Thường Sơn (Dichroa febrifuga)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Thường sơn được biết đến là một loại dược liệu cổ truyền được ứng dụng trong điều trị sốt rét và một số bệnh truyền nhiễm khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thảo dược này.
1 Thường Sơn là thảo dược gì ?
Thường Sơn có tên gọi khác là Nam thường sơn, Bạch thường sơn, với tên khoa học là Dichroa febrifuga Lour., thuộc họ Tú cầu - Hydrangeaceae.
Nước sắc của rễ cây Thường Sơn được coi là một trong những loại thảo mộc phổ biến trong y học Trung Quốc để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm ung thư dạ dày, sốt rét, chống viêm,...
2 Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao 1-2m. Thân nhẫn, hình trụ, màu xanh hay tím nhạt. Rễ dài, nhỏ, màu vàng. Lá mọc đối, hình ngọn giáo, dài 13-20cm, rộng 3.5-4cm, không lông hay có ít lông, mép khía răng; cuống lá và gần giữa có màu tím. Cụm hoa chuỳ ở ngọn thân hoặc nách lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tỉa. 5 lá đài hàn liền với bầu; 4 cánh hoa màu xanh hay đỏ; 10-20 nhị; bầu hàn liền với đài tới ¾ ; 5 vòi nhuy choãi ra. Quả mọng nhỏ màu lam hay tím, đường kính 5mm; hạt nhỏ, hình quả lê, cỡ 1mm.
2.1 Đặc điểm sinh thái và phân bố
Thường sơn mọc ở vùng núi ẩm có bóng râm, hoặc ở các sườn núi, thung lũng với độ cao từ thấp tới 2000m. Cây phân bố chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở cả 3 vùng miền từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới Lâm Đồng, Tiền Giang.
Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê cũng có trồng giống cây Thường Sơn này.
2.2 Thu hái và chế biến
Thường sơn chủ yếu thu hái rễ, lá, cành non - Radix, Folium et Ramulus Dichroae Febrifugae, thường gọi là Thường sơn, để sử dụng và chế biến thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong các chế phẩm và bài thuốc chữa bệnh.
Lá được thu hái vào mùa xuân và mùa hè rồi đem đi thái nhỏ và sao vàng hoặc chưng lên với rượu hoặc bỏ hết sống lá rồi đồ chín phơi khô. Trước khi sử dụng nên tẩm rượu một đêm rồi sao qua. Vào mùa thu đông có thể đào được rễ, mang về rửa sạch, rồi giã nát hoặc thái lát để phơi sấy khô. Có thể tẩm với rượu khoảng 2-3 giờ, rồi sao vàng hoặc chưng với rượu. Cành non cũng có những cách làm tương tự như trên.
3 Thành phần hóa học của Thường Xuân
Cây thường xuân có alkaloid febrifugine và đồng phân của nó isofebrifugine đã được phân lập trong Thế chiến II để nghiên cứu tác dụng của chúng đối với bệnh sốt rét. Febrifugine là thành phần chính của alkaloid hiện nay. Halofuginone (một loại alkaloid ban đầu được phân lập từ D. febrifuga ) và haloguinol là dẫn xuất tổng hợp của gốc cây. Halofuginone, cùng với các chất tương tự febrifugin khác, được phát triển vào những năm 1960 để đánh giá thuốc chống sốt rét.
Ngoài ra, Thường xuân rất giàu alkaloid quinazolone, coumarin, steroid, polyphenol và các thành phần hóa học khác.
4 Tác dụng - Công dụng của Thường Xuân theo Y học cổ truyền
4.1 Tác dụng dược lý của Thường Xuân
Thường Xuân không chỉ có tác dụng chống sốt rét, chống khối u, chống côn trùng, thúc đẩy quá trình lành vết thương và các tác dụng dược lý khác, mà còn là một nguyên liệu thô trong y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng để phát triển các loại thuốc trị ký sinh trùng trong thú y.
5 Công dụng của Thường Xuân theo Y học cổ truyền
5.1 Tính vị - Tác dụng
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn
- Tác dụng: tiệt ngược giải nhiệt, khư đàm.
Lá cây khi dùng sống sẽ dễ gây nôn
5.2 Công dụng của Thường Xuân
Thường Xuân thường được sử dụng trong các bài thuốc trị
- Sốt rét, sốt cách nhiệt, sốt rét ba ngày một
- Ho
- Ngộ độc thức biết
Liều dùng: sắc thuốc với 6-12g thường xuân
Thường xuân đã được sử dụng từ lâu làm vị thuốc chữa sốt rét, công hiệu gấp 10 lần quinin, tuy nhiên do mùi hôi khó chịu và phản ứng hơi mạnh, nếu để tươi sử dụng dễ gây nôn. Bên cạnh đó, đây là cây có khả năng chữa sốt rét tốt nhưng lại có hiệu suất alcaloid thấp, không thay thế được Canhkina (mà vỏ chứa đến 10% quinin).
6 Một số bài thuốc cổ truyền từ Thường Xuân
Bài thuốc chữa sốt rét:
Thường sơn 8g, Thảo quả 4g, Binh lang 6g, Cát Cánh 8g, nước 500ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng Thường sơn 8g, Hậu phác 6g, Binh lang 6g, Cam Thảo 4g, Thanh bì 4g, Thảo quả 6g, nước 500ml.
Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Người ta cũng dùng Thường sơn 6g, Hà Thủ Ô 10g, Phèn phi 0.01g, sắc uống.
Bài thuốc chữa sốt rét cơn cách nhật
Thường sơn chế, Mần tưới, Chỉ thiên, Trần Bì, Hoắc hương, mỗi vị 12g, sắc uống (Hành giản trận nhu).
Bài thuốc chữa ho, ngộ độc thức ăn
Thường sơn 35g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống.
Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá Găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.
Lưu ý
- Không dùng cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức.
- Không nên ăn Hành trong khi đang dùng thuốc.
7 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2021). Thường Xuân, trang 954-955, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
- Tác giả Ty Viet Pham và cộng sư, ngày đăng báo năm 2023. The anti-inflammatory activity of the compounds isolated from Dichroa febrifuga leaves, pmc. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.