Tỏi Độc (Colchicum autumnale L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) | Liliales (Hành) |
Họ(familia) | Colchicaceae (Tỏi độc) |
Chi(genus) | Colchicum |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Colchicum autumnale L. |
Tỏi độc thuộc họ hành tỏi, là cây cỏ sống lâu năm, bên dưới mặt đất có 1 dò tỏi với đường kính khoảng 25cm, bên ngoài phủ những vảy nâu là do lá khô héo tạo thành. Cây dùng để chiết xuất Colchicin. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Colchicum autumnale L.
Tên gọi khác: Colchique.
Họ thực vật: Hành tỏi Liliaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Tỏi độc thuộc họ hành tỏi, là cây cỏ sống lâu năm, bên dưới mặt đất có 1 dò tỏi với đường kính khoảng 25cm, bên ngoài phủ những vảy nâu là do lá khô héo tạo thành.
Lá cây dài, đầu nhọn hẹp, vào mùa quả chín thì bắt đầu lá héo đi.
Cán hoa mọc từ dò tỏi, mỗi cán gồm 3-4 hoa, thời điểm ra hoa là vào mùa thu. Hoa dạng hình ống, phần phía trên có dạng hình chuông, có 6 cánh hình bầu dục màu tím nhạt. Nhị 6, bao phấn có màu vàng cam, nhụy gồm 3 lá noãn tạo thành bầu 3 ngăn.
Tỏi độc có đặc điểm thụ phấn đặc biệt, phấn hoa được phát tán nhờ sâu bọ hoặc gió, sau đó sẽ phóng ra một ống dài có thể đi đến được tân tiểu hóa, tuy nhiên thường mất nhiều thời gian.
Quả 1 nang to, gồm 3 ngăn.
1.2 Thu hái và chế biến
Dò tỏi và hạt tỏi.
Thu hái dò tỏi:
- Thu hoạch dò tỏi cần chờ cho lá tỏi độc héo hoàn toàn. Những cây mọc ở Châu u thường thu hoạch dò tỏi vào tháng thứ 8, tuy nhiên, cần phải thăm dò cây từ tháng thứ 7 vì những cây sau khi héo lá thường rất khó tìm do gần như không còn dấu vết gì của cây. Không nên thu hoạch vào cuối thu hoặc đầu xuân vì lúc này hàm lượng hoạt chất rất kém.
- Dò tỏi sau khi đào về, bỏ đoạn thân mang hoa, bỏ rễ, bỏ 2 lớp vỏ ngoài sau đó để nguyên đem phơi khô hoặc có thể cắt thành từng khoanh rồi đem phơi (nên cắt thành những khoanh ngang).
- Dò tỏi độc tươi thường cho tác dụng mạnh hơn.
- Mô tả dò Tỏi độc: Hình hạt dẻ, chiều dài khoảng 3-4 cm, chiều rộng từ 2-3cm, đáy hơi cụt, trên thân có sẹo do lá dính vào. Dò khi còn tươi có thể chất chắc, có thể ra dịch màu trắng khi ép, dịch có màu trắng như sữa chua, thành phần có nhiều tinh bột. Dò sau khi cắt ngang có màu trắng được bọc bởi một đường có màu nâu nhạt. Vị nhạt, không đắng, hơi nhầy, không có mùi gì đặc biệt.
Đặc điểm của hạt tỏi:
- Hạt có thành phần ổn định, dễ chế biến và bảo quản, do đó, một số nước chỉ sử dụng hạt tỏi độc để làm thuốc. Tuy nhiên, dò tỏi độc vẫn là nguyên liệu dùng để chiết Colchicine.
- Hạt được thu hái khi quả đã chín, đem lại bỏ các tạp chất và phơi khô.
- Mô tả hạt tỏi: Hình cầu, đường kính mỗi hạt khoảng 2mm, bề mặt nhăn nheo, khi bóp có thể dính với nhau, không mùi, vị hắc.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây phân bố ở vùng ôn đới lạnh của châu u, một số nơi trồng cây Tỏi độc để làm cảnh.
Có thể trồng bằng dò hoặc hạt, một số nơi sau khi trồng nhưng cây không cho hạt.
2 Thành phần hóa học
Thành phần gồm: Tinh bột, Nhựa, tanin, đường, ancaloid có tên gọi là colchicin.
Tỷ lệ hàm lượng colchicin không giống nhau mà phụ thuộc vào thời điểm thu hái, thường dao động khoảng 0,1 đến 0,35%.
Colchicin có bản chất là ít tan trong nước, tan tốt trong cồn, cloroform, benzen, không tan trong ete dầu hỏa.
Năm 1950, người ta phát hiện ra một alcaloid mới trong Tỏi Đen và đặt tên là conchamin, hoạt chất này có thành phần dược lý tương tự như colchicin nhưng ít độc hơn colchicin khoảng 7-8 lần.
Vào năm 1952, Bellet còn phát hiện trong hạt cây Colchicum speciosum Stev mot glucoancaloit có tên gọi là conchicozit glucozit của 2 demetylconchixin, ít độc hơn khoảng 100 lần.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học nhận thấy rằng, conchixerin về bản chất là hỗn hợp của colchicin và conchamin.
3 Tác dụng - Công dụng của cây Tỏi độc
3.1 Tác dụng dược lý
Nhân dân Đức đã sử dụng Tỏi độc từ hơn 200 năm trước nhằm mục đích chữa gút và làm thuốc lợi tiểu, tuy nhiên cơ chế tác dụng vẫn chưa được hiểu rõ.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng, colchicin có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tăng nhu động một cách thái quá, ngoài ra, colchicin còn cho thấy tác dụng tăng huyết áp.
Colchicin còn cho thấy tác dụng đối với các tế bào đang phân chia. Chính nhờ tác dụng này mà colchicin đang được ứng dụng trong việc cải tạo các giống cây trồng trong ngành nông nghiệp.
Các tác dụng được ứng dụng trong Y học thực hành bao gồm: Điều trị gout, chống dị ứng và hạ nhiệt. Một số giả thuyết gần đây cho rằng, colchicin liên quan đến tác dụng kích thích vỏ thượng thận như cortisol.
3.2 Tác dụng phụ
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng bao gồm: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.
Liều gây chết trung bình là 0,03mg/kg thể trọng.
Không sử dụng Tỏi độc cho người viêm thận, thiểu năng thận.
3.3 Công dụng và liều dùng
Có thể dùng dưới dạng cồn hạt tỷ lệ 1/10 với liều 1,5g/lần, 3g/24 giờ.
Không dùng lâu vì có nguy cơ bị ngộ độc thuốc. Nếu thấy hiện tượng tiêu chảy thì cần ngừng thuốc ngay. Thông thường chỉ sử dụng trong vòng 4-5 ngày sau đó nghỉ.
Bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A.
Colchicin ngoài việc dùng làm thuốc còn được dùng để tạo ra những giống cây trồng mới.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Tất Lợi. Cây Tỏi Độc trang 342-344, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.