Fionna (5-MTHF)
Thực phẩm chức năng
Thương hiệu | Pharmacy Laboratories, PHARMACY LABORATORIES S.C |
Công ty đăng ký | CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ Y TẾ HALIPHAR |
Số đăng ký | 229/2021/ĐKSP |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | 5-MTHF |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thom268 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên nén Fionna (5- MTHF) bao gồm:
- Folate (dưới dạng muối (6s)-5-methyltetrahydrofolat glucosamine) hàm lượng 400mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Fionna (5-MTHF) có công dụng gì?
Viên nén Fionna (5-MTHF) có tác dụng bổ sung Acid Folic cho cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu acid folic.
3 Đối tượng sử dụng
Fionna (5-MTHF) sử dụng cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ có dự định mang thai.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người lớn bị thiếu máu do thiếu acid folic.
4 Liều dùng - Cách dùng Fionna (5-MTHF)
4.1 Liều dùng
Liều dùng Fionna (5-MTHF) theo khuyến cáo từ nhà sản xuất là mỗi ngày uống 1 viên. Bên cạnh đó, có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết về liều dùng cho trường hợp của bạn.
4.2 Cách dùng
Sử dụng viên nén Fionna bằng đường uống.
Nên uống Fionna (5-MTHF) khi có kế hoạch mang thai từ 1 đến 3 tháng.
5 Chống chỉ định
Không sử dụng sản phẩm Fionna (5-MTHF) cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
==>> Xem thêm sản phẩm: Thuốc Folatmin bổ sung dưỡng chất và giúp chống dị tật thai nhi
6 Tác dụng phụ
Hiện chưa ghi nhận các tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm Fionna (5-MTHF). Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng sản phẩm Fionna (5-MTHF), bệnh nhân cần thông báo cho thầy thuốc để được hỗ trợ.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Fionna (5-MTHF) không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sử dụng Fionna theo đúng liều lượng được khuyến cáo.
Trước khi sử dụng Fionna (5-MTHF), cần thông báo cho thầy thuốc nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Không sử Fionna khi đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Fionna (5-MTHF) là sản phẩm sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Bảo quản
Bảo quản Fionna (5-MTHF) ở nhiệt độ dưới 30°C, để nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em.
==>> Xem thêm sản phẩm: Thuốc Venice 5MTHF (Hộp 2 vỉ x 15 viên) - Công dụng, giá bán?
8 Sản phẩm thay thế
5-MTHF giúp bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang có ý định mang thai để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu acid folic, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nang cứng, được sản xuất bởi Robinson Pharma, INC.
Safemom 5 - MTHF giúp bổ sung 5-MTHF, Vitamin E, Methylcobalamin cho phụ nữ đang có ý định mang thai để tăng khả năng thụ thai, sử dụng cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, ngừa lưu sẩy thai. Sản phẩm này được sản xuất bởi HC Clover PS.
9 Tác dụng của các thành phần
5-MTHF ((6s)-5-methyltetrahydrofolat glucosamine) là dạng hoạt động sinh học của folate, có ưu điểm là có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần qua giai đoạn chuyển đổi thêm rất phù hợp cho những người có đột biến gen MTHFR. 5-MTHF có khả năng hấp thu tốt ngay cả khi độ pH Đường tiêu hóa bị thay đổi và khả dụng sinh học của nó không bị ảnh hưởng bởi các bất thường chuyển hóa. Sử dụng 5-MTHF có khả năng làm che giấu các dấu hiệu trên huyết học của việc thiếu Vitamin B12. Khi thiếu folate có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến việc mắc khiếm khuyết dị tật ống thần kinh, rối loạn chức năng nhận thức, bệnh tim mạch, thiếu máu ung thư... [1]
10 Fionna (5-MTHF) có tốt không?
Chị Hiền - Nghệ An: "Mình có tiền sử lưu sảy thai 2 lần, cả 2 lần đều ở tuần thai nhỏ. Sau đó, mình có đi khám để tìm nguyên nhân và phát hiện mình bị đột biến gen MTHFR, bác sĩ có giải thích đây có thể là nguyên nhân khiến mình bị lưu thai nhiều lần. Bác sĩ cho mình sử dụng Fionna và uống thêm bổ trứng, trộm vía sau khoảng 3 tháng mình đã có tin vui và tiếp tục dùng sản phẩm này trong 3 tháng đầu thai kỳ, đến nay mình đã sinh bé an toàn khỏe mạnh, con hiện giờ được 4 tháng rồi ạ. Các mom đang mong con mà gặp phải tình trạng như mình thử tham khảo sản phẩm Fionna xem nhé."
Chị Hòa - Thái Bình chia sẻ: "Vợ chồng mình cưới nhau 3 năm chưa có con, mặc dù đi khám sức khỏe 2 vợ chồng đều không có vấn đề gì đáng lo ngại. Đợt vừa rồi bác sĩ có cho mình uống bổ dung thuốc bổ trứng cùng Fionna (5-MTHF) trộm vía sau 2 tháng mình đã có thai, hiện mình đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ, 2 mẹ con đều rất khỏe mạnh."
11 Fionna (5-MTHF) giá bao nhiêu?
Fionna (5-MTHF) hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facebook.
12 Fionna (5-MTHF) mua ở đâu?
Bạn có thể mua Fionna (5-MTHF) trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Sản phẩm bổ sung folate dưới dạng 5- MTHF giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, không cần phải trải qua bước chuyển hóa, do đó những đối tượng bị đột biến gen MTHFR vẫn có thể hấp thu một cách đầy đủ.
- Folate đã được phê duyệt để sử dụng trong việc chống lại dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bổ sung dạng 5-MTHF không cần hoạt hóa nên nó sẽ có sẵn trong cơ thể mẹ và thai nhi, đồng thời không gây ra tình trạng tích tụ giống với acid folic khi chuyển đổi gan giảm. [2]
- Fionna (5-MTHF) có hiệu quả tốt trong việc dự phòng thiếu máu do thiếu acid folic.
- Fionna (5-MTHF) an toàn, lành tính, không gây các tác dụng phụ.
14 Nhược điểm
- Sản phẩm Fionna (5-MTHF) không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Francesco Scaglione và Giscardo Panzavolta (Đăng ngày 4 tháng 2 năm 2014), Folate, folic acid and 5-methyltetrahydrofolate are not the same thing, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024
- ^ Enrico Ferrazzi, Giulia Tiso, Daniela Di Martino (Ngày đăng: Ngày 13 tháng 6 năm 2020), Folic acid versus 5- methyl tetrahydrofolate supplementation in pregnancy, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh