial, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022