Vương Tùng (Củ Khỉ - Clausena indica)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Vương Tùng (Củ Khỉ - Clausena indica)

Cây Vương Tùng có tên gọi khác là cây Củ Khí thường được tìm thấy ở các tỉnh đồng bằng của nước ta có tác dụng chữa cảm sốt, tê thấp,...Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Vương Tùng

1 Giới thiệu

Đặc điểm thực vật của cây Vương Tùng
Đặc điểm thực vật của cây Vương Tùng

Tên khoa học: Clausena indica (Dalz) Otiv.

Tên gọi khác: Củ khỉ, Sơn Hoàng Bì, Hồng Bì Núi.

Họ thực vật: họ Cam (Rutaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ, cao từ 3 đến 4 mét hoặc hơn.

Trên thân có nốt sần.

Cành khi non có màu đỏ tím.

Lá mọc so le, dạng lá kép, có 5-7 đôi gân lá. Trên lá có chứa nhiều túi tinh dầu.

Cụm hoa mọc ở đầu cành, hoa xim phân đôi, hoa Vương Tùng có màu trắng.

Tràng 4-5 cánh.

Đài 4-5 răng nhỏ.

Nhị 8-10.

Một nửa đài có chiều dài bằng cánh hoa, nửa còn lại ngắn hơn, đính đối diện với phía cánh hoa.

Quả dài, khi chín quả có màu đỏ, bên ngoài vỏ quả tương đối sần sùi.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 8, mùa quả rơi vào tháng 9 đến tháng 1 hàng năm.

Cây Vương Tùng có tên gọi khác là cây Củ Khỉ
Cây Vương Tùng có tên gọi khác là cây Củ Khỉ

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất, chủ yếu sử dụng lá và quả, có thể dùng rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Một số tỉnh của nước ta tìm thấy cây Vương Tùng như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng,...

Cây Vương Tùng có đặc điểm là ưa sáng khi lớn, còn nhỏ cây chịu bóng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có thể tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

2 Thành phần hóa học

Lá và cành chứa tinh dầu gồm limonen, Menthol, isomenthol,...

Hàm lượng tinh dầu cao nhất được tìm thấy trong lá chét và quả già của cây Vương Tùng.

3 Tác dụng - Công dụng của cây vương tùng

3.1 Tác dụng dược lý

Lê Tùng Châu đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh của cây nhờ phương pháp pha loãng tinh dầu trong môi trường lỏng. Kết quả cho thấy:

Khi sử dụng nồng độ 50mcg/ml, tinh dầu Vương Tùng có tác dụng ức chế các chủng Salmonella typhimurium, Shigella sonnei,...

Khi sử dụng nồng độ 75mcg/ml, tinh dầu Vương Tùng có tác dụng ức chế các chủng Streptococcus faecalis CCM 1875,...

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Đắng, hơi cay, tính mát.

Tác dụng: Tiêu thực, hóa đờm, kiện vị, khư phong thấp, thanh nhiệt.

3.2.2 Công dụng

Tinh dầu Vương Tùng có tác dụng trị cảm mạo, đau nhức, sốt rét.

Ngoài ra, nhân dân ta còn sử dụng rễ và lá của cây với lượng 8-16g sắc với 200ml nước cho đến khi còn 50ml để uống trong ngày có tác dụng chữa cảm sốt, tê thấp.

Rễ Vương Tùng khi phối hợp với các loại dược liệu khác như cành Tía Tô, thuyền thoái với lượng bằng nhau có tác dụng chữa phù toàn thân.

Rễ và lá còn sử dụng cùng với các vị thuốc khác để đắp bó chữa gãy xương.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Vương Tùng

4.1 Chữa cảm cúm, đau bụng

Mỗi ngày uống 10 đến 15 giọt tinh dầu Vương Tùng, có thể kết hợp cùng với dầu xoa để tăng hiệu quả.

4.2 Chữa cảm sốt, đau nhức xương khớp, phong thấp

20-30g bao gồm lá, cành và rễ.

Sắc lấy nước uống.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Củ Khỉ, trang 701-702. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Vương Tùng (Củ Khỉ - Clausena indica)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633