Tỳ Giải (Dioscorea tokoro Makino)
16 sản phẩm
Dược sĩ Khánh Huyền Dược sĩ chuyên môn
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Tỳ giải được viết đến với công dụng phổ biến là kháng khuẩn, kháng viêm,... Ngoài những công dụng trên, Tỳ giải còn có những đặc điểm, đặc tính, tác dụng gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) gửi đến bạn đọc những thông tin có thể giúp bạn phần nào hiểu được rõ hơn về loài dược liệu này.
1 Giới thiệu về cây Tỳ giải
Tỳ giải hay còn gọi là Xuyên Tỳ Giải, Sơn tỳ giải, Tất giả với tên khoa học Dioscorea tokoro Makino, thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Ngoài D.tokoro, người ta còn khai thác một số cây khác thuộc chi Dioscorea với tên Tỳ giải. Theo Dược điển Trung Quốc 2006 sử dụng Miên tì giải - Dioscorea septemloba Thunb. hoặc Dioscorea futschauensis, Uline ex R. Kunth và Phấn tỷ giải Dioscorea hypoglauca Palibin. Ở nước ta cũng có khai thác vị thuốc mang tên Tỳ giải nhưng chưa xác định
1.1 Đặc điểm thực vật cây Tỳ giải
Tỳ giải là cây thân leo với thân quấn quanh sống lâu năm. Lá cây có màu xanh, hình tim, mọc so le cùng các tua cuốn do lá kèm tạo nên. Mặt trên lá có 7-9-11 gân hình chân vịt nổi rõ. Cuống lá dài. Hoa đơn tính, khác gốc, đều, nhỏ, màu xanh nhạt, mọc thành bông. Quả nang có kích thước nhỏ, có cánh.
Củ cây Tỳ giải được hình thành từ rễ cây phình to. Các củ có cạnh không đều nhau, độ dày khoảng 2-5mm. Bên ngoài vỏ có màu hơi nâu, màu vàng, có rễ nhỏ mọc rải rác xung quanh quanh. Củ có vị đắng, cứng, chất bột. bên trong màu trắng, màu nâu xám hoặc hơi xám, có các bó mạch nằm rải rác màu nâu.
1.2 Đặc điểm phân bố
Tỳ giải bắt nguồn từ Trung Quốc, cụ thể hơn là các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, các tỉnh giáp với miền Bắc nước ta. Ở Việt Nam hiện nay, giống cây của Trung Quốc chưa tìm được. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn khai thác được một số loại giống cây Tỳ giải nhưng thuộc họ khác và chưa xác định được chính xác tên khoa học
1.3 Thu hái và chế biến
Tỳ giải sử dụng củ hay còn gọi là thân rễ để làm dược liệu hỗ trợ chữa bệnh.
Củ cây có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên vào mùa đông thích hợp nhất để thu hái vì có dược tính tốt nhất. Củ cây được đào lên một cách cẩn thận để không vụn nát. Sau đó mang về loại bỏ những củ bị mối mọt rồi cắt bỏ rễ con. Cuối cùng rửa sạch qua nhiều lần nước cho sạch đất cát.
Theo dân gian ở Trung Quốc, sau khi loại bỏ rễ và rửa sạch, củ sẽ được đem đi bào mỏng, đem phơi hoặc sấy khô để dùng uống. Còn ở Việt nam, củ sẽ được đem ngâm với nước vo gạo để qua đêm rồi lấy bàn chải rửa sạch. Đem ủ cho mềm rồi cuối cùng thái lát mỏng, phơi khô.
2 Thành phần hóa học
Năm 1936, các nhà hoá học Nhật Tsukano và Ueno đã tách được diosgenin từ Củ Tỳ giải. Đây là sapogenin steroid đầu tiên được biết, có nối đôi ở 6-6. Ngoài ra trong tỷ giải còn có những sapogenin khác như yonogenin, tokorogenin,kogagenin, igagenin , isodiotigenin.
Hàm lượng sapogenin toàn phần vào khoảng 1 - 1,5%. Các Saponin được biết trong tỳ giải gồm dioscin, gracillin và prosapogenin B, yononin A... Hàm lượng và thành
phần các saponin trong tỳ giải phụ thuộc nhiều vào tuổi và giai đoạn phát triển của cây.
Ngoài saponin, trong củ tỳ giải còn có một số flavanonol là dihydroquercetin, smitilbin, engeletin, isoengetitin, astilbin và isoastilbin và các chất như eurryphin, resveratrol và acid 5-O-caffeoylshikimic.
3 Tác dụng - Công dụng của Tỳ giải theo Y học cổ truyền
3.1 Tác dụng dược lý
Tỳ giải có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Nước sắc Tỳ giải có tác dụng trị viêm khớp, đau cơ, viêm tuyến tiền liệt và làm tan cục máu đông. Nó làm giảm có ý nghĩa sự tăng sản của hFLSCs vốn được kích thích bởi interleukin-1beta (IL-1beta) yếu tố alpha gây hoại tử khối u (TNF-alpha)
Có thể dùng để chiết diosgenin để làm nguyên liệu bán tổng hợp từ thuốc steroid.
3.2 Công dụng của Tỳ giải theo Y học cổ truyền
3.3 Tính vị
Tính vị: Vị đắng, tính bình
3.4 Quy kinh
3 kinh tỳ, thận, bàng quang.
4 Bài thuốc chữa bệnh từ cây Tỳ Giải
Y học dân tộc cổ truyền dùng tý giải làm thuốc lợi tiểu, chữa viêm bàng quang mãn tính, viêm niệu đạo, chữa thấp khớp. Dùng dưới dạng thuốc sắc.
Ngày dùng 12 - 18g.
Lợi thấp hóa trọc, dùng trong các trường hợp tiểu tiện vàng đỏ, nước tiểu ít đục, đi tiểu buốt rắt do viêm thận cấp; hoặc bệnh bạch đới của phụ nữ, phối hợp với Kim tiền thảo, xa tiền tử, thông thảo, Ngưu Tất, hoàng bá.
Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ dùng trong các trường hợp chân tay đau nhức, đau khớp do phong hàn thấp tỳ, phối hợp thổ Phục Linh, ngưu tất.
Giải độc, trị mụn nhọt: phối hợp với liên kiều, Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa.
Trừ thấp nhiệt đối với phần khí bị thấp nhiệt dẫn đến sốt cao, phối hợp phục linh, Trạch Tả. mộc thông.
Liều dùng: 8-12g
Kiêng kỵ: những người âm hư không có thấp nhiệt không dùng. Khi dùng có thể ngâm với rượu, sau phơi khô hoặc trích với nước muối.
5 Tài liệu tham khảo
- Dược liệu học (Nhà xuất bản Y học) tập 1. Tỳ giải, trang 270-272, Dược liệu học tập 1. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.