1 / 6
fructines 1 E1737

Fructines

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc không kê đơn

0
Đã bán: 30 Còn hàng
Thương hiệuImexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Số đăng kýVD-26858-17
Hoạt chấtNatri Picosulfate
Tá dượcMagnesi stearat, Đường (Đường kính, Đường trắng), Lactose monohydrat
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmtq098
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Quỳnh Biên soạn: Dược sĩ Quỳnh
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Mỗi viên ngậm chứa:

Natri picosulfat 5 mg.

Tá dược: đường trắng, lactose monohydrat, natri benzoat, hydroxypropyl methylcellulose, FD&C yellow 6 powder, talc, magnesi stearat, colloidal anhydrous silica, dầu cam.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fructines

Điều trị táo bón.

Chuẩn bị đại tràng trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật (dùng kết hợp với magnesi citrat).

Thuốc Fructines là điều trị táo bón, chuẩn bị đại tràng trước phẫu thuật
Thuốc Fructines là điều trị táo bón, chuẩn bị đại tràng trước phẫu thuật

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Pruzitin kích thích nhu động ruột

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fructines

3.1 Liều dùng

Điều trị táo bón:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: ngậm 1–2 viên trước khi đi ngủ.

Trẻ em 5–10 tuổi: ngậm 1 viên trước khi đi ngủ.

Không phù hợp để điều trị táo bón cho trẻ dưới 5 tuổi.

Làm sạch ruột để chuẩn bị chụp chiếu hoặc phẫu thuật:

Người lớn và trẻ em trên 9 tuổi: 10 mg picosulfat (kết hợp magnesi citrat) một lần buổi sáng và một lần buổi chiều trước ngày làm thủ thuật.

Trẻ 4–9 tuổi: 10 mg picosulfat (kết hợp magnesi citrat) buổi sáng, 5 mg buổi chiều trước ngày thủ thuật.

Trẻ 2–4 tuổi: 5 mg (kết hợp magnesi citrat) buổi sáng và buổi chiều trước ngày thủ thuật.

Tác dụng thường khởi phát trong vòng 3 giờ sau liều đầu.

Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi trong chỉ định làm sạch ruột.

3.2 Cách dùng

Dùng ngậm trực tiếp.[1]

4 Chống chỉ định

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tắc ruột hoặc bán tắc ruột.

Đau bụng dữ dội hoặc cấp tính kèm sốt (ví dụ viêm ruột thừa), có thể kèm buồn nôn hoặc nôn.

Viêm ruột cấp tính.

Mất nước nặng.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Viên nhuận tràng Ovalax 

5 Tác dụng phụ

Rất thường gặp (ADR >1/10):

Tiêu chảy.

Thường gặp (1/100 ≤ ADR <1/10):

Khó chịu tiêu hóa, đau bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau thắt đại tràng.

Buồn nôn, nôn.

Hạ Kali máu.

Chóng mặt.

Hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR <1/1.000):

Ngoại ban.

Tỷ lệ chưa xác định:

Phản ứng quá mẫn.

Co giật.

Phù mạch, ban da, ngứa.

Xử trí tác dụng phụ:

Bồi phụ nước và điện giải qua truyền dịch tĩnh mạch, điều chỉnh theo kết quả điện giải đồ.

6 Tương tác

  • Thuốc chống loạn nhịp có thể gây xoắn đỉnh: bepridil, sotalol, Amiodaron.
  • Vincamin.
  • Digitalis: hạ kali máu làm tăng độc tính, cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.
  • Corticoid.
  • Thuốc lợi tiểu thải kali.
  • Amphotericin B tiêm tĩnh mạch.
  • Nên tránh phối hợp với các thuốc trên, cân nhắc thay thế bằng thuốc nhuận tràng khác trong thời gian điều trị.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Điều trị táo bón nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn: tăng chất xơ thực vật, uống nhiều nước, tăng cường vận động, phục hồi thói quen đại tiện.

Không sử dụng thuốc kéo dài quá 8–10 ngày để tránh:

"Bệnh do thuốc nhuận tràng" với nguy cơ rối loạn chức năng đại tràng nặng, nhiễm melanin trực tràng và rối loạn nước, điện giải kèm hạ kali máu (hiếm gặp).

"Phụ thuộc thuốc", cần tăng liều và gặp táo bón nặng khi 

Nguy cơ hạ kali máu, nhất là khi phối hợp với thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tim mạch.

Thận trọng ở người cao tuổi, người suy nhược, trẻ nhỏ do nguy cơ mất nước.

Chưa có dữ liệu chứng minh thuốc ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không nên dùng cho phụ nữ có thai do thiếu dữ liệu an toàn.

Phụ nữ cho con bú cần ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng quá liều:

Tiêu chảy, đau bụng, mất nước, rối loạn điện giải, đặc biệt hạ kali máu.

Đã có báo cáo thiếu máu niêm mạc đại tràng khi dùng lâu dài.

Liều cao kéo dài có thể gây tiêu chảy mạn tính, đau bụng, hạ kali máu, cường aldosteron thứ phát, sỏi thận, tổn thương ống thận, kiềm chuyển hóa, nhược cơ do hạ kali máu.

Xử trí:

Giảm hấp thu bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày nếu phát hiện sớm.

Bù nước và điện giải, đặc biệt quan trọng với người già và trẻ em.

7.4 Bảo quản 

Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu sản phẩm Fructines hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:

Sản phẩm Uphatin của UPHACE, Công ty cổ phần Dược phẩm TW25 với thành phần Natri Picosulfate chỉ định dùng trong điều trị táo bón hoặc chuẩn bị cho thăm khám, chụp phẫu thuật đại tràng

Sản phẩm Bicolax Supp 10mg của CPC1 Hà Nội, Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội với thành phần Bisacodyl chỉ định dùng trong điều trị táo bón hoặc làm sạch ruột trước khi phẫu thuật

9 Cơ chế tác dụng

Dược lực học

Thuốc nhuận tràng (mã ATC: A06AB08). Natri picosulfat thuộc nhóm thuốc nhuận tràng kích thích (loại tác động tiếp xúc), được sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón và làm sạch đại tràng trước các thủ thuật chụp chiếu hoặc phẫu thuật. Sau khi được vi khuẩn ruột chuyển hóa, chất chuyển hóa hoạt tính kích thích các đầu dây thần kinh ở niêm mạc đại tràng, làm tăng nhu động ruột, đồng thời ức chế hấp thu nước, tăng thể tích phân, từ đó kích thích đi tiêu. Tác dụng xuất hiện sau 10–12 giờ, khi dùng cùng magnesi citrat để chuẩn bị làm sạch đại tràng thì có thể phát huy tác dụng trong khoảng 3 giờ.

Dược động học

Natri picosulfat chỉ hấp thu một lượng nhỏ qua đường uống. Thuốc được vi khuẩn đại tràng chuyển hóa thành chất có tác dụng nhuận tràng là bis(p-hydroxyphenyl)pyridyl-2-methan. Thời gian khởi phát tác dụng khoảng 10–12 giờ, giảm còn khoảng 3 giờ nếu dùng cùng magnesi citrat để làm sạch đại tràng. Thuốc thải trừ qua nước tiểu. CHỈ ĐỊNH

Điều trị táo bón. Chuẩn bị đại tràng trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật (dùng kết hợp với magnesi citrat). 

10 Thuốc Fructines giá bao nhiêu?

Thuốc Fructines hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Fructines mua ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Hiệu quả trong điều trị táo bón và chuẩn bị làm sạch đại tràng.
  • Tác dụng khởi phát rõ rệt trong 3–12 giờ tùy chỉ định.
  • Dạng viên ngậm tiện sử dụng, dễ bảo quản.

13 Nhược điểm

  • Nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải (đặc biệt hạ kali máu).
  • Không dùng được cho trẻ nhỏ dưới 2–5 tuổi tùy chỉ định.

Tổng 6 hình ảnh

fructines 1 E1737
fructines 1 E1737
fructines 2 T7181
fructines 2 T7181
fructines 3 J3706
fructines 3 J3706
fructines 4 K4784
fructines 4 K4784
fructines 5 L4761
fructines 5 L4761
fructines 6 L4786
fructines 6 L4786

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục quản lý Dược phê duyệt, xem chi tiết tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc có sẵn không ạ

    Bởi: Hoài vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, nhân viên nhà thuốc sẽ liên hệ sớm nhất ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Quỳnh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Fructines 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Fructines
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    phản hồi nhanh chóng

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789