Trắc Bá (Trắc Bách Diệp)
21 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trắc bá được sử dụng rộng rãi bởi công dụng cầm máu, bổ tiêu hóa, an thần. Vậy, vị thuốc này có tác dụng gì? Và sử dụng Trắc bá thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1 Cây Trắc bá là cây gì?
Trắc bá còn có tên gọi khác là Trắc bách, được trồng làm cảnh, ưa khí hậu ẩm mát, hiện đã thích nghi được với cả khí hậu nóng ẩm.
Tên khoa học của Trắc bá là Platycladus orientalis (L.) Franco, thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Trắc bách.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ, cao vài mét, phân nhánh nhiều, phát triển chậm, có thể cao tới 20m hoặc hơn. Tán lá hình tháp. Thân hơi vặn vẹo, có vỏ màu nâu đỏ hoặc nâu đen, nứt nẻ. Các cành dẹt mang lá mọc đối, xếp thành những mặt phẳng thẳng đứng, song song với thân. Lá dẹt, hình vảy, màu lục ở cả hai mặt.
Hoa đơn tính cùng gốc; hoa đực hình đuôi sóc ở đầu cành nhỏ; hoa cái hình nón tròn, mọc ở gốc cành nhỏ, khi thành quả có đường kính 1,5-2cm, hình trứng hoặc gần cầu, bao bọc bởi nhiều lớp vảy dẹp màu lục pha lơ nhạt, mỏ quặp ra phía ngoài, chứa 2 hạt; hạt hình trứng, vỏ ngoài cứng nhẵn, không có cạnh, màu nâu sẫm, có 1 sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa tháng 4, mùa quả tháng 9-10.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá (Trắc bách diệp), hạt (Bá tử nhân).
Cành mang lá thu hái quanh năm, chủ yếu là tháng 9-11, phơi hoặc sấy khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây có nguồn gốc ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, chủ yếu là bonsai.
2 Thành phần hóa học
Trắc bá chứa các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau, bao gồm monoterpen, deperpen, Flavonoid, lignan và glycoside.
Thành phần trong các bộ phận khác nhau của Trắc bá được trình bày trong bảng dưới đây.
Bộ phận | Thành phần |
Lá | Các thành phần hoạt động thường xuyên xuất hiện của lá là các chất ngăn chặn loại labdane và pimarane, chẳng hạn như axit isopimaric, axit sandaracopimaric, pinusolide và axit 15-methoxypinusolidic (15-MPA) và flavonoid, chẳng hạn như quercetin, quercitrin và amentoflavone. Một số glycoside cũng đã được phân lập từ lá, ví dụ, 4-E-propenyl-phenol-1-O-β-D-rutinoside và degalloylmacarangioside B. |
Rễ | Rễ khô tạo ra một loại tinh dầu và thành phần của tinh dầu là Bicyclic sesquiterpene, l-borneol, bornyl axetat, α-thujone, Camphor, và một loại rượu sesquirterpenenic mới |
Dầu cây | -Thujene, -Pinene, -Fenchene, Sabinene, Myrcene, -Phellandrene, -Carene, Limonene, -Terpinene, Terpinolene, 4-Terpineol, Terpinyl acetate , -Cedrene, Caryophyllene, Thujopsene, -Humulene, Germacrene D, Cedrol, Grouped compound, Monoterpene hydrocarbons, Monoterpene chứa oxy, Sesquiterpene hydrocarbon, Sesquiterpen chứa oxy |
Hạt | Axit palmitic, Stearic, axit không no C18, Linolenic và axit không no C20 |
Màng nhân hạt | -cedro1, hexa- và l-octacosanol, docosyl chuyển hóa lên men, cis và axit trans-communic, axit sandaracopimaric, axit isopimaric, 14,15-bisnor-13-oxo8, 11(E)·labdadien19 ·axit oic, 16 axit béo, 15norlabda-8, 12(E)-diene-14-carboxaldehyde-19-oic acid, và bomesitol, 2, 4, docosyl cis-lên men, 5, 6, sitosterol, axit palmitic, pinusolide , axit pinusolidic 5-hydroxy-7,4'-dimethoxyflavone 8,15-pimaradien-18-oic axit 15-hydroxypinusolidic,10 Docosyl trans-3-hydroxyferat, platydiol,107-oxo-S, 15-pimararadiene-18- axit oicic, sitostoryl-I-O-glucopyranoside |
Tâm gỗ của cây | Aroma-dendrin, taxifolin, widdrene, cedrol, thujopsadiene, dehydro-α-curcumene, β-isobiotol and Curcumenether. Tinh dầu: Sesquiterpene hydrocarbons (cuparenes); alcohols (Cedrol, widdrol, cuparenols); monoterpenic acid |
Tinh dầu | α-pinene (52,4%), 3-carene (14,2%), α-cedrol (6,5%) và-phellandrene (5,1%), dầu lá chứa α-pinene (21,9%), α-cedrol (20,3%) , 3-carene (10,5%) và Limonene (7,2%) là thành phần chính |
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Cỏ Lào - Giúp cầm máu, làm lành vết thương hiệu quả
3 Tác dụng - Công dụng của Trắc bá
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Bảo vệ thần kinh
Việc sử dụng axit sandaracopimaric gây ra sự giảm vận động phụ thuộc vào liều lượng ở chuột. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác nhận liệu hợp chất này có thể xâm nhập qua hàng rào máu não hay không. Ngoài ra, 15-MPA trong phạm vi 12,5–50 M/L có thể gây ra quá trình chết theo chương trình trong các tế bào vi mô thần kinh đệm ở chuột, có lẽ thông qua việc ức chế tiến trình của chu kỳ tế bào. Vì kích hoạt vi mô gây bất lợi cho các chấn thương CNS, những dữ liệu này cho thấy tiềm năng điều trị mạnh mẽ của 15-MPA đối với các chấn thương ở hệ thần kinh.
3.1.2 Viêm xương khớp nhẹ
Viêm xương khớp nhẹ có thể gây viêm dẫn đến đau, cứng khớp và tổn thương sụn khớp. Đó là một tình trạng suy nhược có thể ảnh hưởng khủng khiếp đến chất lượng cuộc sống của một người bằng cách làm cho những nhiệm vụ đơn giản nhất trở nên vô cùng khó khăn và đau đớn. Nghiên cứu đang chỉ ra rằng can thiệp sớm có thể trì hoãn sự khởi phát của viêm xương khớp nhẹ. Chiết xuất Trắc bá có thể hỗ trợ giảm viêm và có thể hữu ích trong việc kiểm soát các tình trạng như vậy.
3.1.3 Bảo vệ tim mạch & giảm cholesterol
Hệ thống tim mạch của chúng ta được tạo thành từ một máy bơm (tim) và rất nhiều đường ống (động mạch và tĩnh mạch). Hệ thống tim mạch của chúng ta cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào khắp cơ thể và loại bỏ chất thải.
Bổ sung chiết xuất hạt Trắc bá giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng chống viêm mạnh. Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ duy trì mức cholesterol bình thường và hỗ trợ sức khỏe tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây hoa Sen - Chữa mất ngủ, cơ thể suy nhược hiệu quả
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Trắc bách diệp có tính hơi hàn, vị đắng, chát, quy vào kinh phế, can, đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, trừ thấp nhiệt. Bá tử nhân có tính bình, vị ngọt, quy kinh tâm, tỳ, có tác dụng bổ tâm tỳ, định thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện.
Trong đông y, Trắc bách diệp được dùng trong chữa ho máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết, rong kinh, làm thuốc lợi tiểu, trị ho sốt. Bá tử nhân dùng chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón, kinh giản, trẻ em khóc đêm, đầy hơi, đi ngoài phân xanh.
4 Các bài thuốc từ cây Trắc bá
4.1 Chữa chảy máu
Chữa chảy máu các loại: Dùng Trắc bách diệp sao già xém 20g, hoặc thêm Cỏ nhọ nồi, ;á Huyết dụ mỗi vị 15g. Sắc uống.
Chữa ho máu, thổ huyết: Trắc bách diệp sao cháy, Ngải diệp, mỗi vị 15g, Can khương sao 6g. Sắc uống.
Do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạch: Trắc bách diệp, Sinh Địa, Hòe hoa mỗi vị 16g, Cỏ nhọ nỗi 20g, Huyền Sâm, Địa cốt bì mỗi vị 12g. Sắc uống.
Do nhiễm khuẩn gây sung huyết: Trắc bách diệp, Liên kiều, Hòe hoa mỗi vị 12g, Kim Ngân Hoa, Bồ Công Anh mỗi vị 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Chi Tử sao 10g. Hoặc: Trắc bách diệp, Hoàng bá, Cỏ nhọ nồi, Tỳ giải, Mộc thông mỗi vị 16g, Hoàng Cầm, Liên kiều, Hòe hoa mỗi vị 12g. Đều sắc uống.
Do nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Trắc bách diệp, Sa sâm, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, Hoàng cầm, Liên kiều, Hòe hoa mỗi vị 12g. Sắc uống.
Chữa trĩ chảy máu: Trắc bách diệp, Hoa Hòe, hoa Kinh Giới, Chỉ Xác, đồng lượng. Làm thành chè túi lọc, mỗi gói 10g, ngày uống 2 gói trước ăn 30 phút hoặc khi chảy máu.
Chữa động thai băng huyết: Trắc bách diệp một nắm (sao đen), Ngải Cứu, Cỏ nhọ nồi, mỗi vị một nắm; cành Tía Tô, củ Gai, mỗi vị 12g. Sắc đặc, uống.
Cao cầm máu trong cắt amidan, nhổ răng: Trắc bách diệp, Cỏ nhọ nồi, Huyết Giác, hạt Cau, Phèn chua. Làm thành cao lỏng bôi tại chỗ để cầm máu.
4.2 Chữa sốt xuất huyết
Trắc bách diệp, Bạch mao căn, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, lá Tre, Hạ Khô Thảo mỗi vị 20g. Hoặc: Trắc bách diệp 20g (sao đen), Rau Má, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 30g, bông Mã Đề 20g. Đều sắc uống.
4.3 Bài thuốc chữa bốc hỏa nhức đầu, chảy máu mũi, ù tai, viêm tai, lở miệng lưỡi, mụn lở chảy nước, đau dây thần kinh
Nguyên liệu: Trắc bá (vỏ, cành, rễ) 20g, Huyền sâm, cành Liễu mỗi vị 15g.
Cách làm: Sắc uống.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Himanshu Rajpurohit và cộng sự (Đăng vào tháng 3 năm 2022). A Systematic Review on Platycladus orientalis, IJSDR. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Trắc bách trang 298-299, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.