Vắp (Vấp - Mesua ferrea L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Clusiaceae (Măng cụt) |
Chi(genus) | Mesua |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Mesua ferrea L. |
Vắp thuộc dạng cây gỗ hay cây nhỡ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 30 mét, tán cành rậm rạp, nhánh cây nhỏ. Phiến lá thuộc dạng phiến thuôn hoặc hơi ngọn giáo, gốc lá tròn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Mesua ferrea L.
Tên gọi khác: Vấp.
Họ thực vật: Clusiaceae (Măng cụt).
1.1 Đặc điểm thực vật
Vắp thuộc dạng cây gỗ hay cây nhỡ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 30 mét, tán cành rậm rạp, nhánh cây nhỏ.
Phiến lá thuộc dạng phiến thuôn hoặc hơi ngọn giáo, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, phiến lá dày và dai, gân bên khó quan sát, chiều dài cuống lá khoảng từ 9-10mm.
Hoa mọc ở ngọn hay ở nách lá, thường mọc đơn độc, hoa có màu trắng hoặc màu hơi vàng, mùi thơm.
Quả thuộc dạng quả Xoan, nhọn, có đài tồn tại, gần như 1 ô, vỏ quả hóa gỗ, mở ở đỉnh thành 2 đến 4 van.
Mỗi quả gồm 1 hạt, hạt có dạng gần tròn, dài 2cm, rộng 1cm.
Dưới đây là hình ảnh của cây Vắp (cây Vấp):
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ, hoa, lá, hạt.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Vắp được tìm thấy ở Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây phân bố ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bao gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hòa Bình, Nghệ AN, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Vắp thường được nhân dân trồng để làm cảnh.
2 Thành phần hóa học
Hạt của cây Vắp có chứa 75-76% trọng lượng của hạch và 46-49% trọng lượng của hạt nguyên một chất dầu đặc có màu vàng và nâu đỏ, mùi đặc trưng, vị đắng. Dầu này có cấu tạo bởi các acid stearic, oleic, linoleic, arachidic.
Ngoài ra, hạt của cây Vắp còn chứa một chất Nhựa đắng, có tác dụng hơi độc với tim.
Hoa của cây có chứa tinh dầu, 2 chất đắng, chất đắng chính là mesuol có hàm lượng 1%.
Mesuol và mesuone có hoạt tính kháng sinh.
3 Cây Vắp (Vấp) có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
Các thành phần hóa học chính của hoa cây Vắp bao gồm coumarin, Flavonoid, triterpenoid và axit mangiferic. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng cholinesterase, chống oxy hóa, chống kết tập tiểu cầu.
3.1.1 Chống oxy hóa
Chiết xuất Ethanol của lá cây Vắp đã được thử nghiệm về hoạt tính chống oxy hóa bằng cách sử dụng một thử nghiệm như loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). Các phát hiện cho thấy 70% chiết xuất ethanol của lá Mesua ferrea có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể.
3.1.2 Tác dụng giảm đa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần không phân cực (n-hexane) của lá cây Vắp có hoạt tính giảm đau tốt hơn đối với chứng đau nội tạng do axit axetic gây ra ở chuột. Phát hiện này cho thấy phần không phân cực có hoạt tính giảm đau tốt hơn so với phần phân cực.
3.1.3 Tác dụng chống viêm
Mesuaxanthone-A, mesuaxanthone-B, calophyllin-B, dehydrocycloguanandin, euxanthone, jacareubin và 6-desoxy jacareubin có hoạt tính chống viêm đầy hứa hẹn trong các mô hình chuột bị phù chân do carrageenam gây ra.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Hoa có vị chát, mùi thơm, có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, lợi tiêu hóa, lợi trung tiện, trợ tim, bổ huyết.
Quả khi chín có mùi thơm có tác dụng làm ra mồ hôi.
Vỏ của cây Vắp có tác dụng làm săn da, làm thơm.
Lá khô có tác dụng lợi tiêu hóa, làm săn da.
Hạt của cây Vắp có tác dụng tư bổ cường tráng.
3.2.2 Công dụng
Vắp có dáng rất đặc biệt, tán cây rậm, lá non có màu tía, lá trưởng thành lại có màu ánh bạc ở mặt dưới, hoa đẹp và thơm nên thường được trồng ở các ngôi đền, chùa.
Những cây trồng ở miền Bắc có kích thước nhỏ, ít lá nên thường được trồng làm cây cảnh để trang trí sân vườn.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng hoa của cây Vắp để trị ho, sau khi phơi khô thì làm thành bột sau đó thêm dầu hoặc bơ để đắp ngoài trong trường hợp bị chảy máu, bỏng ở chân. Chồi hoa dùng khi bị lỵ.
Vỏ có thể phối hợp với Gừng để làm thuốc toát mồ hôi.
Lá và hoa còn được dùng trong trường hợp bị rắn cắn hoặc bị bò cạp đốt.
Nhân dân Thái Lan dùng lá cây để trị vết thương đã bị nhiễm trùng.
Nhân dân Ấn Độ còn sử dụng lá để ướp hương dầu.
Hạt có thể làm thành bột đắp ngoài trong trường hợp bị phong thấp hoặc khi có vết thương.
Nhân dân ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng hạt để trị sang dương thũng độc.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Vắp, trang 1154-1155. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Mubareke Kuerban và cộng sự (Ngày đăng năm 2024). Comparative discriminant analysis of Mesua ferrea L. and its adulterants, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.