Trâu Cổ

3 sản phẩm

Trâu Cổ

Ngày đăng:
Cập nhật:

Trâu cổ được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị đau nhức, rối loạn kinh nguyệt, tắc tia sữa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Trâu cổ.

1 Giới thiệu về cây Trâu cổ

Trâu cổ còn có tên gọi khác là Sộp, Vẩy ốc, Bị lệ, mọc bò nhờ rễ bám, thân lá non áp sát vào vách đá hay bờ tường.

Tên khoa học của Trâu cổ là Ficus pumila L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Dưới đây là hình ảnh cây Trâu cổ.

Hình ảnh cây Trâu cổ
Hình ảnh cây Trâu cổ

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây leo nhỏ, bò với rễ bám, có mủ trắng lúc cây non, có những nhánh bò mang lá không cuống, gốc hình tim nhỏ như vảy ốc; ở dạng trưởng thành có những nhánh tự do mang lá lớn hơn và có cuống dài. Cành ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, lá ở cành sinh sản hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-7cm, rộng 2,5-4,5cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân gốc 3-5, nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành mạng thưa; có lông hung, lá kèm có lông; lá ở cành không sinh sản hình vảy ốc, gốc lệch mọc áp sát vào thân, dài khoảng 2-2,5cm.

Cụm hoa mọc ở nách lá, có đế hoa bao kín dạng quả vả; hoa đực nhiều, mọc tụ tập ở gần đỉnh, đài 2-3 răng, nhị 2, bao phấn hẹp; hoa cái có 4 lá đài không bằng nhau; bầu thuôn dài, cong. Quả phức to, hình chóp ngược, đầu bằng, dạng quả sung, dài 3,5cm, dày 3cm, nhẵn, khi chín có màu đỏ tới tím nâu, cùi nạc và mềm xốp. Mùa hoa quả vào tháng 4-8.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, dây, lá, quả.

Quả thu hái vào mùa thu, đồ chín, thái nhỏ. Cành non, thân non thu hái quanh năm, thường dùng tươi sẽ tốt hơn, cũng có thể phơi khô dùng dần.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Kon Tum. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, hiện được trồng ở nhiều nước khác.

2 Thành phần hóa học

Nhiều loại hợp chất tự nhiên như alkaloids, glycosides, Saponin, phytosterols, phenolics, terpenoids, flavonoids, coumarins và tannin có tác dụng sinh lý đã được xác định trong Trâu cổ. 

2.1 Flavonoid, terpenoid, phenolic acid và steroid

Nhóm hợp chấtThành phần
Flavonoid5,7,2’,5;-Tetrahydroxyflavanone; 5,7,2’-Trihydroxy-4’-methoxyisoflavone; 5,7,4’-Trimethoxyflavane-3-ol; 5,7,4’-Trihydroxy-3’-(2-hydroxy-3-methyl-3-butenyl)-isoflavone; 5,7,4’-Trihydroxy-3’-(3-hydroxy-3-methylbutyl)isoflavone; 5,7,4’-Trihydroxyisoflavone; 5,7-Dihydroxy chromone; 7,4’-Dimethoxy-5-hydroxyisoflavone; Alpinum isoflavone; Apigenin; Apigenin 6-neohesperidose; Astragalin; Catechin; Chrysin; Chrysoeriol; Derrone; Dihydrokaempferol 5-O-β-D-glucopyranoside; Dihydrokaempferol 7-Oβ-D-glucopyranoside; Epicatechin; Eriodictyol; Ficuisoflavone; Genistein; Hesperitin; Isoquercitrin; Isoquercitrin 6-C a-Lrhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside; Isorhamnetin-3-Oglucoside; Kaempferol 3-O-a-L-rhamnopyranosyl (1→6)-β-D-glucopyranoside; Kaempferol 3-robinobioside; Lupin Isoflavone C; Luteolin; Maesopsin 6-O-β-Dglucopyranoside; Naringenin; Quercetin; Quercitrin; Rutin; Taxifolin; Tricetin
Phenolic acid và dẫn xuất4-Acetonyl-3,5-dimethoxy-p-quinol; 5-O-Caffeoyl quinic acid butyl ester; 5-O-Caffeoyl quinic acid methyl ester; Bergapten; Caffeic acid; Chlorogenic acid; Oxypeucedanin hydrate; Protocatechuic acid; Psoralene; p-Hydroxybenzoic acid; Seco-isolariciresinol 9-O-β-Dglucopyranoside; Vanillin acid
Terpenoid(10S, 60R)-8’-Hydroxyabscisic acid β-D-glucoside; (1S,4S,5R,6R,7S,10S)-1,4,6-Trihydroxyeucalyptane6-O-β-Dglucopyranoside; (1S,4S,5S,6R,7R,10S)-1,4-Trihydroxyolane1-O-β-Dglucopyranoside; (23Z)-3βAcetoxycycloart-23-en-25-ol; (23Z)-3βAcetoxyeupha-7,23-dien-25-ol; (23Z)-Cycloart-23-ene3β,25-diol; (24R)-6β-Hydroxy-24-ethylcholest-4-en-3-one; Betulin; Betulinic acid; cis,trans-Abscisic acid; Glutinol; Lupenyl acetate; Lupeol; Neohopane; Phaseic acid; Pumilaside A-C; Rhoiptelenol; Taraxerol; Taraxeryl acetate; Uvaol; Vomifoliol; Vomifoliol acetate; α-Amyrin; α-Amyrin acetate; β-Amyrin; β-Amyrin acetate…
Steroid(24S)-Stigmast-5-ene-3β,24-diol; (24S)-24-Hydroxystigmast-4-en-3-one; 3β-Hydroxysitost-5-en-7-one; 5α-Stigmastan-2,6-dione; 6α-Hydroxystigmast-4-en-3-one; 6β-Hydroxystigmast-4-en-3-one; 7-Keto-β-sitosterol; Campesterol; Cholesterol;  Daucosterol; Dihydrodehydrodiconiferyl alcohol; Stigmast-4-en-3-one; Stigmast-5,24(28)-dien-3-ol; Stigmasterol; β-Daucosterol; β-Sitosterol

2.2 Alcohol

Cho đến nay, một số hợp chất rượu đã được phân lập từ chiết xuất Ethanol hoặc metanol của Trâu cổ, chẳng hạn như meso-inositol, n-octacosanol, axit n-nonacosanoic, n-tetracosanol, n-hexadecanol và norepinephrine 3,9- dihydroxy dihydro actinidiolide.

2.3 Hợp chất khác

Các hợp chất khác cũng đã được phân lập từ Trâu cổ, bao gồm α-tocopherol và VE-FPL từ lá; β-D-glucopyranoside, (E)-2-metyl-2-butenyl, ethyl-β-D-glucopyranoside từ quả; axit 1-metyl-1,2,3,4-tetrahydro-β-carboline-3-carboxylic từ cụm hoa khô; pumiloside từ chiết xuất ethanol; 5-aldehyde-4’-hydroxy-2,2’-dimethoxybiphenyl; trans ethyl p-hydroxycinnamate, pubinernoid A và oxindole.

Cấu trúc một số hợp chất chính trong Trâu cổ
Cấu trúc một số hợp chất chính trong Trâu cổ

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Bồ Công Anh và các tác dụng thần kỳ với sức khỏe con người

3 Tác dụng - Công dụng của Trâu cổ

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Kháng khuẩn

Đối với hoạt tính kháng khuẩn, có thể quan sát thấy rằng chỉ có B.subtilis, B.cereus, M.luteus, E.faecalis, S.aureusP.mirabilis nhạy cảm với chiết xuất của Trâu cổ. M.luteus là vi khuẩn nhạy cảm nhất trừ dịch chiết lá khô. B.cereus nhạy cảm với tất cả các chất chiết xuất. Hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất được thể hiện trên chiết xuất rễ khô. Khi đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), tất cả các vi sinh vật được thử nghiệm đều nhạy cảm với chiết xuất của Trâu cổ. Kết quả tốt nhất cho MIC là chiết xuất từ thân cây tươi. 

3.1.2 Chống oxy hóa

Đối với hoạt động thu gom gốc tự do DPPH, tiềm năng chống oxy hóa cao nhất được thể hiện trên dịch chiết thân cây khô, có nồng độ thấp nhất có khả năng cô lập 50% gốc DPPH, với EC50 là 12,81μg/mL. Mối tương quan giữa các hợp chất phenolic và hoạt tính chống oxy hóa là tích cực, thay đổi từ yếu đến trung bình. Chỉ dịch chiết lá tươi cho thấy hoạt tính gây độc tế bào với CC50 ở mức 5mg/mL.

3.1.3 Chống viêm

Trâu cổ thể hiện các đặc tính chống viêm khá rõ ràng trong các mô hình viêm sưng tai do xylene gây ra, sưng ngón chân do carrageenan và tính thấm mao mạch do axit axetic băng gây ra. Các chất chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của Trâu cổ có thể kích thích tính thấm của mao mạch celiac và ức chế sưng tai và ngón chân ở những con chuột bị cắt bỏ tuyến thượng thận hai bên so với các đối chứng trống, điều này cho thấy tác dụng chống viêm độc lập trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận.

3.1.4 Hạ đường huyết

Flavonoid có thể là thành phần chính góp phần vào tác dụng hạ đường huyết của Trâu cổ, vì tổng hàm lượng flavonoid tương quan với hoạt tính ức chế α-glucosidase của chiết xuất từ thân rễ. Chiết xuất thân rễ chứa hàm lượng flavonoid cao nhất và thể hiện hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với α-glucosidase với IC50 lên tới 0,018g/L, tốt hơn tác dụng của Acarbose, một loại thuốc hạ đường huyết lâm sàng, với IC50 là 1,075g/L.

3.1.5 Các tác dụng khác

Chống khối u: Chiết xuất thô có khả năng gây độc tế bào trong dòng tế bào ung thư bạch cầu ở người (MT-4). Dung dịch nước 85% ethanol của Trâu cổ chống lại các dòng tế bào Hela, MCF-7 và A549. 

Bảo vệ đường tiêu hóa: Các hợp chất hoạt tính sinh học của Trâu cổ, đặc biệt là pectin, có thể cải thiện các tổn thương và môi trường ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, polysaccharide trong Trâu cổ cũng làm giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) bằng cách điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột và các chất chuyển hóa.

Bảo vệ gan thận: Nghiên cứu cho thấy rằng các chỉ số sinh hóa về tổn thương gan, chẳng hạn như tăng mức cholesterol và chất béo trung tính, và tăng nồng độ bilirubin toàn phần và gián tiếp, đã được phục hồi bằng cách sử dụng chiết xuất lá. Ngoài ra, chiết xuất cũng làm giảm độc tính trên thận của Gentamicin.

Bảo vệ tim mạch: Chiết xuất Trâu cổ làm giảm đáng kể chỉ số khối cơ thể, hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời cải thiện các bất thường về lipid cũng như giúp giảm lượng đường trong máu.

Tác dụng của Trâu cổ
Tác dụng của Trâu cổ

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Đinh lăng - Trị suy nhược cơ thể, cảm sốt và tiêu hoá kém

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Quả có tính mát, vị ngọt, chát, có tác dụng tráng dương cố tinh, bổ thận, hoạt huyết, lợi thấp thông sữa. Dây có vị hơi đắng, tính bình, cùng với rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, hoạt huyết giải độc. Lá có vị hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.

Trong đông y, quả được dùng trong trị lỵ lâu ngày sinh lòi dom, rối loạn kinh nguyệt, tắc tia sữa, ít sữa, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, di tinh, liệt dương, tiểu ra dưỡng chấp. Dây, rễ dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và rối loạn kinh nguyệt. Lá trị viêm xương khớp, nhức mỏi tứ chi, đòn ngã chấn thương, đinh sang, lở ngứa.

4 Cách dùng và các bài thuốc từ cây Trâu cổ

4.1 Cách dùng

Ngày dùng 30g cành lá, 10-15g quả, 10-20g thân, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g, chữa đau xương, nhức mỏi người ở người cao tuổi, làm thuốc bổ, điều kinh, tốt cho tiêu hóa. 

Có thể dùng cành lá phối hợp với Đỗ đen, ngâm rượu uống bổ, trị di tinh, liệt dương, đau nhức người, đau lưng.

4.2 Bài thuốc từ Trâu cổ

Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: Quả Trâu cổ 40g, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống. Ngoài ra, lấy lá bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp ngoài. Lá Ngải Cứu khô giã tơi, cuốn lại như điếu thuốc, đốt, hơ chỗ ngực ngang hai núm vú và chỗ chân vú bên bị tắc, hơ tới nóng rát thì dừng.

Chữa đau xương, đau mình: Quả Trâu cổ thái nhỏ nấu với nước, lọc bỏ bã, tiếp tục cô đặc thành cao. Ngày uống 5-10g. Cũng có thể dùng dây và lá khô.

Chữa dương ủy, di tinh: Quả Trâu cổ, dây sàn xai mỗi vị 12g. Sắc nước uống.

Chữa thấp khớp mạn tính: Cành Trâu cỏ, rễ cỏ xước, thổ Phục Linh, rễ Tầm Xuân mỗi vị 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, Lá Lốt, Dây Đau Xương, tang chi mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml, cô tới thật đặc, khi dùng hòa thêm rượu chia 3 lần uống trong ngày.

Thuốc giải khát, thanh nhiệt: Quả Trâu cổ chín, rửa sạch, giã nát hay nghiền nát, cho vào túi vải ép lấy nước cốt. Để yên nước này sẽ đông thành thạch màu trắng. Thái khối thạch thành sợi, cho vào cốc nước đường có thêm ít hương liệu, uống.

4.3 Cách ngâm rượu quả Trâu cổ

Nguyên liệu: Dùng cành và lá, quả Trâu cổ non khô 100g, đậu đen 50g. 

Cách làm: Tất cả xay thô, ngâm với 250ml rượu trắng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 10 - 30ml.

Quả Trâu cổ ngâm rượu có tác dụng gì? Rượu Trâu cổ giúp bổ thận tráng dương, chữa di tính, liệt dương, đau nhức lưng gối.

Rượu Trâu cổ trị di tinh, liệt dương
Rượu Trâu cổ trị di tinh, liệt dương

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Zhi-Yong Qi và cộng sự (Đăng vào tháng 1 năm 2021). Bioactive Compounds, Therapeutic Activities, and Applications of Ficus pumila L., ResearchGate. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023. 

2. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Trâu cổ trang 1070-1071, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Trâu Cổ

Hoàn Đế Vương New Brand
Hoàn Đế Vương New Brand
Liên hệ
An Giáp Vương
An Giáp Vương
Liên hệ
Bestman – TD Plus
Bestman – TD Plus
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633