Tiêu Thạch
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Tiêu thạch được biết đến là dược chất có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, táo bón,.... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Tiêu Thạch.
1 Tiêu thạch là gì ?
Tiêu thạch thiên nhiên sau khi được gia công cô đặc kết tỉnh thành dạng trong suốt không màu hoặc dạng bột màu trắng được gọi là hỏa tiêu, thành phần chủ yếu là Kali nitrat hoặc natri nitrat.
2 Công dụng của Tiêu Thạch
2.1 Theo Y học cổ truyền
Bản kinh có viết: Tiêu thạch vị đắng, tính hàn. Chủ trị tích tụ nhiệt, tà khí trong ngũ tạng gây ra chướng dạ dày, táo bón. Vì có tác dụng loại bỏ thức ăn thừa, nên có thể thông đường tiêu hóa, bài trừ cặn bã trong thành ruột, từ đó có thể tiếp nhận thêm những thức ăn mới. Ngoài ra, tiêu thạch còn có tác dụng bài trừ độc tố trong không khí xâm hại đến ngũ tạng.
Đông y cho rằng, tiêu thạch có vị mặn, đắng, tính hàn. Vị mặn có tác dụng ngừa táo bón, đắng có tác dụng giúp đại tiện dễ dàng. Do vậy, có thể phá vỡ sự tích tụ, có lợi cho đường tiết niệu, có tác dụng giải độc hết trướng bụng. Chính vì điều này mà trong Bản kinh đã dùng tiêu thạch để trị các triệu chứng tích tụ nhiệt trong ngũ tạng, đau, trướng bụng... Công dụng loại bỏ thức ăn thừa, thu nạp những thức ăn mới, đó cũng chính là quy luật "trừ cái cũ đến với cái mới" trong Bản kinh. Ngoài ra, sách Bản thảo cương mục cũng cho rằng: Tiêu thạch thuộc Hỏa, có vị đắng và mặn, tức là "Hỏa trong Thủy", ngoài việc có thể phá vỡ sự tích tụ, ứ đọng, có thể tiêu trừ tam tiêu hỏa tà, điều hòa tính hàn trong lục phủ ngũ tạng. Ngoài ra, tiêu thạch còn có thể trị trướng bụng, máu tắc nghẽn kém lưu thông, còn có thể trị tận gốc bệnh tràng nhạc cổ.
2.2 Theo Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại đã chứng minh, tiêu thạch có độc, dùng thời gian dài, hoặc dùng với số lượng lớn sẽ có tác động đến đường tiêu hóa và thận. Không thể khiến con người khỏe mạnh trường thọ như trong Bàn kinh đã đề cập tới, ngược lại, có thể dẫn đến biến đổi sắc tố của máu hoặc viêm thận, thậm chí gây tổn hại đến tính mạng con người.
3 Một số bài thuốc từ Tiêu Thạch
3.1 Trị bệnh đau ngực bụng do tích nhiệt, trướng bụng đầy hơi
Tiêu thạch hoàn: Tiêu thạch 187g, đại hoàng 250g (nghiền riêng), Nhân Sâm, Cam Thảo, mỗi loại 93g. Sau khi nghiền thành bột, dùng Mật Ong nặn thành các viên nhỏ, mỗi lần dùng 5 viên với cháo trắng.
3.2 Trị nóng dạ dày, phiền muộn, miệng khô
Canh ngũ thạch: Hàn thủy thạch, tiêu thạch, long cốt, Mẫu Lệ (con hàu), cam thảo, Hoàng Cầm, rễ cây quát lâu, mỗi loại 1,5g, tri mẫu, Quế tâm, thạch cao, mỗi loại 0,9g, đại hoàng 0,6g. Các vị thuốc trên sắc với 71 nước đến khi còn 31 thuốc, chia thành 4 lần, ban ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần.
4 Tài liệu tham khảo
Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Thạch nhũ, trang 24-25. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.