Trầu Tiên

1 sản phẩm

Trầu Tiên

Ngày đăng:
Cập nhật:

Trầu tiên được sử dụng rộng rãi bởi công dụng tăng lực, bổ tiêu hóa. Vậy, vị thuốc này có tác dụng gì? Và sử dụng Trầu tiên thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

1 Giới thiệu về cây Trầu tiên

Trầu tiên còn có tên gọi khác là Hoa tiên; cây ưa ẩm và chịu bóng, mọc trên lớp thảm mục gần bờ suối, dưới tán rừng thường xanh, ở độ cao 1000-1500m.

Tên khoa học của Trầu tiên là Asarum glabrum Merr. (Asarum maximum Hemsl.), thuộc họ Nam Mộc Hương (Aristolochiaceae).

Hình ảnh hoa Trầu tiên
Hình ảnh hoa Trầu tiên

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo sống lâu năm, cao 20-30cm, nhẵn; thân rễ mảnh, nằm rồi đứng, chia nhiều đốt, to 5-6mm. Lá 2-3, mọc từ thân rễ, to, phiến hình tim tam giác, dài tới 25cm, rộng 4-7cm, chóp có mũi nhọn, gốc có 2 thùy thuôn tròn, song song hoặc chuỗi ra, phiến như da, nhẵn, mép nguyên, mặt trên lục bóng, mặt dưới nhạt; gân ở gốc 5; cuống lá dài hơn phiến, 10-18cm. 

Hoa mọc đơn độc ở gốc cuống lá, đều, tím; cuống dài 2-3cm cong xuống; lá bắc dài, hẹp và nhọn; bao hoa màu xám nâu, có ống thuôn hẹp thành chóp ở gốc, điểm vạch dọc và loe ra ở đầu thành 3 thùy hình tim; nhị 12, bằng nhau, bao phấn dài hơn chỉ nhị; nhụy tập hợp thành cột dày, ngắn hơn bao phấn; đài dài, xoan, đầu tròn, 7 gân; ống thắt lại ở ⅓ trên. Quả nang cao 3,5mm, bao bọc bởi bao hoa tồn tại; hạt nhiều, nhỏ, nâu bóng. Mùa hoa quả vào tháng 4-7.

Phân biệt với Thổ Tế Tân và Tế tân nam, có tác dụng chữa ho, tê thấp.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Hoa, rễ, lá, dùng tươi hay phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây có ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc.

2 Thành phần hóa học

Tinh dầu từ Trầu tiên thu được bằng cách chưng cất nước toàn bộ cây (lá, thân, hoa và rễ), thu được với hiệu suất 0,12% (w/w, dựa trên nguyên liệu khô). 36 thành phần được xác định chiếm 93,7% toàn bộ tinh dầu. Phenylpropanoids là thành phần chính, với safrole (41,9%) là hợp chất chủ yếu. Bên cạnh safrole, các phenylpropanoid được đại diện bởi apiol parsley (8,2%), methyleugenol (6,9%), (E)-asarone (5,3%), -asarone (4,7%), myristicin (4,3%), 4-methoxysafrole (3,2%), dillapiol (3,0%), elemicin (1,6%) và eugenol (0,2%). Nhiều loại hydrocacbon monoterpene và monoterpen oxy hóa đã được phát hiện. Những chất có tỷ lệ phần trăm bằng hoặc cao hơn 1% là: -thujene, -pinene, terpinen-4-ol và -terpinyl axetat. Hydrocacbon sesquiterpene chỉ hiện diện ở mức độ thấp. Ngược lại, sesquicineole, một sesquiterpene oxy hóa hiếm, chiếm 2,6% thành phần. 

Thành phần tinh dầu Trầu tiên
Thành phần tinh dầu Trầu tiên

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Đại hoàng - Vị thuốc trị các vấn đề về tiêu hoá hiệu quả

3 Tác dụng - Công dụng của Trầu tiên

3.1 Tác dụng dược lý

Methyl eugenol có trong Trầu tiên có tác dụng ức chế hoàn toàn sự sinh độc tố bởi Aspergillus versicolor và 3 loài Aspergillus khác ở nồng độ 100 và 200 μc/ml. Methyl eugenol có tác dụng gây ung thư gan ở chuột nhắt trắng.

Safrol có tác dụng gây ung thư ở chuột nhắt và chuột cống trắng, gây ung thư gan sau khi cho uống; và gây ung thư gan và phổi và chuột nhất đực non sau khi tiêm dưới da. Chuột nhắt trắng đực và cái được cho liều hàng ngày 464 mg/kg ở 7 ngày tuổi bằng ống thông dạ dày cho tới khi chuột được 28 ngày tuổi. Sau đó cho safrol vào thức ăn hàng ngày với liều 1,1 g/kg thức ăn cho tới 82 tuần. Sự khác biệt trong tỷ lệ ung thư giữa nhóm thử thuốc và nhóm đối chứng có ý nghĩa. Những kết quả tương tự thu được ở chuột cống trắng ăn 0,1% hoặc 0,5% safrol cho vào thức ăn hàng ngày trong 2 năm. Chuột nhắt trắng non được tiêm dưới da dịch treo safrol trong tricaprylin ở những ngày 1, 7, 14 và 21 sau khi đẻ với tổng liều 0,66mg hoặc 6,6mg đã phát triển u gan trong vòng 49 đến 53 tuần. Chuột ở nhóm tiêm liều cao còn phát triển u tuyến phổi và ung thư tuyến phổi. Liều gây chết 50% uống của safrol ở chuột nhắt và chuột cống trắng cái là 3,4g và 1,95g/kg tương ứng.

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Tế tân - Vị thuốc giảm đau, chữa cảm cúm, phong thấp

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Trong đông y, hoa và rễ được dùng làm thuốc bổ, tăng lực; lá chữa tiêu hóa kém, đau bụng; trẹo chân, sai khớp.

Công dụng của Trầu tiên
Công dụng của Trầu tiên

4 Cách dùng cây Trầu tiên

Hoa, rễ ngâm rượu hoặc sắc uống. Lá sắc uống hoặc lấy lá tươi vò hoặc giã nát, đắp bó bên ngoài.

Người dân ở núi Yên Tử lấy lá phơi khô, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, chia 2 lần uống trong ngày, chữa đau bụng.

Liều dùng mỗi ngày 8-16g.

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai uống.

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Tran Huy Thai và cộng sự (Đăng vào tháng 2 năm 2013). Chemical Composition of the Essential Oils from Two Vietnamese Asarum Species: A. glabrum and A. cordifolium, Research Gate. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023. 

2. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Hoa tiên trang 1089-1090, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Trầu Tiên

Bát Vị Bảo Chân
Bát Vị Bảo Chân
220.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633