Ve Sầu (Cryptotympana japonica Kate.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Họ(familia)

Cicadidae

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Cryptotympana japonica Kate.

Ve Sầu (Cryptotympana japonica Kate.)

Thuyền Thoái hay còn được gọi là xác Ve Sầu là vị dược liệu quý với nhiều công dụng. Y học cổ truyền thường dùng để chữa đau đầu, chóng mặt, trẻ hay khóc đêm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về con Ve Sầu cũng như vị thuốc Thuyền Thoái

1 Giới thiệu về Ve Sầu

Tên khoa học của Ve Sầu: Cryptotympana japonica Kate.

Tên nước ngoài: Cicada (Anh), Cigale (Pháp).

Họ: Ve sầu Cicadidae.

1.1 Đặc điểm

Quá trình phát triển của Ve Sầu
Quá trình phát triển của Ve Sầu

Ve sầu là loài côn trùng có vỏ cứng, chiều dài cánh khoảng 3 đến 4cm. Toàn thân của Ve Sầu có màu vàng hơi nâu.

Đầu to, mắt kép, râu ngắn.

Ve Sầu thường có ngực và lưng hơi nhô lên.

Phần bụng chia làm 5-6 đốt. Ở những con ve sầu đực, đốt thứ nhất thường kèm theo cơ quan giúp phát tiếng kêu, bộ phận này thường có màu vàng.

Cánh Ve Sầu thuộc dạng màng, xếp thành hình mái nhà.

Có một số loài khác như Ve Sầu Đen (C.atrata Fabricius) hoặc Cryptotympana pustulata Fabricius cũng được sử dụng.

1.2 Phân bố, sinh thái

Hình ảnh Ve Sầu lột xác
Hình ảnh Ve Sầu lột xác
Quá trình lột xác của Ve Sầu
Quá trình lột xác của Ve Sầu

Ve Sầu được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới.

Ve Sầu sống trên những cây to tại các khu rừng và thành phố, thường nghe được tiếng Ve Sầu kêu vào mùa hè. Ve Sầu đực sẽ kêu đến khi chết. Cũng vào thời điểm này, Ve Sầu cái đẻ trứng, trứng trải qua giai đoạn nở để thành ấu trùng, những ấu trùng này sẽ sống dưới đất, sau đó, bò lên gốc cây, lột xác để thành Ve Sầu trưởng thành.

1.3 Bộ phận dùng

Toàn thân Ve Sầu
Toàn thân Ve Sầu

Thuyền Thoái, Thiền Thoái, Thiều Thuế hay Thuyền Y là tên gọi trong Y học cổ truyền nhằm Chỉ Xác Ve Sầu, Ve Sầu lột xác vào mùa hè do đó thường được thu nhặt xác vào thời điểm này (tháng 6-tháng 7).

Tất cả xác Ve Sầu được tìm thấy ở rừng, ở thành phố, làng quê trên các cây to hay mặt đất, trên sông, suối do bị nước cuốn trôi đều có thể dùng được.

Khi tiến hành lấy xác, cần lưu ý lấy nhẹ nhàng, đựng trong những lọ rộng, hạn chế ép mạnh vì có thể gây vụn xác. Sau khi đem về thì tiến hành rửa sạch và đem phơi khô.

1.4 Mô tả dược liệu Thuyền Thoái

Các bộ phận của Ve Sầu
Các bộ phận của Ve Sầu

Dáng cong, chân quặp lại, chiều dài dược liệu khoảng 3cm, có thể hơn.

Trên lưng, có một vết rách chạy dọc, mép cuộn vào bên trong.

Đầu dược liệu thót lại, hai mắt lồi ra bên ngoài, miệng rộng, môi trên ngắn, môi dưới kéo dài thành vòi.

Chân quặp vào bên trong, chân trước có kích thước lớn, trên chân có răng và lông màu vàng.

Bụng to, chia thành nhiều đốt.

Đuôi nhọn hoặc có thể hơi tù.

Trọng lượng nhẹ, bên trong rỗng, dễ bị vụn nát, có màu nâu vàng bóng đẹp mắt.

Khi sử dụng, tiến hành cho Thuyền Thoái vào nước sôi, rửa nhẹ nhàng, bỏ đầu và chân.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại Thuyền Thoái:

Thuyền Thoái có màu vàng, đây được coi là loại tốt nhất.

Thuyền Hoa là các Ve Sầu sau khi rơi xuống đất nảy sinh một mầm cỏ bên trong.

2 Thành phần hóa học của Thuyền Thoái

Dược liệu Thuyền Thoái (xác Ve Sầu)
Dược liệu Thuyền Thoái (xác Ve Sầu)

Xác Ve Sầu chứa kitin.

3 Tính vị, công năng

Xác Ve Sầu có vị mặn, ngọt, tính lạnh, không có mùa.

Công năng: Quy vào kinh can và phế, xác Ve Sầu có tác dụng tán phong, tiêu thũng, thanh nhiệt, chống viêm, thúc sởi.

4 Công dụng của Thuyền Thoái

Theo kinh nghiệm dân gian, xác Ve Sầu được dùng để chữa ho, sốt, mất tiếng, viêm tai giữa với liều dùng của Thuyền Thoái là 3-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Có thể dùng riêng xác Ve Sầu hoặc có thể đem phối hợp với các loại thuốc khác.

5 Một số cách trị bệnh từ Thuyền Thoái

5.1 Chữa chứng đau đầu, chóng mặt

Sử dụng xác Ve Sầu đem sao qua, sau đó tiến hành tán nhỏ, hòa với nước hoặc với rượu, mỗi lần uống 4g.

5.2 Chữa mắt có màng mộng

Sử dụng một lượng bằng nhau xác Ve Sầu và Cúc Hoa, đem tán nhỏ.

Hòa thêm nước với Mật Ong, mỗi lần uống 8-12g.

5.3 Chữa da khô, nóng ngứa

Thuyền Thoái
Thuyền Thoái

Sử dụng một lượng bằng nhau xác Ve Sầu, tổ ong đã nướng, các vị đem sao vàng, tán mịn thành bột.

Hòa với rượu, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

5.4 Chữa trẻ ho, thở gấp

Sử dụng một lượng bằng nhau xác Ve Sầu và củ Nghệ, đem tán nhỏ, tiến hành rây để lấy bột mịn.

Mỗi lần uống 8-16g, có thể uống với sữa hoặc đem sắc lấy nước uống.

5.5 Chữa nóng, sốt ở trẻ theo kinh nghiệm dân gian

3g xác Ve Sầu.

6g Câu Đằng.

Các vị đem tán nhỏ, thêm 200ml nước, sắc đến khi còn 50ml, thêm đường, chia làm 1-2 lần uống trong ngày.

Đối với trẻ còn đang bú mẹ, có thể hòa các vị sau khi tán nhỏ với sữa, chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc có thể bôi thuốc vào đầu núm vú và cho trẻ bú.

5.6 Chữa phù toàn thân

Sử dụng một lượng bằng nhau các vị: xác Ve Sầu, vỏ cây Thông, rễ cây Vương Tùng, cành Tía Tô. Đem nấu nước để tắm hàng ngày.

6 Một số bài thuốc dùng ở Trung Quốc

Xác Ve Sầu
Xác Ve Sầu

6.1 Chữa sốt cao

12g xác Ve Sầu.

10g con Tằm.

Các vị đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn sau đó uống với nước ấm.

6.2 Chữa chứng đau thắt tim

5-10g xác Ve Sầu, đem sắc lấy nước uống trong ngày.

6.3 Chữa trẻ em hay khóc đêm

3-6g xác Ve Sầu.

10g lá Bạc Hà.

Đem hãm hoặc sắc lấy nước uống.

6.4 Chữa viêm da dị ứng

5g xác Ve Sầu.

5g lá Bạc Hà.

Đem sắc lấy nước uống.

7 Phương thuốc trị liệu từ Ve Sầu trong cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh

7.1 Trị chứng kinh hãi

Sử dụng Ve Sầu đã bỏ chân, cánh, sau đó nướng qua.

0,9 Xích Thược Dược.

0,6g Hoàng Cầm.

Thêm 480ml nước, nấu đến khi còn 240ml.

Uống khi còn ấm.

7.2 Trị vết thương hở

1 con Ve Sầu.

2,5 Địa Phục Tử đã sao qua.

Xạ hương.

Các vị đem nghiền nhỏ, trộn 6g với rượu để uống.

7.3 Trị đau đầu

Dùng 2 con Ve Sầu còn sống đem đi nghiền.

Thêm vào cối 15g các vị Đan Sa, Nhũ Hương.

Sau đó, nặn thành từng viên.

Mỗi ngày sử dụng 1 viên nhét vào mũi. Cần lưu ý rằng, đau đầu bên nào thì cho thuốc vào mũi bên đó.

7.4 Trị chứng kinh hãi ở trẻ

Ve Sầu đã bỏ cánh và chân, tiến hành sau qua.

15,6g Phục Thần.

15,6g Mạch Môn Đông (bỏ nhân, sao).

0,9 Long Xỉ nghiền nhỏ.

0,9 Nhân Sâm bỏ đầu.

0,9 Câu Đằng.

6g Ngưu Hoàng nghiền nhỏ.

3,3cm da rắn lột đem sao.

0,6 Hạnh Nhân đem ngâm nước, bỏ vỏ và sao vàng.

Các vị đem nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1,5g hòa với nước giếng, có thể tăng giảm liều tùy theo mức độ bệnh và độ tuổi của trẻ.

7.5 Trị mắt co giật ở trẻ nhỏ, mạch đập nhanh

0,3g Ve Sầu sao qua.

0,3g Ngưu Hoàng nghiền nhỏ.

0,3g Hùng Hoàng nghiền nhỏ.

7 con Bò Cạp khô dùng sống.

Các vị đem nghiền nhỏ.

Thêm canh bạch hà uống 0,3g. Có thể tăng giảm liều tùy theo độ tuổi của trẻ.

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Xác Ve Sầu ngâm rượu có tác dụng gì?

Rượu xác Ve Sầu có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới. Cách làm như sau:

Xác Ve Sầu đem rửa sạch, phơi khô, cần chú ý rửa nhẹ nhàng để tránh nát dược liệu.

Thêm rượu vào ngâm.

Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ.

8.2 Xác Ve Sầu giá bao nhiêu?

Giá của Xác Ve Sầu sẽ dao động tùy thời điểm, gần đây, giá đang được thu mua lên đến 1,4 triệu đồng cho 1 kg xác.

9 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Ve Sầu, trang 1226-1227. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ve Sầu (Cryptotympana japonica Kate.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633