Tước Sàng (Justicia procumbens L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Acanthaceae (Ô rô)

Chi(genus)

Justicia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Justicia procumbens L.

Danh pháp đồng nghĩa

Rostellularia procumbens (L.) Nees

Tước Sàng (Justicia procumbens L.)

Tước sàng thuộc dạng cây thảo, sống một năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 50cm, thân có 2 cạnh, vỏ thân có màu lục, hai cạnh đối nhau thường có lông. Phiến lá có dạng hình trứng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Justicia procumbens L.

Tên đồng nghĩa: Rostellularia procumbens (L.) Nees

Họ thực vật: Acanthaceae (Ô rô).

Cây Tước sàng
Cây Tước sàng
Cây Tước sàng
Cây Tước sàng

1.1 Đặc điểm thực vật

Tước sàng thuộc dạng cây thảo, sống một năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 50cm, thân có 2 cạnh, vỏ thân có màu lục, hai cạnh đối nhau thường có lông.

Phiến lá có dạng hình trứng, thuôn hay hình ngọn giáo, chiều dài mỗi lá khoảng 2 đến 5cm, chiều rộng từ 1 đến 3cm, chiều dài mỗi cuống khoảng 1 đến 3cm.

Hoa mọc thành bông ở ngọn, xếp thành 4 hàng, mỗi hoa ở nách một lá bắc có dạng hình chỉ hoặc hình ngọn giáo, có lông.

Đài 4, kích thước gần bằng nhau, nhị 2, bầu 1 ô.

Quả nang, nhẵn, ngắn.

Dưới đây là hình ảnh cây Tước sàng:

Hình ảnh cây Tước sàng
Hình ảnh cây Tước sàng

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Thường thu hái vào mùa hè thu.

Chế biến: Rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tước sàng được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố phổ biến ở nhiều nơi, thường mọc ở ven đường, ven bờ nước, ven rừng, bãi cỏ.

Tước sàng ra hoa vào tháng 6 đến tháng 9, có quả vào tháng 9 đến tháng 11.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Tước sàng có chứa các thành phần bao gồm:

  • Glucosid justicidin C.
  • Glucosid justicidin D.
  • Glucosid justicidin E.
Cây Tước sàng
Cây Tước sàng

3 Tác dụng của cây Tước sàng

3.1 Tác dụng dược lý

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác dụng bảo vệ của chiết xuất N-butanol từ cây Tước sàng trên chuột bị viêm cầu thận mạn tính (CGN) bằng mô hình chuột và các thí nghiệm liên quan đến chức năng ty thể. Một mô hình chuột bị tổn thương thận đã được phát triển bằng cách tiêm adriamycin vào tĩnh mạch đuôi đơn (9 mg/kg). Bệnh lý thận đã được phân tích thông qua nhuộm hematoxylin-eosin (HE) và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Quá trình apoptosis tế bào trong mô thận đã được phân tích bằng cách nhuộm TUNEL. Nồng độ protein đã được đo thông qua phân tích miễn dịch mô học (HIF-1α, FN, α-SMA và Collagen I) và Western blot (Mn-SOD, p-Drp-S637, MFN1, MFN2, OPA1, TFAM, Nrf1, ATP6, SIRT1 và PGC-1α). UHPLC-MS/MS đã được sử dụng để phân tích sự hiện diện của các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học trong J-NE. Kết quả cho thấy rằng, Tước sàng có thể bảo vệ thận khỏi tổn thương tế bào cầu thận do động lực ty thể và rối loạn chuyển hóa năng lượng bằng cách điều chỉnh con đường truyền tín hiệu SIRT1/PGC-1α.

Cây Tước sàng có tác dụng gì?
Cây Tước sàng có tác dụng gì?

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tước sàng có vị mặn, tính hàn, cay, cây có tác dụng giải độc thanh nhiệt, hoạt huyết chỉ thống, lợi thấp tiêu trệ.

3.2.2 Công dụng

Tước sàng được dùng trong các trường hợp sưng họng, cảm mạo phát sốt, trẻ em cam tích suy dinh dưỡng, viêm ruột, dưỡng lỵ, sốt rét, viêm gan hoàng đản, bệnh đường tiết niệu đái ra mật, viêm thận phù thũng,...

Tước sàng còn được dùng ngoài để chữa mụn nhọt và viêm mủ da, các trường hợp đòn ngã gây tổn thương. Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 15 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

Có thể dùng cây tươi để giã nát dùng ngoài.

Cây Tước sàng
Cây Tước sàng

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2, trang 652-653. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Zhongzhu Ai và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2024). Rostellularia procumbens (L) Nees. extract attenuates adriamycin-induced nephropathy by maintaining mitochondrial dynamics balance via SIRT1/PGC-1α signaling pathway activation, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tước Sàng (Justicia procumbens L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595