Xương Khô (Cây Giao, Cành Giao, San Hô Xanh - Euphorbia tirucalli L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Euphorbia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Euphorbia tirucalli L.

Xương Khô (Cây Giao, Cành Giao, San Hô Xanh - Euphorbia tirucalli L.)

Xương khô thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 5 đến 6 mét. Thân cây mập mạp, phân cành nhiều, các cành gần như mọc vòng, cành có dạng hình trụ, có màu lục, những cành con có thể có lá. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Euphorbia tirucalli L.

Tên gọi khác: Cành giao, San hô xanh.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Xương khô thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 5 đến 6 mét. Thân cây mập mạp, phân cành nhiều, các cành gần như mọc vòng, cành có dạng hình trụ, có màu lục, những cành con có thể có lá. Lá cây Xương khô nhỏ hẹp, thường sớm rụng, chiều dài mỗi lá khoảng từ 12 đến 16mm, chiều rộng khoảng 2mm.

Cụm hoa có tổng bao hoa nhỏ, hoa hình bầu dục, nhiều nhị.

Quả của cây Xương khô thuộc dạng quả nang, ít lông, mỗi quả gồm 3 mảnh lồi.

Hạt của cây có dạng hình trứng, bề mặt nhẵn.

Toàn cây có nhựa mủ trắng.

Dưới đây là hình ảnh cây Xương khô (cây Giao):

Hình ảnh cây Xương khô
Hình ảnh cây Xương khô

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Nhựa cây và phần trên mặt đất.

1.3 Cây Giao (Xương khô) mọc ở đâu?

Xương khô có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi, hiện nay được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới khác.

Tại khu vực Đông Nam Á, cây được tìm thấy ở một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, Xương khô được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Ở các tỉnh vùng đồi núi thuộc miền Trung, núi đá vôi thấp ở Ninh Bình và Thanh Hóa, ngoài ra, Xương khô còn được tìm thấy mọc ở trạng thái hoang dại, có thể do được người dân trồng từ trước đây.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Có nên trồng cây Giao trong nhà? Cách trồng cây Xương khô

Xương khô có bản chất là loài đặc biệt ưa sáng, có khả năng chịu được nắng nóng và khô hạn. Cây sống được trên nhiều loại đất bao gồm cả vùng đất cát khô ở ven biển hay đất bán hoang mạc cằn cỗi ở Ninh Thuận.

Cây ra hoa quả hàng năm nhưng thường ít nhân giống bằng hạt. Xương khô có khả năng tái sinh khỏe, từ một mẩu thân hoặc cành nếu được tiếp xúc với đất có thể nhanh chóng mọc rễ, phát triển thành cây mới.

Xương khô trồng tương đối đơn giản, cây sống được trên nhiều loại đất khác nhau do đó, bạn chỉ cần giâm một đoạn cành là đã có thể phát triển thành cây mới.

Cây Giao thường được trồng để làm hàng rào, việc có nên trồng cây Giao trong nhà hay không còn phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người, tuy nhiên, loài cây nào khi trồng cũng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật, tránh để cây héo úa, gây ảnh hưởng đến phong thủy của gia chủ.

Cây Xương khô
Cây Xương khô

3 Thành phần hóa học

Xương khô chứa các euphorbin A và F, cyclotirucanenol.

Vỏ thân của cây Xương khô chứa cycloeucalenol.

Nhựa mủ của cây Xương khô chứa diterpen tirucalicin, các chất diterpen ester là dẫn chất của các alcol ingenol.

Lá và hoa của cây Xương khô
Lá và hoa của cây Xương khô

4 Cây Xương khô trị bệnh gì?

4.1 Cây Giao có tác dụng gì?

Cao Ethanol từ cành của cây Xương khô cho thấy tác dụng ức chế Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus khi tiến hành nghiên cứu trên in vitro.

Cao ethanol của lá, nhựa mủ và thân cây còn non cho thấy tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, chống co giật ở động vật thí nghiệm.

Cao Xương khô khi nghiên cứu đã thấy tác dụng làm tăng hoạt hóa ở hệ gen tiềm tàng của virus Epstein - Barr (EBV) ở nguyên bào lympho mang EBV đồng thời tác dụng này còn thể hiện trên sự biến đổi tế bào lympho người gây bởi EBV. Đất và nước lấy ở xung quanh cây cũng cho thấy tác dụng này do đó không an toàn cho người.

Nhựa cây Giao có tác dụng gì? Nhựa mủ của cây Xương khô (cây Giao) sau khi nghiên cứu đã cho thấy chứa những chất kích thích và đồng gây ung thư, đây là những diterpene ester dẫn chất của các ancol ingenol, resiniferonol và phorbol.

Cây Xương khô trị bệnh gì?
Cây Xương khô trị bệnh gì?

4.2 Công dụng

Tại nước ta, Xương khô chỉ được trồng để làm cảnh hoặc làm hàng rào vì nhựa cây có chứa độc tố. Một số người sử dụng Xương khô để chế thành thuốc ngậm khi bị đau răng, bài thuốc cụ thể như sau:

  • Dùng 50g cành Xương khô, rửa sạch, thái nhỏ, ngâm với 100ml cồn 90 độ.
  • Khi dùng thì sử dụng 1 thìa cà phê (khoảng 5ml) pha thêm với nước, ngậm rồi nhổ đi.
  • Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.

Y học dân gian của một số nước Đông Nam Á sử dụng thuốc đắp từ cành hoặc vỏ cây Xương khô khi bị gãy xương.

Nhân dân Malaysia sử dụng rễ hoặc cành cây giã đắp khi bị loét mũi, sưng tấy, trĩ. Rễ cây nạo nhỏ, trộn cùng dầu dừa, dùng theo đường uống ở bệnh nhân bị đau dạ dày.

Cao chiết từ cây cho thấy tác dụng kháng khuẩn. Xương khô cũng được dùng để làm thuốc bả cá.

Nhân dân Indonesia sử dụng nhựa mủ từ cây Xương khô sau đó bôi lên chỗ chân tay bị gãy để làm chất đỡ vì khi khô sẽ cứng lại.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng nhựa mủ của cây đắp khi bị mụn cơm, mụn cóc, đau dây thần kinh, thấp khớp, đau răng. Ngoài ra, nhựa mủ của cây Xương khô còn dùng để trị ho hen, đau tai, khi dùng liều nhỏ có tác dụng tẩy, kích thích và gây nôn khi dùng liều lớn. Nước sắc từ cành non và rễ dùng để trị đau bụng, đau dạ dày. Tro xương khô là chất ăn da dùng trong trường hợp bị áp xe.

Cây Giao (Xương khô) dùng để trị viêm xoang bằng cách dùng cây Xương khô cắt thành từng đoạn nhỏ, ngâm với nước ấm và dùng để xông hàng ngày. Xông cây Giao bao lâu thì khỏi? Tùy mức độ của bệnh, khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân mà thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để tránh những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

Hình ảnh cây Xương khô
Hình ảnh cây Xương khô

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Xương khô, trang 1145-1146. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Xương khô trang 580. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Xương Khô (Cây Giao, Cành Giao, San Hô Xanh - Euphorbia tirucalli L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633