Tô Hạp (Altingia chinensis)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Saxifragales (Tai hùm)

Họ(familia)

Altingiaceae (Sau sau)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance

Tô Hạp (Altingia chinensis)

Tô hạp thuộc dạng cây gỗ to, chiều cao mỗi cây khoảng 25 đến 30 mét, một số cây cao hơn. Lá thuộc dạng lá đơn, mọc so le, phiến lá có dạng hình trứng ngược, lá hẹp, dài khoảng 5-12cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance

Tên gọi khác: Tô hạp Trung Quốc.

Họ thực vật: Altingiaceae (Sau Sau).

Cây Tô hạp
Cây Tô hạp

1.1 Đặc điểm thực vật

Tô hạp thuộc dạng cây gỗ to, chiều cao mỗi cây khoảng 25 đến 30 mét, một số cây cao hơn.

Lá thuộc dạng lá đơn, mọc so le, phiến lá có dạng hình trứng ngược, lá hẹp, chiều dài mỗi lá khoảng 5-12cm, chiều rộng từ 3 đến 5,5 cm. Trên lá có 7-10 đôi gân bậc hai, cuống lá có chiều dài khoảng 8 đến 13mm.

Hoa đực mọc tập hợp thành từng cụm có dạng giống như cái đuôi sóc, không có bao hoa, hoa đực có nhiều nhị, chỉ nhị rất ngắn.

Hoa cái mọc thành đầu, mỗi đầu gồm 20-50 bông hoa. Bầu gần dưới, có 2 ô, nhiều noãn, vòi 2, dài khoảng 3 đến 4mm, đầu uốn cong.

Cụm quả có dạng hình cầu, đường kính mỗi quả khoảng từ 1,7 đến 2,5cm. Quả của cây Tô hạp thuộc dạng quả nang, nứt lưng, mỗi mảnh 2 thùy nông.

Hạt nhiều, hạt có màu nâu vàng, bề mặt bóng.

Dưới đây là hình ảnh cây Tô hạp:

Hình ảnh cây Tô hạp
Hình ảnh cây Tô hạp

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tô hạp phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh, Khánh Hòa.

Tô hạp thường mọc rải rác trong những khu rừng thường xanh, độ cao phân bố của cây khoảng từ 500 đến 1700 mét.

Tô hạp thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 10.

2 Thành phần hóa học

Khi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của thân cây Tô hạp, các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp chiết xuất thân cây Tô hạp bằng Ethanol 95, sau đó cô đặc dịch chiết. Các thành phần hóa học được phân lập bằng sắc ký gel silica và sắc ký cột Sephadex LH-20 từ phần ete dầu hỏa và phần etyl axetat của dịch chiết. Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên các đặc điểm lý hóa và phân tích quang phổ.

Kết quả cho thấy rằng có 11 hợp chất đã thu được từ thân cây Altingia chinensis, được xác định là myrsinene (1), oleanonic aldehyde (2), 3β, 23,28-trihydroxyolean-12-ene (3), ursolic acid-3β-octadecanoate (4), arjunglucoside Ⅱ (5), β-sitosterol (6), daucosterol (7), trans-resveratrol-3-O-β-D-glucopyranoside (8), ellagic acid 3,3'-dimethylether (9), lyoniside (10) và 3,3'-O-dimethylellagic acid-4'-O-α-L-rhamnoside (11). Đây đều là những hợp chất lần đầu được phân lập từ loài này.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

3 Tác dụng của cây Tô hạp

3.1 Tác dụng dược lý

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi chính gây tử vong do ung thư hàng đầu và phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng tối thiểu. Tô hạp là một loại cây thuốc được sử dụng như một loại thuốc trong Y học cổ truyền nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh thấp khớp, chấn thương.

Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định tiềm năng chống khối u của APE ở cả tế bào NSCLC và mô hình chuột mang khối u. Việc dùng APE 100 mg/kg vào dạ dày đã ức chế đáng kể sự phát triển của khối u mà không có tác dụng phụ nào rõ ràng. Ngoài ra, Tô hạp ức chế sự di chuyển và xâm lấn của tế bào bằng cách tăng biểu hiện E-cadherin và điều hòa giảm vimentin, có ý nghĩa rằng Tô hạp ức chế di căn tế bào thông qua việc làm giảm EMT.

Tô hạp sau khi nghiên cứu đã thể hiện tác dụng chống khối u trên ung thư phổi không tế bào nhỏ thông qua việc gây apoptosis, làm giảm EMT và cơ chế của nó liên quan đến việc ức chế con đường PI3K/Akt. Nghiên cứu này đã cho chúng ta thêm những thông tin mới để xác định sự phát triển thuốc mới cho ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Cây Tô hạp có tác dụng gì?
Cây Tô hạp có tác dụng gì?

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường sử dụng Tô hạp để làm thuốc trị phong thấp và đòn ngã.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Tô hạp, trang 1000-1001. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Hai-xiao Lu và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2016). [Study on Chemical Constituents of Stems from Altingia chinensis], PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Yiran Qin và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2024. Altingia chinensis petroleum ether extract suppresses NSCLC via induction of apoptosis, attenuation of EMT, and downregulation of PI3K/Akt pathway, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tô Hạp (Altingia chinensis)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633