Xuân Tiết (Cang Mai - Justicia adhatoda L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Acanthaceae (Ô rô)

Chi(genus)

Justicia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Justicia adhatoda L.

Danh pháp đồng nghĩa

Adhatoda vasica Nees

Xuân Tiết (Cang Mai - Justicia adhatoda L.)

Xuân tiết thuộc dạng cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 2 đến 7 mét. Lá có cuống, phiến lá có dạng hình ngọn giáo, gốc lá nhọn, mép nguyên, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Justicia adhatoda L.

Tên đồng nghĩa: Adhatoda vasica Nees

Tên gọi khác: Cang mai.

Họ thực vật: Acanthaceae (Ô rô).

Cây Xuân tiết hay cây Cang mai
Cây Xuân tiết hay cây Cang mai

1.1 Đặc điểm thực vật

Xuân tiết thuộc dạng cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 2 đến 7 mét.

Lá có cuống, phiến lá có dạng hình ngọn giáo, gốc lá nhọn, mép nguyên, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn, lá có chiều dài khoảng từ 7 đến 25cm, chiều rộng từ 2,5 đến 7cm.

Hoa của cây Xuân tiết có kích thước lớn, mọc thành bông ở ngọn, cuống hoa dài 3-7cm.

Quả nang, có lông mềm, chiều dài khoảng 6mm, mỗi quả chứa 4 hạt, hạt dẹt có dạng hình lăng kính.

Dưới đây là hình ảnh cây Xuân tiết (Cang mai):

Hình ảnh cây Cang mai
Hình ảnh cây Cang mai

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Xuân tiết được tìm thấy ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Việt Nam.

Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Lạng Sơn, Quảng Trị.

2 Thành phần hóa học

Lá cây chứa alcaloid vasicin và một lượng nhỏ tinh dầu. Ngoài ra, Xuân tiết còn chứa 1-peganin (1-vascin).

Nếu chiết xuất là bằng một chất lỏng chứa 2 base thì sẽ có tính chất giảm co thắt, nếu chiết bằng phương pháp lôi kéo hơi nước sẽ có một chất diệt cỏ và một chất diệt giun.

Các nhà khoa học cần tách được một loại alcaloid vasicinon cho thấy tác dụng làm giãn khí quản tương tự như adrenalin.

Hạt chứa 25,6% dầu béo gồm có sitosterol, behenic, acid arachidic, cerotic, lignoceric, oleic và linoleic.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

3 Tác dụng của cây Xuân tiết (Cang mai)

3.1 Tác dụng dược lý

Phân tích hóa thực vật của chiết xuất lá cho thấy kết quả xét nghiệm dương tính với ancaloit, Saponin, tannin, phytosterol, phenol, protein và axit amin, trong khi kết quả xét nghiệm âm tính với carbohydrate, glycoside, Flavonoid và diterpene. Bên cạnh đó, trong số các hợp chất được phát hiện, axit gallic được tìm thấy ở nồng độ cao nhất chiếm 45,42%. Chiết xuất lá cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với E. coli. Chiết xuất lá của cây Xuân tiết còn cho thấy các hoạt động chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa đầy hứa hẹn cả trong ống nghiệm và trong cơ thể sống.

Chiết xuất lá của cây Xuân tiết cho thấy tác dụng chống ung thư tiềm tàng trong các tế bào MCF-7.

Lá cây Xuân tiết
Lá cây Xuân tiết

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Xuân tiết có vị đắng, cay, tính ấm, cây có tác dụng tán ứ giảm đau, khư phong hoạt huyết, tiếp xương.

Lá và rễ cây có tính kháng khuẩn ở đường hô hấp, ngoài ra còn có tác dụng long đờm.

Hoa và rễ của cây cũng có tính kháng khuẩn.

Dầu từ lá, rễ và hoa có tác dụng chống lại vi khuẩn lao.

Hoa của cây Xuân tiết
Hoa của cây Xuân tiết

3.2.2 Công dụng

Lá và rễ cây Xuân tiết dùng để sắc nước uống trong trường hợp bị ho, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, lao phổi.

Bên cạnh đó, lá cây còn được dùng khi bị thấp khớp, làm thuốc sát trùng.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng toàn cây Xuân tiết để làm thuốc trừ đờm, trị chứng kinh nguyệt quá nhiều ở phụ nữ.

Nhân dân Thái Lan sử dụng lá cây Xuân tiết trong trường hợp giãn phế quản, tiêu nhầy ở đường hô hấp. Ngoài ra, lá còn được dùng ngoài để cầm máu vết thương. Rễ cây dùng để trị lao và làm thuốc bổ phổi. Người ta còn dùng toàn cây Xuân tiết để chữa trẹo chân, gãy xương, phong thấp đau nhức, lưng đau mỏi.

Toàn cây Cang mai
Toàn cây Cang mai

4 Cây Xuân tiết (Cang mai) trị bệnh gì?

4.1 Chữa ho, sốt rét, cảm sốt

Dùng là hoặc rễ của cây Xuân tiết đem sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa hen

Dùng hoa và lá cây Xuân tiết sắc nước uống.

Cây Cang mai trị bệnh gì?
Cây Cang mai trị bệnh gì?

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cang mai, trang 334-335. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Abdul Basit và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2022). Anti-inflammatory and analgesic potential of leaf extract of Justicia adhatoda L. (Acanthaceae) in Carrageenan and Formalin-induced models by targeting oxidative stress, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Sonu Kumar và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2022). In Vitro Anticancer Activity of Methanolic Extract of Justicia adhatoda Leaves with Special Emphasis on Human Breast Cancer Cell Line, NCBI. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Xuân Tiết (Cang Mai - Justicia adhatoda L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633