Grarizine 5mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Gracure, Công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd. |
Công ty đăng ký | Công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd. |
Số đăng ký | VN-21289-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levocetirizine |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | mk416 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Grarizine 5mg là thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của viêm mũi do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả thay đổi thời tiết. Để giúp người dùng hiểu rõ thuốc và dùng đúng, mang lại hiệu quả tốt, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ trình bày rõ hơn về thuốc này ở bài viết bên dưới đây!
1 Thành phần
Trong mỗi viên Grarizine 5mg có chứa:
- Levocetirizine Dihydrochloride với hàm lượng 5mg.
- Tá dược: vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Thuốc Grarizine 5mg là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Thuốc Grarizine 5mg có chứa thành phần chính là Levocetirizine - một hoạt chất thuộc nhóm thuốc chống viêm kháng Histamin. Vì vậy, thuốc được dùng trên người bệnh với hiệu quả điều trị chứng:
- Viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết với các biểu hiện: hắt xì liên tục, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi, ngứa,....
- Mề đay: thường là tự phát, không rõ nguyên căn.
3 Liều lượng và cách dùng Grarizine 5mg
3.1 Liều dùng
- Trẻ > 6 tuổi và người lớn: mỗi ngày uống 1 viên, dùng cho duy nhất 1 lần uống.
- Người suy thận mức trung bình (ClCr trong khoảng 30-49ml/phút): 2 ngày uống 1 viên.
- Người suy thận nặng (ClCr < 30 ml/phút): 3 ngày uống 1 viên.
- Người suy thận giai đoạn cuối (ClCr < 10 ml/phút): không nên dùng thuốc. [1]
3.2 Cách dùng
Thuốc Grarizine 5mg dạng viên nén nên khi sử dụng phải uống cùng với nước và nuốt cả viên, không nên nhai. Thuốc cũng có thể được dùng cùng lúc với các thức ăn.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: Thuốc Rupafin 10mg chống dị ứng: liều dùng, cách dùng, giá bán
4 Chống chỉ định
- Người bệnh từng có phản ứng quá mẫn với một trong số các thành phần: Levocetirizine, Cetirizine, Hydroxyzine, tá dược có trong thuốc.
- Người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối (ClCr < 10 ml/phút).
- Trẻ nhỏ < 6 tuổi.
- Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ.
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Triệu chứng |
Thường gặp | Người bệnh bị đau đầu, miệng khô, luôn cảm thấy buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, người mệt mỏi, ủ rũ,.... |
Ít gặp | Cơ thể suy nhược, có hiện tượng đau vùng bụng. |
Rất hiếm gặp | Thèm ăn, cân nặng tăng nhanh |
Không xác định | Có thể xảy ra ảo giác, xỉu, đau nhức cơ, bí tiểu,.... |
==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Labixten: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng.
6 Tương tác
Theo ghi nhận từ các nghiên cứu, người bệnh sử dụng rượu bia hoặc các thuốc có khả năng gây ức chế thần kinh trung ương khi dùng cùng lúc với thuốc Grarizine 5mg có thể dẫn đến đầu óc thiếu tỉnh táo, kém nhạy bén và làm giảm các chức năng của thần kinh.
7 Lưu ý khi sử dụng
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Chỉ nên lựa chọn dùng thuốc khi đảm bảo đã được bác sĩ kê đơn, hiểu rõ các tác dụng, thành phần thuốc và đọc kỹ các thông tin khác có trong hướng dẫn dùng của thuốc.
- Cân nhắc sử dụng trên một số đối tượng đặc biệt, lợi ích > nguy cơ thì mới có thể dùng được.
- Những người lớn tuổi có thận hoạt động kém, chức năng đã bị suy giảm thì nên điều chỉnh lại liều dùng.
- Người mắc bệnh suy gan vẫn có thể dùng liều như bình thường mà không cần phải hiệu chỉnh.
- Levocetirizine khi sử dụng đồng thời với những đồ uống chứa cồn hoặc các thuốc có tác dụng giảm đau hệ thần kinh trung ương thì sẽ dễ gây nên những tương tác bất lợi cho người dùng, vì vậy cần phải thận trọng hơn khi dùng.
- Nếu người dùng không may uống quá liều so với mức khuyến cáo từ đơn vị sản xuất thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay lập tức.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ đang có thai: cân nhắc lựa chọn giữa nguy hại và những lợi ích khi dùng.
- Phụ nữ cho con bú: thuốc có thể phân bố qua sữa mẹ nên tốt nhất là không dùng thuốc.
7.3 Ảnh hưởng khi lái xe mà vận hành máy móc
Cẩn trọng hơn vì thuốc có thể khiến người dùng cảm thấy buồn ngủ hay nhìn không rõ.
7.4 Bảo quản
Đặt thuốc ở nơi râm mát, tránh nắng và ẩm, nhiệt độ nên đảm bảo luôn < 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
- Tesafu 10mg: Công ty cổ phần dược phẩm Medbolide sản xuất thành công thuốc biệt dược này với công dụng chính là điều trị các chứng viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hay mẩn ngứa. Thuốc có liều dùng khá dễ nhớ nên tiện lợi cho người bệnh. Thuốc đang được bán với giá là 225.000đ/ hộp 30 viên.
- Vezyx 5mg: trong mỗi viên nén cũng có chứa hoạt chất Levocetirizin dihydroclorid hàm lượng 5mg dùng cho những người có triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh mề đay không rõ căn nguyên. Hiện thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú, SĐK VD-28923-18 và giá là 110.000đ/hộp.
Thuốc chỉ được thay thế khi có chỉ định hoặc đơn thuốc từ bác sĩ điều trị.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Thuốc Grarizine 5mg với Levocetirizine Dihydrochloride là hoạt chất chính có trong thuốc, thuộc nhóm chống viêm kháng Histamin thế hệ 3 và được phát triển lên từ thuốc thế hệ 2 là Cetirrizine. Cơ chế của hoạt chất này được công bố như sau: Levocetirizine có thể ức chế quá trình gắn đích của histamin bằng cách cạnh tranh với chúng tại thụ thể H1. Vì vậy, histamin bị hạn chế hoạt động và có thể làm giảm quá trình giải phóng các chất trung gian gây nên tình trạng dị ứng trên những người bệnh có biểu hiện bị viêm mũi dị ứng hay mày đay tự phát. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp tăng lưu lượng máu trong tuần hoàn.
9.2 Dược động học
- Hấp thu: sau khi uống, thuốc có thể được hấp thu rất nhanh chóng tại Đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tốc độ hấp thu của thuốc tại nơi này có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng không làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc hấp thu. Cmax đạt được ở người trưởng thành qua ghi nhận là 270 ng/ml - 308 ng/ml, sau khoảng thời gian là 0.9 tiếng từ lúc uống thuốc.
- Phân bố: Levocetirizine có thể gắn với các protein trong huyết tương lên đến 90% và đạt Vd (Thể tích phân bố thuốc) là 0.4 l/kg cân nặng. Thuốc có thể đi qua được sữa mẹ nên cần chú ý dùng ở người đang cho con bú. Nồng độ thuốc trên hệ thần kinh trung ương là khá thấp.
- Chuyển hóa: hoạt chất này có khả năng chuyển hóa kém nên ít gây nên tương tác với các hoạt chất khác hơn. Thời gian bán thải T1/2 được ghi nhận khoảng trên dưới 7.9 giờ.
- Thải trừ: qua 3 hình thức chính là qua nước tiểu (chiếm khoảng 85.4%), qua phân (chiếm 12.9%) và còn lại là qua thận.
10 Thuốc Grarizine 5mg giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Grarizine 5mg vẫn đang có bán tại nhà thuốc Trung tâm thuốc Central Pharmacy với mức giá tham khảo ghim trên đầu bài viết. Bạn đọc cũng có thể liên hệ nhanh qua số hotline: 1900 888 633 hoặc nhắn tin trực tiếp cho các dược sĩ nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến giá cả, cách sử dụng hay những lưu ý khi cần mua thuốc.
11 Thuốc Grarizine 5mg mua ở đâu?
Thuốc kê đơn Grarizine 5mg có thể tìm mua dễ dàng tại nhà thuốc tư nhân hoặc mua qua hình thức online. Để có thể đảm bảo thuốc uy tín, chính hãng và giá đúng, bạn đọc nên lưu ngay địa chỉ mua thuốc tại nhà thuốc Trung tâm thuốc Central Pharmacy tại: Ngõ 116 Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi cũng có hỗ trợ trực tuyến để người bệnh có thể dễ dàng đặt mua và nhận thuốc nhanh chóng.
12 Ưu điểm
- Hoạt chất Levocetirizine có khả năng cạnh tranh với histamin cao hơn so với hoạt chất Cetirizine do ái lực cao gấp 30 lần và khả năng hoạt chất bị phân ly chậm hơn khỏi thụ thể Histamin H1. [2]
- Thuốc có thể mang lại hiệu quả điều trị nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng do nhiều nguyên nhân và cả bệnh mày đay tự phát.
- Grarizine 5mg được sản xuất bởi Công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd có trụ sở nhà máy tại Ấn Độ và được các cơ quan kiểm định chất lượng khắt khe nên an tâm về chất lượng của viên thuốc.
- Dạng bào chế viên nén khi được uống cùng nước có thể nuốt dễ dàng mà không sợ bị đắng ở cổ họng.
13 Nhược điểm
Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây nên một số phản ứng phụ nên người dùng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến công việc, học tập và sinh hoạt.
Tổng 13 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Xem chi tiết Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp Tại đây
- ^ Tác giả Drugs.com (đăng ngày 3 tháng 10 năm 2023), Levocetirizine Prescribing Information, Drug.com. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2023