Trầm Hương (Gió Bầu - Aquilaria crassna)
18 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, nôn mửa, Trầm hương được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Trầm hương.
1 Giới thiệu về cây Trầm hương
Trầm hương còn có tên gọi khác là Trầm, Trầm dó, mọc ở trong rừng rậm thường xanh, trên đất ferralit.
Tên khoa học của Trầm hương là Aquilaria crassna, thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ lớn thường xanh, cao 30-40m, vỏ thân màu xám tro. Thân thẳng, đường kính 40-60cm, có vết nứt dọc, dễ bóc vỏ. Cành cong queo, mọc hơi chếch. Lá mỏng, mọc so le, hình trứng, trứng ngược hoặc bầu dục, dài 5-11cm, rộng 3-9cm, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt trên lục bóng, mặt dưới nhạt có lông, mép nguyên.
Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn hay đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng xám; đài hình chuông, 5 răng, có lông mềm ở hai mặt; tràng 10 cánh; nhị 10; bầu thường 2 ô, mỗi ô có 1 noãn, đáy bầu có tuyến mật. Quả nang hình quả lê, dài 4cm, rộng 3cm, có lông, có đài tồn tại, nứt thành 2 mảnh, chứa 1-2 hạt. Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 6-7.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Gỗ thân, thường gọi là Trầm hương.
Dùng phần gỗ đã hóa trầm ở những cây già hay bị bệnh do nấm Cryptosphaeria mangifera. Trầm hương có hình dáng khác nhau, khi đốt có mùi thơm. Khi dùng chẻ thành mảnh nhỏ, phơi trong râm tới khô, rồi tán bột mịn.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang. Ngoài ra còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan.
2 Thành phần hóa học
2.1 Sesquiterpen
Sesquiterpenes bao gồm ba đơn vị isoprene. Thành phần của tinh dầu trầm hương chủ yếu bao gồm sesquiterpenoids và ít chất chuyển hóa thơm dễ bay hơi, tạo nên đặc tính có mùi thơm độc đáo của trầm hương. Các sesquiterpen được phân lập từ Trầm hương thể hiện nhiều loại khác nhau, bao gồm cadinanes ( 8,9-epoxycalamenen-10-one), eudesmanes (Methyl-15-oxo-eudesmane-4,11(13)-dien-12-oate; Eudesma-4-en-8,11-diol; Eudesma-4-en-11,15-diol; 5-desoxylongilobol), eremophilanes ((1β,3α,4aβ,5β,8aα)-4,4a-dimethyl-6(prop-l-en-2-yl) octahydronaphtha-lene-1,8a(1H)-diol; 2-[(2β,4aβ,8β,8aβ)-decahydro-4α-hydroxy-8,8a-dimethylnaphthalen-2-yl]prop-2-enal; (‒)-Eremophila-9-en-8β,11-diol; 7α-H-9(10)-ene-11,12-epoxy-8-oxoeremophilane; (4S,5R,7R)-11,12-dihydroxy-eremophila-1(10)-ene-2-oxo-11-methylester; 2-[(2β,8α,8aα)-8,8a-dimethyl-1,2,3,4,6,7,8,8a-octahydronaphthalen-2-yl]propane-1,2-diol; 2-[(2β,8β,8aα)-8,8a-dimethyl-1,2,3,4,6,7,8,8a-octahydronaphthalen-2-yl]-3-hydroxy-2-methoxypropanoic acid; Methyl crassicid) và humulanes (β-caryophyllene).
2.2 2-(2-phenylethyl)chromones (PECs)
Đã được xác định trong Trầm hương các hợp chất sau: 6-hydroxy-2-(2-phenylethyl)chromone; Qinanone B; Oxidoagarochromone; Crassin; Aquisinenone; …
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Bạch đàn - Vị thuốc trị cảm lạnh, giúp thông thoáng đường thở
3 Phương pháp cấy tạo trầm hương
Trầm hương là một loại dược liệu quý đồng thời cũng ngày càng trở nên khan hiếm. Việc cấy tạo trầm hương ngày càng phổ biến nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của thị trường. Trầm hương tự nhiên được hình thành là do phản ứng của cây Dó bầu với những yếu tố tác động từ môi trường như nấm, côn trùng, các vết nứt trên cây,... Tại những vị trí thương tổn này, cây sẽ sản xuất ra Nhựa nhằm mục đích tự chữa lành, sau đó, nhựa cây ngấm dần tạo thành trầm hương.
Các phương pháp cấy trầm phổ biến hiện nay:
Phương pháp vật lý | Dựa trên cơ chế tự chữa lành tổn thương của cây Dó bầu, người ta tiến hành cấy trầm bằng cách đục những lỗ nhỏ hoặc dùng khoan để tạo những lỗ trên thân cây từ đó nước mưa hoặc các loài côn trùng, vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào cây, kích thích cây sản sinh nhựa để tạo trầm hương Ưu điểm của phương pháp này là cho chất lượng trầm cao, tuy nhiên, xác suất thành công thấp, thời gian cấy tạo thường kéo dài nhiều năm, hiệu quả kinh tế không cao |
Phương pháp hóa học | Đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng do thời gian tạo trầm ngắn, nhanh thu hoạch được trầm hương Cách tiến hành: Lột vỏ cây, bôi lên thân một hợp chất hóa học, tạo thương tổn, kích thích cây sản xuất nhựa tạo trầm. Các chất hóa học có thể dùng các loại acid mạnh, một số nơi còn sử dụng dioxin Nhược điểm của phương pháp này là sản lượng trầm hương thấp, nguy cơ tồn đọng hóa chất thực vật gây độc hại cho con người, cây có thể bị suy yếu |
Cấy nấm | Là phương pháp mới, tốn ít thời gian tạo trầm Cách tiến hành: Đục lỗ trên cây, sử dụng ống nhực để giữ cho các lỗ không bị đóng kín, cấy nấm vi sinh để kích thích cây sản xuất nhựa tạo trầm |
4 Tác dụng - Công dụng của Trầm hương
4.1 Tác dụng dược lý
4.1.1 Chống viêm
Các hợp chất/chiết xuất trầm hương được kiểm tra về hoạt tính chống viêm của chúng thông qua việc ức chế giải phóng NO, TNF-α và NF-κB trong các đại thực bào và bạch cầu trung tính được kích hoạt. Tinh dầu trầm hương có chức năng chống viêm, làm giảm đáng kể độ dày của da, trọng lượng của tai, giảm stress oxy hóa và sản xuất các cytokine tiền viêm trong mô hình viêm tai chuột do 12-O-tetradecanoylphorobol-13 axetat (TPA) gây ra.
4.1.2 Bảo vệ thần kinh
Chiết xuất 70% EtOH của trầm hương Việt Nam gây ra sự biểu hiện của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF) mRNA trong các tế bào thần kinh nuôi cấy chuột và xác định sesquiterpene B5, là hợp chất hoạt động chịu trách nhiệm cho tiềm năng sinh học quan sát được. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng tinh dầu trầm hương cho thấy tác dụng an thần-thôi miên thông qua hệ thống GABAergic. Tinh dầu trầm hương cải thiện sự lo lắng và trầm cảm do căng thẳng gây ra bằng cách ức chế sự hiếu động thái quá của trục HPA. Các diterpenoid của trầm hương cho thấy hoạt động chống trầm cảm thông qua việc tái hấp thu serotonin và norepinephrine ở khớp thần kinh.
4.1.3 Kháng khuẩn
Các sesquiterpenoid và PEC của Trầm hương được kiểm tra về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với Staphylococcus aureus và Ralstonia solanacearum. Sesquiterpene β-caryophyllene cho thấy hoạt tính kháng khuẩn vượt trội đối với vi khuẩn gây bệnh gram dương so với vi khuẩn gram âm. Các chất chiết xuất từ cây Trầm hương được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại S.aureus và Candida albicans, nhưng không chống lại Escherichia coli.
4.1.4 Bảo vệ tim mạch
Trầm hương cho thấy các hoạt động bảo vệ tim đáng chú ý. Chiết xuất Trầm hương làm giảm sự chết tế bào do thiếu máu cục bộ mô phỏng trong dòng tế bào nguyên bào cơ tim, H9c2, cũng như tế bào cơ tâm thất chuột trưởng thành bị cô lập. Ngoài ra, chiết xuất ethyl axetat của Trầm hương bảo vệ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu cơ tim thông qua sự suy giảm quá trình phosphoryl hóa p38 MAPK. Hơn nữa, người ta cũng báo cáo tác dụng bảo vệ tế bào của chiết xuất Trầm hương đối với tổ chức khung tế bào actin, trong tế bào tim bị thiếu máu cục bộ mô phỏng.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Long não và những lợi ích của tinh dầu với sức khỏe
4.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Trầm hương có tính ấm, vị cay, hơi ngọt, quy vào kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng giáng khí, bổ nguyên dương, hạ đờm.
Trong đông y, Trầm hương được dùng trong trị nôn mửa, đau bụng, cấm khẩu, khí nghịch khó thở, người già hen suyễn thở dốc, bệnh nguy phát nấc không ngừng.
5 Cách dùng và bài thuốc từ cây Trầm hương
5.1 Cách dùng
Liều dùng: 2-4g mỗi ngày, dưới dạng thuốc bột, ngâm rượu hoặc mài với nước uống, dạng thuốc sắc cũng dùng được những bị mất mùi thơm. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Có nơi lấy gỗ trầm nấu nước tắm hoặc xông chữa trẻ em sài giật, dùng cây trầm non sao vàng sắc uống chữa ho và lá đắp chữa đau mắt đỏ.
Chú ý: Thận trọng khi dùng cho người âm quỵ hỏa vượng, không dùng cho phụ nữ mang bầu.
5.2 Bài thuốc
5.2.1 Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày
Nguyên liệu: Trầm hương, nhục Quế, Đinh Hương mỗi vị 10g, bạch đậu khấu, Hoàng Liên mỗi vị 8g.
Cách làm: Tán thành bột, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1g, dùng nước nóng chiêu thuốc.
5.2.2 Chữa hen khí quản
Nguyên liệu: Trầm hương 1,5g, trắc bách diệp 3g.
Cách làm: Tán thành bột, uống trước khi ngủ. Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
5.2.3 Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được
Nguyên liệu: Trầm hương, Nhân Sâm, Ô Dược, hạt cau mỗi vị 6g.
Cách làm: Sắc uống.
5.2.4 Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói
Nguyên liệu: Trầm hương, đậu khấu, hạt Tía Tô, mỗi vị 4-6g, đồng lượng.
Cách làm: Sắc uống.
6 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Jintana Sattayasai, Jirawat Bantadkit,1 Chantana Aromdee và các cộng sự (đăng tháng 12 năm 2012), Antipyretic, analgesic and anti-oxidative activities of Aquilaria crassna leaves extract in rodents. PubMed Central. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.)n)
2.Tác giả Sutthinee Wisutthathum, Natakorn Kamkaew, Anjaree Inchan và các cộng sự (đăng ngày 12 tháng 9 năm 2019), Extract of Aquilaria crassna leaves and mangiferin are vasodilators while showing no cytotoxicity. PubMed Central. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.)n)