1 / 5
fanlodo 500 mg 3 B0073

Fanlodo 500mg

Thuốc kê đơn

Đã bán: 455 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuSolupharm, Solupharm Pharmazeutische Erzeugnisse GmbH
Công ty đăng kýCông ty TNHH Bình Việt Đức
Số đăng kýVN-18227-14
Dạng bào chếDung dịch tiêm truyền
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 100ml
Hoạt chấtLevofloxacin
Xuất xứĐức
Mã sản phẩmthuy733
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thảo Phương Biên soạn: Dược sĩ Thảo Phương
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 80 lần

1 Thành phần

Trong 1 lọ thuốc Fanlodo 500mg 100ml Dung dịch thuốc tiêm chứa:

  • Levofloxacin hemihydrat …………………512,46 mg(tương đương 500mg Levofloxacin)
  • Tá dược vừa đủ

Thuốc Fanlodo 500mg điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fanlodo 500mg

Thuốc Fanlodo 500mg được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, bao gồm:

  • Viêm phổi cộng đồng
  • Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm ở cả mức độ nhẹ và nặng
  • Viêm tiền liệt tuyến cấp tính và viêm tiền liệt tuyến mạn tính chuyển biến thành cấp tính
  • Điều trị kết hợp với các thuốc chống lao
  • Dự phòng và điều trị bệnh than lây qua đường hô hấp
  • Phòng ngừa và điều trị bệnh dịch hạch, bao gồm các thể hạch và thể phổi do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở cả hai thể nhẹ và nặng, bao gồm viêm bể thận
  • Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính chuyển biến thành cấp tính

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fanlodo 500mg

3.1 Liều dùng

Nhiễm khuẩn hô hấp: Truyền tĩnh mạch 1 lọ 500mg mỗi lần, 1-2 lần/ngày, kéo dài 7-14 ngày, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nhiễm khuẩn ổ bụng hoặc vùng chậu: Liều dùng tương tự nhiễm khuẩn hô hấp, với thời gian điều trị từ 7 đến 14 ngày, dựa trên khả năng đáp ứng của bệnh nhân.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Không biến chứng: 250mg mỗi ngày trong 3 ngày.
  • Có biến chứng hoặc viêm bể thận: 250mg mỗi ngày trong 7-10 ngày.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 500mg mỗi ngày trong 7-14 ngày.

Đối với bệnh nhân suy thận, có thể gặp thay đổi đáp ứng thuốc và tác dụng phụ, do đó cần điều chỉnh liều phù hợp.

Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều vì levofloxacin không chuyển hóa qua gan và được thải trừ chủ yếu qua thận.

Người cao tuổi: Liều dùng không cần thay đổi, ngoại trừ trường hợp chức năng thận suy giảm, khi đó cần cân nhắc điều chỉnh.

3.2 Cách dùng

Fanlodo 500mg dùng để truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, tùy theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc LEVODHG 500 điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng

4 Chống chỉ định

Người có tiền sử dị ứng với levofloxacin hoặc các kháng sinh thuộc nhóm quinolone.

Tiền sử tổn thương dây chằng khi sử dụng kháng sinh nhóm quinolone.

Người mắc bệnh động kinh.

Bệnh nhân bị nhược cơ.

Thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).

5 Tác dụng phụ

5.1 Phổ biến

Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn.

Rối loạn chức năng gan: Mức độ men gan (ALT/AST, phosphatase kiềm, GGT) tăng cao

Rối loạn toàn thân tại vị trí tiêm: Đau, đỏ.

5.2 Không phổ biến

Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn: Nhiễm nấm (Candida), kháng thuốc.

Rối loạn máu: Tăng bạch cầu ái toan, giảm số lượng bạch cầu.

Rối loạn chuyển hóa: Chán ăn.

Rối loạn hô hấp: khó thở.

Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, táo bón, khó tiêu, đau bụng.

Rối loạn da: Phát ban, ngứa, mày đay, tăng tiết mồ hôi.

Rối loạn cơ xương: Đau khớp, đau cơ.

Rối loạn toàn thân: Suy nhược.

Rối loạn thận: Tăng creatinin huyết thanh.

5.3 Hiếm gặp

Rối loạn máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.

Rối loạn hệ miễn dịch: Phù mạch, quá mẫn.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Dị cảm, co giật.

Rối loạn về mắt và tai: Mờ mắt, ù tai, chóng mặt.

Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

Rối loạn da: Rối loạn gân, viêm gân, yếu cơ.

Rối loạn toàn thân: Sốt cao.

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc.

6 Tương tác

6.1 Ảnh hưởng của thuốc khác lên Fanlodo

Fenbufen và NSAIDs: Có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích hệ thần kinh trung ương và co giật khi dùng cùng fluoroquinolones.

Thuốc không ảnh hưởng: Canxi cacbonat, Digoxin, glibenclamid, Ranitidine.

6.2 Ảnh hưởng của Fanlodo lên các thuốc khác

Cyclosporine: Không cần điều chỉnh liều.

Warfarin: Làm tăng tác dụng chống đông, kéo dài thời gian prothrombin; cần theo dõi chặt INR và các xét nghiệm chống đông.

Thuốc kéo dài khoảng QT: Thận trọng khi dùng với thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolides.

Thuốc trị đái tháo đường: Có thể gây rối loạn đường huyết (tăng hoặc hạ đường huyết); cần theo dõi lượng đường máu.

6.3 Hỗn hợp với dung dịch truyền khác

Không trộn thuốc Fanlodo 500mg với Heparin, dung dịch kiềm (ví dụ: natri bicarbonate).

==> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lodsan điều trị viêm đường hô hấp, viêm da

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Cần thận trọng khi sử dụng Fanlodo 500mg cho các đối tượng sau:

  • Người suy giảm chức năng thận.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Người có hoặc nghi ngờ mắc rối loạn hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ động kinh hoặc hạ ngưỡng gây động kinh.
  • Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết (đặc biệt sulfonylurea) hoặc Insulin.
  • Người có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm quinolone.
  • Người mắc bệnh tim nghiêm trọng như loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, hoặc rối loạn điện giải (hạ Kali, hạ Magie máu) chưa được điều trị, cũng như những người đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III.
  • Người bị nhược cơ nặng, do nguy cơ làm triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

7.2.1 Phụ nữ có thai

Levofloxacin không được sử dụng cho phụ nữ mang thai do thiếu dữ liệu lâm sàng và nguy cơ tiềm ẩn gây tổn thương sụn ở cơ thể đang phát triển, dù nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác động tiêu cực.

7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú

Chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú vì không có đủ thông tin về việc levofloxacin có bài tiết vào sữa mẹ, trong khi các fluoroquinolone khác đã được phát hiện có mặt trong sữa mẹ. Do nguy cơ gây hại cho sụn đang phát triển, levofloxacin không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này

7.3 Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp sử dụng quá liều, cần điều trị triệu chứng và theo dõi điện tâm đồ (ECG) do nguy cơ kéo dài khoảng QT. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và bổ sung đủ nước. Levofloxacin không thể được loại bỏ một cách hiệu quả thông qua thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc. Hiện tại, không có thuốc giải độc đặc hiệu cho levofloxacin.

7.4 Bảo quản

Tránh ánh sáng 

Nhiệt độ không quá 30°C. 

Không để đông đá. 

Tránh xa tầm tay của trẻ em 

8 Sản phẩm thay thế

Trong trường hợp sản phẩm Fanlodo 500mg hết hàng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm thay thế sau:

  • Levocure 500mg/100ml: Chứa thành phần Levofloxacin, sản phẩm này được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục, và viêm phổi. Levocure được sản xuất bởi Công ty Sichuan Kelun Pharmaceutical Co., Ltd, đóng gói dạng chai thủy tinh 100ml.
  • GALOXCIN 750mg/150ml: Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I, chứa Levofloxacin với hàm lượng 750mg trong dạng dung dịch tiêm truyền. GALOXCIN có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn da và tiết niệu.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluroquinolone, là đồng phân quang học của Ofloxacin - (-)-(S)-enantiomer. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng, hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn. Cơ chế tác động của levofloxacin, giống như các kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone khác, là ức chế enzym topoisomerase IV của vi khuẩn và DNA gyrase (cả hai đều là topoisomerase II), các enzym này đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi, sao chép, sửa chữa và tái hợp DNA của vi khuẩn.

9.2 Dược động học

Sau khi truyền 500mg Levofloxacin trong 60 phút, nồng độ tối đa (Cmax) đạt 6,2 µg/mL, và thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 30-40%. Levofloxacin phân bố tốt vào các mô như phổi, hệ tiết niệu, và bạch cầu đa nhân, với nồng độ ở da và phổi cao hơn huyết thanh từ 2-5 lần. Thể tích phân bố dao động từ 74-112 l/kg, và thuốc chủ yếu được bài tiết qua thận (70%) trong vòng 24 giờ. Thời gian bán thải (T1/2) là 6-8 giờ, với ít hơn 5% thuốc bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa.

Ở người cao tuổi, dược động học của levofloxacin không khác biệt nhiều so với người trẻ tuổi, nhưng hệ số thanh thải có thể giảm. Đối với bệnh nhân suy thận (hệ số thanh thải creatinine < 50mL/phút), cần điều chỉnh liều do thải trừ thuốc bị suy giảm. Thẩm phân máu và phúc mạc không loại trừ hiệu quả levofloxacin, nên không cần tiêm bổ sung sau các thủ thuật này. [1]

10 Thuốc Fanlodo 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Fanlodo hiện đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang, hoặc bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn chi tiết về giá và các chương trình ưu đãi.

11 Thuốc Fanlodo 500mg mua ở đâu?

Nếu bạn muốn mua thuốc Fanlodo 500mg chính hãng và uy tín, bạn có thể mang đơn kê của bác sĩ để mua trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Thuốc Fanlodo là một kháng sinh dạng tiêm truyền, giúp tránh được chuyển hóa bước 1 tại gan, mang lại tác dụng nhanh chóng và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Dạng tiêm truyền này đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mất nhận thức, không thể nhai hoặc nuốt.
  • Levofloxacin là lựa chọn điều trị hiệu quả cho viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (khi sử dụng đơn trị liệu) và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (khi kết hợp điều trị với liều cao). Hồ sơ an toàn và khả năng hấp thu sinh học của levofloxacin được cải thiện, góp phần giảm thời gian nằm viện. [2]

13 Nhược điểm

  • Sản phẩm chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ và dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Tổng 5 hình ảnh

fanlodo 500 mg 3 B0073
fanlodo 500 mg 3 B0073
fanlodo 500 mg 2 A0480
fanlodo 500 mg 2 A0480
fanlodo 500 mg 4 C1576
fanlodo 500 mg 4 C1576
fanlodo 500 mg 6 D1157
fanlodo 500 mg 6 D1157
fanlodo 500 mg 5 L4774
fanlodo 500 mg 5 L4774

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Cao G và cộng sự, (Ngày đăng: Ngày 24 tháng 05 năm 2013), Pharmacokinetics and pharmacodynamics of levofloxacin injection in healthy Chinese volunteers and dosing regimen optimization, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024
  2. ^ Torres A, Liapikou A, Levofloxacin for the treatment of respiratory tract infections, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tôi có thể sử dụng Fanlodo 500mg để điều trị viêm phổi do virus không?

    Bởi: Nguyễn Hồng vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc Fanlodo 500mg được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, không phải nhiễm virus. Vì vậy, thuốc không hiệu quả trong việc điều trị viêm phổi do virus.

      Quản trị viên: Dược sĩ Thảo Phương vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Fanlodo 500mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Fanlodo 500mg
    CL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Rất yên tân khi mua thuốc tại nhà thuốc, cskh tận tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633