Facras
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Aurochem Pharma, Aurochem Pharmaceuticals Pvt.Ltd. |
Công ty đăng ký | Myung Moon Pharmaceutical., Co., Ltd. |
Số đăng ký | VN-17762-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Sucralfate |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa918 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2802 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Facrasu được chỉ định để kết hợp trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá trạng và hội chứng trào ngược thực quản. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Facrasu.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén Facrasu có thành phần chính là Sucralfat với hàm lượng 1g, cùng tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Facrasu
2.1 Tác dụng của thuốc Facrasu
Sucralfat có bản chất là phức hợp của hai chất Sucrose octasulfate và Aluminum hydroxyd.
Khi vào cơ thể, Sucralfat có khả năng phân ly tạo thành dạng Ion. Dạng Ion sẽ kết hợp với bề mặt niêm mạc vết loét, tạo thành một lớp bảo vệ tổn thương khỏi bị Acid, Enzym tiêu hóa hay muối mật tấn công.
Với phần niêm mạch lành, Sucralfat cũng tạo liên kết và góp phần ngăn cản các yếu tố tấn công gây tổn thương chúng.
Bằng cách bám dính nhớt trên bề mặt, ái lực của Sucralfat với niêm mạch là khá cao. Cầu nối đa trị hình thành giữa các Ion tích điện âm của Sucralfat và các Protein cũng là một phần hỗ trợ ái lực này.
Đồng thời, Sucralfat có khả năng hỗ trợ tăng cường sản sinh Prostaglandin và các yếu tố tăng trưởng đa dạng của cơ thể. Hiệu quả này cũng đóng góp và tác dụng giúp vết loét Đường tiêu hóa nhanh hồi phục.
2.2 Chỉ định của thuốc Facrasu
Thuốc Facrasu được chỉ định trong các trường hợp:
- Các trường hợp viêm loét đường tiêu hóa, cả tình trạng cấp tính và mãn tính.
- Ngăn ngừa mắc và tái phát viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiều nguyên nhân như sử dụng thuốc chống viêm NSAID, stress,...
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) hay các bệnh lý tăng tiết Acid khác.
==> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Subica Suspension điều trị viêm loát dạ dày hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Facrasu
3.1 Liều dùng của thuốc Facrasu
Với trường hợp loét đường tiêu hóa:
- Liều thường dùng là 1 viên Facrasu x 4 lần/ngày hoặc 2 viên Facrasu x 2 lần/ngày.
- Một đợt điều trị bằng Facrasu có thể kéo dài từ 4 - 8 tuần, dựa vào mức độ bệnh.
- Khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất chỉ nên sử dụng Facrasu tối đa 2 tuần.
Với mục đích phòng ngừa loét dạ dày - tá tràng:
- Dùng 1 viên Facrasu x 2 lần/ngày, không quá 6 tháng.
Bệnh nhân mắc GERD:
- Uống liều 1 viên Facrasu x 4 lần/ngày.
Với trẻ nhỏ > 4 tuổi:
Điều chỉnh liều theo cân nặng theo công thức 40 - 80mg Sucralfat / kg cân nặng/ ngày. Chia ra sử dụng thành 4 lần trong một ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Facrasu hiệu quả
Việc sử dụng Facrasu nên tuân theo sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Trước khi dùng Facrasu, đọc kỹ các thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng đính kèm.
Facrasu nên được sử dụng khi dạ dày ở tình trạng rỗng, tức là uống khoảng 60 phút trước khi ăn hoặc đi ngủ. Với trường hợp dùng 4 lần Facrasu/ngày, uống trước mỗi bữa và lúc đi ngủ. Còn với người chỉ dùng 2 lần Facrasu trong ngày, nên uống vào thời điểm trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi ngủ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Facrasu cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không dùng Facrasu cho đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
==> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Gellux: Chỉ định, liều dùng và lưu ý sử dụng
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất khi dùng Facrasu là táo bón. Còn các triệu chứng khác như khó tiêu, khô miệng, tiêu chảy, chóng mặt, mất ngủ, hoa mắt,... thì người dùng Facrasu sẽ ít gặp hơn.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp, tuy nhiên rất nguy hiểm có thể mắc ở người uống Facrasu là tình trạng quá mẫn, co thắt thanh quản, khó thở, phù Quincke, dị vật dạ dày,...
6 Tương tác
Protein trong thức ăn hoặc một số dược phẩm khác có thể liên kết với Facrasu, gây giảm tác dụng. Vì thế, nên sử dụng Facrasu cách thời điểm ăn chính. Với trường hợp bệnh nhân đang dùng các sản phẩm nuôi dưỡng cơ thể bằng ống thông dạ dày, cũng nên dùng cách biệt với thời điểm dùng Facrasu.
Các thuốc chống acid antacid có khả năng khiến sự bám dính của Facrasu trên bề mặt niêm mạc giảm xuống. Nên uống Facrasu cách các thuốc antacid khoảng 30 phút.
Một số thuốc như cimetidin, Phenytoin, warfarin, Ofloxacin, Digoxin,... bị giảm hấp thu vào cơ thể nếu kết hợp cùng lúc với Facrasu. Vậy nên, khuyến cáo là việc sử dụng các thuốc này với Facrasu được cách ra khoảng 2 giờ.
7 Lưu ý sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý sử dụng
Bệnh nhân có bệnh trạng gây giảm nồng độ Phosphat máu, nếu sử dụng Facrasu phải được theo dõi chỉ số này định kỳ. Facrasu có khả năng gây ra tình trạng tụt giảm Phosphat trong máu ở cả những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, do tính chất liên kết với Phosphat.
Facrasu có chứa Aluminum hydroxid, có thể gây nguy cơ tích lũy Nhôm ở nhóm đối tượng bệnh nhân suy giảm chức năng thận hay đang dùng các thuốc chứa nhôm khác. Lý do là vì người thường xuyên phải lọc máu hay suy thận mãn thường giảm khả năng bài tiết Nhôm. Vậy nên, thận trọng khi chỉ định Facrasu cho người suy thận mạn và phải thường xuyên theo dõi các chỉ số nồng độ nhôm trong cơ thể.
Đọc kỹ hướng dẫn của Facrasu trước khi dùng.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú
Do nghiên cứu của thuốc Facrasu trên phụ nữ có thai còn nhiều hạn chế do đó chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và có chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị.
Chưa rõ thuốc Facrasu có tiết qua sữa mẹ hay không, tuy nhiên lượng dược chất hấp thu là rất thấp. Để đảm bảo an toàn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Facrasu.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo nào liên quan đến việc quá liều thuốc Facrasu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Facrasu ở nơi không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ánh sáng mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ từ 25 - 30 độ C.
Facrasu không được để trẻ em tiếp xúc trực tiếp.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-17762-14.
Nhà sản xuất: Facrasu được sản xuất bởi Aurochem Pharmaceuticals (1)Pvt.Ltd. - Ấn Độ.
Đóng gói: Một hộp Facrasu gồm hộp 5 vỉ x 10 viên nén.
9 Thuốc Facrasu giá bao nhiêu?
Thuốc Facrasu hiện nay nay sản phẩm đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Facrasu mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Thuốc Facrasu mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
Tổng 10 hình ảnh