Tóc Tiên Rừng (Disporum calcaratum)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cây Tóc tiên rừng có tên khoa học là Disporum calcaratum D. Don var. rubriflorum Gagnep, thường được tìm thấy ở những nơi ẩm mát, dùng để làm thuốc chữa sốt, ho. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Tóc tiên rừng
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Disporum calcaratum D. Don var. rubriflorum Gagnep.
Tên gọi khác: Trúc Diệp Sâm, Bạch Vị Sâm, Vạn Thọ Trúc.
Họ thực vật: Thiên môn Asparagaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Tóc tiên rừng thuộc dạng cây nhỏ, có chiều cao khoảng 30 đến 60cm, cây có thân rễ mảnh.
Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng. Lá gần như không có cuống, phiến lá tròn ở gốc và nhọn ở đầu, mép lá nguyên, chia thành 5-7 gân chính có dạng hình cung.
Cụm hoa mọc thành tán ở kẽ lá, cuống hoa dài. Mỗi cụm hoa gồm từ 5 đến 6 bông hoa có màu đỏ tía.
Quả mọng, có dạng hình cầu, khi quả chín có màu xanh lơ tím.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 7.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hoa, lá, thân rễ.
Thời điểm thu hái: Rễ được thu hái vào mùa hè, thu.
Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Disporum Salisb. D. Don ở Việt Nam có khoảng 4-5 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng núi cao, đặc biệt là các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc.
Tóc tiên rừng phân bố gốc ở phía Nam của Trung Quốc, phía bắc của Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar.
Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở một số vùng núi có độ cao trên 1000 mét thuộc các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng,...
Tóc tiên rừng là loài cây ưa ẩm, ưa bóng, thường được tìm thấy ở các tán rừng, chạy dọc theo những bờ suối, hốc đá. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm mát ở các vùng nhiệt đới.
Những vùng Tóc tiên rừng mọc, đất thường mùn và giữ nước tốt, pH ở mức trung tính.
Cây con có khả năng tái sinh từ hạt xung quanh cây mẹ.
Cây có vùng phân bố tương đối hạn chế do nạn phá rừng đã thu hẹp nơi sống của cây do đó, cần có các biện pháp để bảo vệ loài cây quý hiếm này.
2 Công dụng của cây tóc tiên rừng
2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Thân rễ có vị ngọt, tính bình.
Tác dụng: Nhuận phế, ích phế, dưỡng âm.
2.2 Công dụng
Cây được sử dụng làm thuốc bổ, đau lưng, nóng buốt trong xương, ho, bạch đới, mồ hôi trộm với liều dùng được khuyến cáo là 10-16g thân rễ, dùng loại tươi, đem thái nhỏ, sau đó nấu với thức ăn, có thể phối hợp thêm một lượng bằng nhau các vị Tế Tân, hoàng tinh.
3 Bài thuốc chữa bứt rứt, nóng sốt, khó ngủ từ cây Tóc tiên rừng
12g thân rễ của cây Tóc tiên rừng.
12g hạt Đậu Ván.
12g vỏ quả Dưa Hấu.
12g Lá Sen.
Đem sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên dùng nhiều ngày.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, tập 2. Tóc tiên rừng, trang 1024-1025. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.