Vạn Tuế (Cycas revoluta Thunb.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Cycadophyta (ngành Tuế)

Bộ(ordo)

Cycadales (Tuế)

Họ(familia)

Cycadaceae (Tuế)

Chi(genus)

Cycas (Tuế)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Cycas revoluta Thunb.

Vạn Tuế (Cycas revoluta Thunb.)

Vạn Tuế thuộc dạng cây cao, thân cây có dạng hình trụ, cuống lá rụng phủ đầy gốc, cây không phân nhánh. Lá cây mọc sát nhau tạo thành vòng ở ngọn thân, chiều dài lên đến 1 mét. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Cycas revoluta Thunb.

Tên gọi khác: Tô thiết, Tỵ hỏa tiêu.

Họ thực vật: Thiên tuế Cycadaceae.

1.1 Đặc điểm cây Vạn tuế

Vạn Tuế thuộc dạng cây cao, thân cây có dạng hình trụ, cuống lá rụng phủ đầy gốc, cây không phân nhánh.

Lá cây Vạn tuế mọc sát nhau tạo thành vòng ở ngọn thân, chiều dài lên đến 1 mét hoặc hơn, tạo thành hình lông chim. Lá chét gần như mọc đối, phiến lá có dạng hình kim, chiều dài khoảng 15 đến 18cm, chiều rộng 6mm, các lá phía gốc có kích thước nhỏ hơn, đầu lá nhọn, sắc. Những lá ở gần gốc đôi khi tiêu giảm thành gai.

Cây khác gốc, đực và cái riêng, nón đực hẹp, chiều dài khoảng 28cm, chiều rộng 4cm, nhị thưa, mang bao phấn dọc, nón cái gồm nhiều lá noãn chiều dài 20cm, có lông màu trắng, hơi vàng.

Hạt dạng quả hạch, hình trái xoan dẹt, lúc đầu có lông, sau nhẵn, có màu da cam.

Lá cây Vạn tuế
Lá cây Vạn tuế

1.2 Thu hái và chế biến

Hạt, lá, rễ và hoa.

1.3 Môi trường sống của cây Vạn tuế

Chi Cycas L. được coi là nhóm thực vật hạt cổ nhất còn tồn tại cho đến hiện nay. Chi này hiện có khoảng 86 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới ở nhiều châu lục khác nhau.

Tại nước ta, có khoảng 22 loài được định tên vào năm 2000.

Vạn tuế được trồng lâu đời tại Nhật Bản, Đông Ấn Độ, Trung Quốc. Tại nước ta, cây được trồng cổ trong các khu vực đình chùa và gia đình phong lưu thời phong kiến.

Vài năm gần đây, nhờ công nghệ trồng trọt phát triển, Vạn tuế được trồng nhiều và phổ biến để làm cây cảnh.

Vạn tuế là loài ưa sáng, có khả năng chịu khô hạn, nắng nóng vào mùa hè. Các lá non thường mọc nhiều vào mùa xuân. Số lượng lá của cây phụ thuộc vào tuổi của cây và điều kiện chăm sóc.

Cây thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.

Hạt to, khi chín có màu vàng, sau khi gieo khoảng 3-5 tháng sẽ bắt đầu nảy mầm. Cây sinh trưởng chậm nhưng vẫn được trồng để làm cây cảnh.

Hình ảnh cây Vạn tuế
Hình ảnh cây Vạn tuế

1.4 Cách trồng cây Vạn tuế

Vạn tuế có sức sống tốt, có khả năng chịu nóng, chịu hạn do đó việc trồng cây cũng tương đối đơn giản nhưng do cây sinh trưởng chậm nên thường mất nhiều thời gian.

Nên trồng cây khi thời tiết mát mẻ từ tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 đến tháng 10.

Chọn đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng cao.

Cây sau khi trồng thường xuyên tưới nước để cây có đủ ẩm, có thể bón thêm phân kích rễ để giúp cây phát triển tốt.

Cây Vạn tuế thường được trồng để làm cảnh
Cây Vạn tuế thường được trồng để làm cảnh

2 Có nên trồng cây vạn tuế trước nhà không?

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn tuế: Vạn tuế tượng trưng cho sự trường thọ, đem lại cuộc sống bình yên, tài lộc cho gia chủ.

3 Thành phần hóa học

Hạt chứa 2 acid amin phi protein là cycasmden và cycassithiamid cùng 8 loại acid amin khác.

Thân cây chứa tinh bột, trong đó hàm lượng amylose chiếm 24%.

Vạn tuế là cây có độc
Vạn tuế là cây có độc

4 Tác dụng - Công dụng của cây Vạn tuế

4.1 Tác dụng dược lý

4.1.1 Tác dụng trên ung thư

Thành phần cycasin có tác dụng chống ung thư đồng thời hoạt chất này cũng cho thấy tác dụng gây ung thư.

Sau khi uống, cycasin bị thủy phân tạo thành genin gây ung thư, tuy nhiên đây là thí nghiệm trên mô hình gây u báng trên chuột nhắt trắng. Việc sử dụng cycasin theo đường tiêm dưới da lại cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển của u báng.

Toàn thân cây Vạn tuế
Toàn thân cây Vạn tuế

4.1.2 Độc tính

Cycasin có độc tính khá mạnh. Liều chết trung bình khi thử nghiệm trên chuột nhắt trắng là 1670 mg/kg, liều chết trung bình trên chuột lang là 1000mg/kg.

4.2 Tính vị, tác dụng

Vạn tuế có vị ngọt, nhạt, tính bình.

Lá cây có vị ngọt, hơi chua, tính ôn, có độc quy vào kinh can, vị. Lá cây có tác dụng thu liễm, chỉ thống, chỉ huyết, giải độc.

Hoa có tác dụng lý khí, ích thận, chỉ thống, cố tinh.

Hạt có vị đắng chát, có độc, tính bình có tác dụng giáng huyết áp, trừ đàm, chỉ khái.

Rễ có tác dụng bổ thận, hoạt lạc, khu phong.

Cây Vạn tuế
Cây Vạn tuế

4.3 Công dụng

Lá cây được dùng trong các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, kiết lỵ ra máu, loét dạ dày tá tràng, đau dây thần kinh, mất kinh, chữa ho.

Thời gian gần đây, lá cây còn được sử dụng trong các trường hợp huyết áp cao, ung thư, ung bướu với liều 20-40g mỗi ngày, đem chặt nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống, có thể sử dụng phương pháp đốt tồn tính rồi đem tán bột uống.

Lá cây còn được dùng ngoài trong trường hợp bị vết thương chặt chém bằng cách sao tồn tính, tán bột và rắc lên vết thương. Ngoài ra, nhân dân còn trộn bột với Dầu Vừng, bôi lên các khu vực bị mụn nhọt, sưng tấy.

Hoa dùng trong trường hợp bạch đới, di tinh, đau kinh, đau thượng vị với liều 3-6g mỗi ngày đem sắc lấy nước uống.

Hạt dùng trong trường hợp chữa cao huyết áp, hoạt tính, ho đờm, khí hư với liều 9-12g mỗi ngày đem sắc lấy nước uống hoặc nghiền thành bột uống với liều 4-8g.

Rễ cây dùng trong trường hợp lao phổi, đau thắt lưng, đau răng, thấp khớp với liều 10-15g sắc nước uống.

Ruột của cây Vạn tuế sau khi thái miếng, đem phơi khô, được bán dưới tên Nam phục linh, dùng thay vị thuốc Phục Linh cần có nhiều nghiên cứu hơn.

Chú ý: Hạt, vỏ và ngọn thân của cây có độc do đó khi dùng cần thận trọng.

Hoa của cây Vạn tuế
Hoa của cây Vạn tuế

5 Giá 1 chậu cây Vạn tuế là bao nhiêu?

Báo giá cây vạn tuế cao 1 mét: Với những chậu cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng 30-50cm thì giá thành dao động khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng, những cây Vạn tuế có chiều cao khoảng 1 mét, giá có thể lên đến vài triệu đồng.

Giá cây vạn tuế 20 năm: Vạn tuế là cây sinh trưởng và phát triển chậm, do đó những cây có tuổi thọ càng lớn thì giá thành càng cao.

6 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Vạn tuế, trang 1049-1050. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Vạn Tuế (Cycas revoluta Thunb.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633