Vạn Niên Thanh (Rhodea japonica Roth.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Asparagales (Thiên môn đông)

Họ(familia)

Alliaceae (Hành)

Chi(genus)

Rhodea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Rhodea japonica Roth.

Vạn Niên Thanh (Rhodea japonica Roth.)

Vạn niên thanh thuộc dạng cây nhỏ, cây sống nhiều năm. Cây có thân rễ ngắn, to, có nhiều rễ nhỏ. Lá cây mọc từ thân rễ, phiến lá có dạng hình mác, chiều dài mỗi lá khoảng 30 đến 35cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Rhodea japonica Roth.

Tên gọi khác: Vạn thiên thanh cây nhằm phân biệt với Vạn niên thanh dây.

Họ thực vật: Alliaceae (Hành).

Toàn cây Vạn niên thanh
Toàn cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh

1.1 Cây Vạn niên thanh có mấy loại?

Cần lưu ý rằng, tên gọi Vạn thiên thanh được dùng để chỉ nhiều cây khác nhau, cây Vạn thiên thanh dùng để trồng làm cảnh có tên khoa học là Aglaonema siamense Engl., thuộc họ Ráy (Araceae). Còn cây Vạn thiên thanh dưới đây hiện chưa thấy trồng ở nước ta.

Cây Vạn niên thanh có mấy loại?
Cây Vạn niên thanh có mấy loại?

1.2 Đặc điểm thực vật

Vạn niên thanh thuộc dạng cây nhỏ, cây sống nhiều năm. Cây có thân rễ ngắn, to, có nhiều rễ nhỏ.

Lá cây mọc từ thân rễ, phiến lá có dạng hình mác, chiều dài mỗi lá khoảng 30 đến 35cm, chiều rộng từ 5 đến 8cm, phiến dai, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên, hơi lượn sóng, hai mặt của lá nhẵn, mặt trên bóng, gân chính rất rõ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá tạo thành bông ngắn, mỗi bông gồm nhiều hoa nhỏ, hoa có màu lục nhạt.

Quả của cây Vạn thiên thanh có dạng hình cầu, quả mọng, quả khi chín có màu vàng hoặc màu da cam.

Mùa hoa quả từ tháng 4 đến tháng 8.

Dưới đây là hình ảnh cây Vạn niên thanh:

Cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh
Lá cây Vạn niên thanh
Lá cây Vạn niên thanh

1.3 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, thường dùng thân rễ và lá.

Thời điểm thu hái: Mùa thu.

Chế biến: Dùng tươi hay khô.

1.4 Đặc điểm phân bố

Như đã đề cập, loại cây này chưa tìm thấy mọc ở nước ta, chỉ mới được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản với mục đích trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Theo Thôn Đào Thái vào năm 1927, Vạn niên thanh có chứa rodein. Sau này, vào năm 1954, Hayao Nawa đã chứng minh cây này có chứa 3 chất gồm rodexin A, rodexin B, rodexin C.

Quả của cây Vạn niên thanh
Quả của cây Vạn niên thanh

3 Tác dụng của cây Vạn niên thanh

3.1 Tác dụng dược lý

Rodein cho thấy tác dụng tăng co bóp cơ tim, ức chế sự dẫn truyền của cơ tim. Ngoài ra, hoạt chất này còn cho thấy tác dụng khiến tim từ đập loạn nhịp trở về bình thường, rodein còn gây tăng huyết áp, từ đó gián tiếp cho thấy tác dụng lợi tiểu.

Khi tiêm rodein cho động vật thí nghiệm (mèo, thỏ) thì đầu tiên thấy hô hấp tăng nhưng sau đó chậm lại, ở thần kinh cơ xương thì thấy tác dụng tê liệt, rodein còn gây nôn do kích thích trung khu nôn.

Rodein làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn dạ dày, cơ trơn ruột, cơ trơn tử cung từ đó làm tăng sự co bóp.

Rodein khi tiêm làm cho vùng da bị tiêm có hiện tượng phát đỏ, sưng tấy còn khi uống thì thấy tác dụng gây nôn.

So với digitoxin thì rodein có độc tính mạnh hơn, gây nôn nhiều do đó khi dùng cần hết sức cẩn thận.

Cây Vạn niên thanh có tác dụng gì?
Cây Vạn niên thanh có tác dụng gì?

3.2 Cây Vạn niên thanh có độc không?

Vạn niên thanh có vị cay, hơi đắng, hơi có độc, tính hàn. Cây có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.

3.3 Công dụng

Vạn niên thanh được dùng trong trường hợp bị bạch hầu, ho suyễn, ho, viêm đường tiết niệu, vàng da cổ trướng, viêm ruột.

Liều dùng là 15-30g cây tươi đem rửa sạch sau đó nghiền nát, ép lấy nước cốt và uống.

Có thể dùng nước cốt chế cùng với một ít giấm rồi ngậm sau đó nuốt dần dần khi bị viêm họng, có thể dùng liều cao để gây nôn.

Vạn niên thanh có thể dùng ngoài bằng cách dùng cây tươi, giã nát đắp khi bị bỏng hoặc viêm da có mủ, mụn nhọt, sa trực tràng, trĩ kết hợp thêm việc dùng lá nấu nước để rửa.

Dùng 120g cây tươi Vạn niên thanh giã nát sau đó ép lấy dịch, thêm 120g đường trắng, khuấy đều rồi uống khi bị rắn cắn.

Cây Vạn niên thanh có độc không?
Cây Vạn niên thanh có độc không?

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Cây Vạn Niên Thanh trang 606-608. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Vạn niên thanh, trang 1048-1049. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Vạn Niên Thanh (Rhodea japonica Roth.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633