Fareso 40
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Glow Pharma, Farma Glow |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Tiền Giang |
Số đăng ký | VN-19097-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | hp93 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9682 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Fareso 40 được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Fareso 40.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Fareso 40 có chứa thành phần chính là Esomeprazole với hàm lượng 40mg ngoài ra còn có tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fareso 40
2.1 Tác dụng của thuốc Fareso 40
Esomeprazol gắn với H+/K+-ATPase (còn gọi là bơm Proton) ở tế bào thành của dạ dày, làm bất hoạt hệ thống Enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết Acid Hydrocloric vào lòng dạ dày.
Vì vậy Esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết aicd, thuốc tác dụng mạnh, kéo dài.
2.2 Chỉ định thuốc Fareso 40
Thuốc có tác dụng chữa trị viêm sướt thực quản nguyên nhân do trào ngược dạ dày- thực quản.
Thuốc được dùng trong điều trị liên tục viêm thực quản, hạn chế tối đa trường hợp tái phát.
Thuốc được dùng trong trường hợp chữa trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Thuốc có thể sử dụng cùng với 1 liệu trình khác để tiêu diệt vi khuẩn H.P
Thuốc có thể làm lành vết loét dạ dày, hoặc dự phòng viêm loét dạ dày nguyên nhân do dùng thuốc NSAIDs.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Somexwell-40: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fareso 40
3.1 Liều dùng thuốc Fareso 40
Đối với trường hợp viêm xước thực quản do trào ngược: Dùng thuốc liên tục trong 4 tuần, mỗi ngày dùng 40mg Esomeprazole. Nếu bệnh không khỏi hẳn sau 4 tuần thì bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc trong 4 tuần tiếp theo.
Đối với trường hợp điều trị liên tục để tránh tái phát viêm thực quản do trào ngược: Mỗi ngày dùng 1 liều, mỗi liều tương ứng với 20mg Esomeprazole.
Đối với trường hợp điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 20mg Esomeprazole. Sau khi dùng thuốc được 4 tuần mà bệnh vẫn chưa kiểm soát được, người bệnh nên dùng các biện pháp chuẩn đoán kĩ hơn.
Trường hợp làm lành vết loét dạ dày cho người dùng thuốc NSAIDs: Điều trị liên tục trong 4-8 tuần, mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 20mg Esomeprazole.
Trường hợp phòng chống viêm loét dạ dày tá tràng cho người dùng thuốc NSAIDs: mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 20mg Esomeprazole.
Phác đồ thích hợp để kết hợp với thuốc để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.P: Dùng 20mg Nexium kết hợp với 1g Amoxicillin và 500mg Clarithromycin tương ứng với 1 liều, dùng liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày dùng 2 liều như trên.
Phác đồ thích hợp để kết hợp với thuốc để ngăn chặn tái phát viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm H.P: tương tự như phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H.P
3.2 Cách dùng thuốc Fareso 40 hiệu quả
Thuốc Fareso 40 được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng cách nuốt trực tiếp viên thuốc, có thể nuốt cùng 1 chút nước.
Bênh nhân không nên nằm khi uống thuốc.
Người bệnh không nên vận động mạnh trong khoảng ít nhất nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi sử dụng thuốc.
Uống thuốc trước khi ăn 1 tiếng.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Emanera 40mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Thuốc Fareso 40 khi vào cơ thể có thể gây ra 1 số các tác dụng phụ không mong muốn:
Đau đầu, chóng mặt.
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi ban,...
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ sớm nhất có thể về các thay đổi bất thường của cơ thể sau khi dùng thuốc.
6 Tương tác
Trong quá trình hấp thu và đào thải thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Fareso 40 với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác trong cơ thể như:
- Diazepam.
- Imipram.
- Clomipramine.
- Phenytoin.
Vì vậy, bệnh nhân nên cung cấp cho bác sĩ danh sách về các thuốc, thực phẩm đang dùng ở thời điểm hiện tại để bác sĩ có thể đưa ra được lời khuyên và liệu trình tối ưu nhất, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Lưu ý đến hạn sử dụng và thể trạng bên ngoài của thuốc. Khi thấy thuốc có biểu hiện lạ như đổi màu, có mùi lạ,.. hay hết hạn sử dụng thì người dùng không được tiếp tục sử dụng thuốc.
Bệnh nhân cần chắc chắn rằng mình không bị bệnh u ác tình trước khi sử dụng thuốc, vì thuốc có thể làm mờ các triệu chứng của u ác tính dẫn đến việc chậm phát hiện bệnh.
Thuốc Fareso 40 là thuốc kê đơn nên bệnh nhân không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Cân nhắc khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa, chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích của thuốc vượt trội so với rủi ro. Khi sử dụng thuốc cho những người thuộc nhóm đối tượng này cần có sự chỉ dẫn và theo dõi sát sao của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi bệnh nhân gặp các triệu chứng nghi do dùng thuốc quá liều cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế xử lý kịp thời.
7.4 Bảo quản
Lưu giữ thuốc ở nơi xa tầm tay trẻ em, nơi khô ráo, không có tia nắng chiếu trực tiếp, có nhiệt độ ổn định và không quá 30 độ C.
Bệnh nhân nên xây dựng một tủ thuốc nhỏ trong gia đình để lưu giữ thuốc, không nên để thuốc chung với thực phẩm hoặc các hóa chất không phải là thuốc.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-19097-15.
Nhà sản xuất: Farma Glow - Ấn Độ.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
9 Thuốc Fareso 40 giá bao nhiêu?
Fareso 40 giá bao nhiêu? Thuốc Fareso 40 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Fareso 40 mua ở đâu?
Thuốc Fareso 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Fareso 40 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc được sản xuất bởi Farma Glow - Ấn Độ, thuốc được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp.
- Trong các nghiên cứu lâm sàng, điều trị trong 4 tuần với esomeprazol 40 mg cho thấy khả năng chữa lành tốt hơn ở tất cả các mức độ viêm thực quản ăn mòn, so với omeprazol 20 mg (76-82% so với 69-71%) và tỷ lệ hết triệu chứng cao hơn (65-68% so với 58-61%).Ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) âm tính qua nội soi, liệu pháp điều trị theo yêu cầu với Esomeprazole 20 mg đã được chứng minh là rất hiệu quả so với giả dược và được dung nạp tốt [1].
- Esomeprazol thường được dung nạp tốt, cả khi dùng đơn trị liệu và phối hợp với các chất kháng khuẩn. Hồ sơ dung nạp tương tự như hồ sơ của các chất ức chế bơm proton khác. Rất ít bệnh nhân ngừng điều trị vì tác dụng phụ xuất hiện trong điều trị (<3% bệnh nhân) và rất ít (<1%) tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thuốc được báo cáo [2].
- Trong việc duy trì bệnh viêm thực quản ăn mòn đã lành, esomeprazole 10, 20 hoặc 40 mg mỗi ngày hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược trong hai thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, kéo dài 6 tháng. Ngoài ra, esomeprazole 20 mg mỗi ngày hiệu quả hơn Lansoprazole 15 mg trong việc duy trì tình trạng viêm thực quản ăn mòn đã lành trong một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên kéo dài 6 tháng khác. [3].
12 Nhược điểm
- Đã quan sát được trường hợp 1 người đàn ông 67 tuổi điều trị bằng esomeprazol bị tiêu cơ vân do esomeprazol (triệu chứng mỏi lưng, mỏi tay chân, đau cơ, nồng độ creatinin kinase (CK) huyết thanh tăng rõ rệt). Việc ngừng sử dụng thuốc đã giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, nồng độ CK trở về mức bình thường trong 16 ngày. Đây là một biến chứng hiếm gặp, xảy ra trong 3 tháng sau khi dùng PPI, nhưng trường hợp bệnh nhân này tiêu cơ vân xảy ra sau 10 tháng kể từ khi dùng esomeprazol. Cần chẩn đoán sớm tiêu cơ vân do PPI kể cả ở bệnh nhân sử dụng PPI lâu dài [4].
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có đơn và chỉ định cụ thể từ bác sỹ.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả S Thitiphuree, ngày đăng: 10/2000, Esomeprazole, a new proton pump inhibitor: pharmacological characteristics and clinical efficacy, Pubmed, ngày truy cập 11/03/2023
- ^ Tác giả Lesley J Scott, ngày đăng: 2002, Esomeprazole: a review of its use in the management of acid-related disorders in the US, Pubmed, ngày truy cập 11/03/2023
- ^ Tác giả David A Johnson, ngày đăng: 02/2003, Review of esomeprazole in the treatment of acid disorders, Pubmed, ngày truy cập 11/03/2023
- ^ Tác giả Jun Nishikawa, ngày đăng: 2018, [Rhabdomyolysis associated with long-term treatment of esomeprazole], Pubmed, ngày truy cập 11/03/2023