Trẩu (Trẩu Sơn, Dầu Sơn - Vernicia montana Lour.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) | Vernicia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Vernicia montana Lour. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Aleurites montana (Lour.) Wils. |
Trẩu thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây lên đến 8 mét, cây không có lông, có Nhựa mủ trắng. Phiến lá thuộc dạng phiến Xoan hay hình tim, chiều dài mỗi lá khoảng từ 8 đến 20cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Vernicia montana Lour.
Tên đồng nghĩa: Aleurites montana (Lour.) Wils.
Tên gọi khác: Trẩu trơn, Dầu sơn, Mộc du thụ, Ngô đồng, Thiên niên đồng.
Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).
1.1 Cây Trẩu là cây gì?
Trẩu thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây lên đến 8 mét, cây không có lông, có nhựa mủ trắng.
Phiến lá thuộc dạng phiến xoan hay hình tim, chiều dài mỗi lá khoảng từ 8 đến 20cm, chiều rộng từ 6 đến 18cm, phiến lá nguyên hoặc chia thành 3-5 thùy sâu, có 5 gân tỏa ra từ gốc. Ở phần gốc lá và nách các gân thường có tuyến.
Cụm hoa mọc thành chùm hoặc chùy, hoa có màu trắng hoặc hơi hồng nhạt, đài dài 1,5cm, cánh hoa dài khoảng 13 đến 15mm, có đĩa mật, nhị 7-10. Hoa cái có đài và tràng giống với hoa đực, bầu 3 ô, mỗi ô gồm 1 noãn.
Quả Trẩu có dạng hình cầu, có 3 gờ nổi rõ, mặt ngoài thường nhăn nheo.
Dưới đây là hình ảnh cây Trẩu:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hạt và vỏ cây.
Thời điểm thu hái: Vỏ cây thu hái vào mùa xuân, hạt thu hái khi quả già.
Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Trẩu phân bố ở Myanmar, Lào, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng ở nhiều nơi, từ vùng cao đến vùng thấp, từ miền núi đến đồng bằng.
Trẩu có bản chất là loài ưa mát, đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt.
Trẩu không kén đất nhưng khi trồng cây ở những vùng đất không có độ xốp, không tốt thì cây chóng chết. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có đất tốt, thời điểm ra hoa thường vào năm thứ 2 hay thứ 3 sau khi trồng, cành cây mọc thành tầng, chiều cao có thể lên đến 12 đến 15 mét.
Trẩu được trồng để che phủ trong quá trình trồng chè, đứa, cà phê.
2 Kỹ thuật trồng cây Trẩu
Cần đặc biệt chú ý đến khâu chọn giống, khả năng ra hoa kết quả còn phụ thuộc vào từng cá thể. Người ta nhận thấy rằng, những cây ra hoa cái nhiều thường giữ được tính ổn định cao, do đó, người ta sử dụng phương pháp ghép mắt của cây ra hoa cái nhiều vào những cây Trẩu con sinh trưởng từ hạt nhằm mục đích cải thiện năng suất.
Thời điểm ra hoa vào mùa xuân, khi sang mùa thu thì có thể tiến hành thu hái hạt chín, quả để cho rụng xuống gốc mới nhặt, quả sau khi nhặt về thì để ở một góc vườn, lấy rơm, rạ phủ lên trên, sang mùa xuân năm sau thì đem quả đi gieo, sau khoảng 20 đến 30 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm.
Trẩu có thể nhân giống bằng hạt, tuy nhiên, cây nhân giống bằng hạt thì tỷ lệ ra hoa đực nhiều, do đó, hiện nay thường trồng bằng cây ghép.
Chọn cây mẹ sai quả, lấy mắt của cây mẹ để ghép vào cây Trẩu còn, thời điểm ghép giống là vào mùa thu, có thể ghép mắt hoặc ghép cành.
Tiến hành làm giàn che, tưới ẩm thường xuyên để nâng cao tỷ lệ sống của cây, sau 1-2 tuần thì kiểm tra mắt ghép, nếu mắt không còn sống thì có thể ghép lại ở mặt đối diện.
Trồng Trẩu nên trồng thưa, phương pháp ghép mắt tuy tốn thời gian nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Mật độ trồng cây thích hợp nhất là từ 300-400 cây trên 1ha.
Có thể trồng xen canh Trẩu và chè hoặc đậu, khoai, lạc,... Trẩu sẽ giúp cho bóng cho những loài cây này. Nếu không trồng xen canh thì phải xới đất hàng năm, diệt cỏ dại thì Trẩu mới sinh trưởng và phát triển được.
Thành phần hóa học
Hạt của cây Trẩu có chứa 50-70% dầu. Dầu hạt có thể chất lỏng, màu vàng nhạt, nhanh khô. Trong thành phần của dầu Trẩu có chứa 70-79% acid stearic, ngoài ra còn có acid oleic và acid linoleic.
Dầu Trẩu nhanh khô, sau khi khô sẽ tạo thành màng có tác dụng chống ẩm, chịu được sự thay đổi thất thường của thời gian, khả năng co giãn tốt, có khả năng chống gỉ.
Lá và hạt có chứa chất độc do đó không được dùng để làm thức ăn cho gia súc.
3 Cây Trẩu có tác dụng gì?
Hạt Trẩu có tác dụng gì? Cây Trẩu được trồng nhằm mục đích lấy hạt ép dầu dùng để pha sơn, quét lên vải nhằm tránh mưa ướt, cây có giá trị xuất khẩu cao.
Khô Trẩu được dùng để làm phân bón cho ruộng, ngoài ra, nhân dân còn dùng nhân hạt của cây Trẩu đem đốt thành than, tán nhỏ thành bột, trộn cùng mỡ lợn dùng trong trường hợp mụn nhọt, chốc lở.
Vỏ cây Trẩu đem sắc cùng với nước ngậm khi bị đau haowjc sâu răng, mỗi ngày ngâm nhiều lần, không được nuốt nước.
Vỏ quả còn được dùng để chế Than hoạt tính.
4 Cây Trẩu trị bệnh gì?
4.1 Chữa chốc lở, mụn nhọt
Dùng nhân hạt đốt thành than, tán bột, trộn cùng mỡ lợn.
Dùng để bôi, ngày bôi nhiều lần.
4.2 Chữa đau răng, sâu răng
Sử dụng vỏ cây Trẩu, vỏ cây Lai, rễ Cà dại, rễ Chanh đem sắc đặc, dùng để ngậm, không được nuốt.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Trẩu, trang 1073. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Trẩu trang 340-341. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2024.