Thương Lục (Phytolacca acinosa)

2 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Thương Lục (Phytolacca acinosa)

Thương lục được biết đến khá phổ biến với công dụng làm giảm các triệu chứng: đau cổ, phù nề, khó thở, đau ngực hoặc bụng đầy chướng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Thương lục.

1 Giới thiệu về cây Thương lục

Thương lục hay còn được gọi là Bạch mẫu kê, Dã la bạc, Sơn la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb, P.esculenta Van Hout, thuộc họ Thương lục ( Phytolaccaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thảo sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng 1.5 m. Thân của cây hình trụ nhẵn, không có lông, ít phân nhánh và có màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Lá to, mọc so le với phiến lá hình trứng tròn, có cuống, hai mặt lá nhẵn, chiều dài từ 10 – 30 cm và rộng 13 – 14 cm. Hoa của cây thương lục có màu trắng, được tụ lại thành cụm hình chùm, gồm nhiều hoa mẫu 5, có chiều dài từ 15 – 20 cm. Rễ củ của cây có hình dạng mập nhìn có nét giống củ nhân sâm. Quả mọng của cây có màu đỏ tím.

Thương lục - Vị thuốc lợi tiểu, trị đau nhức và đầy bụng hiệu quả
Hình ảnh cây Thương lục

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ 

Rễ của cây thương lục có thể được thu hoạch sau khoảng 6 – 7 tháng kể từ khi trồng. Sau khi đào lên, rễ con sẽ bị cắt bỏ và rễ được rửa sạch, sau đó để nguyên để phơi khô trong một khu vực mát mẻ. Nếu muốn tạo cho rễ thương lục có mùi giống như nhâm sâm, ta có thể ngâm nó trong Mật Ong và rượu 40% theo tỷ lệ 1 kg rễ : 250 ml rượu : 250 ml mật ong hoặc ngâm trong giấm (với tỷ lệ 50 kg thương lục tương đương với 15 kg giấm). Sau khi ngâm đều, rễ được sấy khô hoặc phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây thương lục có nguồn gốc từ Trung Quốc và được di thực vào Việt Nam khoảng 10 năm trước. Hiện nay, dược liệu này được trồng tại một số địa điểm ở nước ta, tuy nhiên số lượng cây trồng không nhiều.
Ngoài ra, loài thương lục Mỹ (Phytolacca decandra L hay (Phytolacca americana L.) cũng đã được trồng sẵn tại Việt Nam, và được biết đến với tên gọi dân gian là "sâm voi" bởi vì cây nhanh lớn và có hình dáng khá giống với nhân sâm, và sau 6 - 7 tháng cho ra củ có kích thước tương đương với cổ tay.

Thương lục - Vị thuốc lợi tiểu, trị đau nhức và đầy bụng hiệu quả
Cây Thương lục

2 Tìm hiểu về loài Thương lục Mỹ - SÂM “ĐỘC”

2.1 Thực trạng

Trong vài năm gần đây, đã xuất hiện một loại thuốc được gọi là "Sâm" được sử dụng trong Y học tại nhiều địa phương trên khắp Việt Nam như Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Tây Nguyên. Thậm chí, nhiều người còn trồng cây này để bán cho người dân với giá lên đến 500k/kg. Tuy nhiên, loại "Sâm" này thực chất là loài Thương lục Mỹ (Common pokeweed, Garget, Inkberry, Pigeonberry, Virginian poke, 垂序商陆 chui xu shang lu…) với tên khoa học là Phytolacca americana L. (họ Thương lục Phytolaccaceae) và rất đáng tiếc là loại cây này có độc. Nó xuất xứ từ Bắc Mỹ, hiện nay đã trở thành loài hoang hóa phổ biến ở cả châu Á và châu Âu.

Rễ cây Thương lục là bộ phận được sử dụng để làm thuốc, nhưng lại chứa chất độc. Các chất độc này bao gồm Phitolacin và Phytolaccatoxin. Khi sử dụng quá liều, Thương lục có thể gây ngộ độc, thường xuất hiện trong khoảng từ 20 phút đến 3 giờ sau khi sử dụng. Ngộ độc nhẹ có thể gây tăng thân nhiệt, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, hoảng loạn và nói lảm nhảm. Tuy nhiên, liều lớn có thể gây liệt thần kinh, hôn mê, khó thở, hạ huyết áp, ngừng tim đập và dẫn đến TỬ VONG. Các biện pháp giải độc có thể bao gồm sử dụng thuốc trợ sức hoặc dùng Cam Thảo sống và đậu xanh giã dập pha với nước sôi hoặc sắc uống để giải độc.

Mặc dù Thương lục được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh, tuy nhiên khi sử dụng, người ta thường chế với giấm hoặc cam thảo để giảm độc tính của Thương lục.

Ngâm rượu cây thương lục? Tuyệt đối không nên ăn, uống nước sắc hay ngâm rượu loài cây thương lục (sâm voi) vì rất nguy hiểm.

2.2 Phân biệt cây Thương lục và Nhân sâm

Có những người bán củ thương lục giả làm củ Nhân Sâm để kiếm lợi, hoặc do thiếu hiểu biết. Để phân biệt giữa hai loại củ này, cần quan sát kỹ bộ phận thân và rễ. Củ thương lục có rễ phân bố đều, trong khi củ sâm thường có rễ tập trung ở một chỗ. Ngoài ra, củ thương lục có nhiều vạch kẻ đốt hơn và vỏ không óng như sâm. Đây là cách đơn giản nhất để phân biệt bằng mắt thường. Khi ngâm rượu, củ thương lục cũng phai màu như nhân sâm và thậm chí có mùi giống y hệt. Để đảm bảo chất lượng, nên mua sâm ở cơ sở uy tín, có nhãn mác xuất xứ đầy đủ, tránh mua ở những người bán dọc đường hay tiệm nhỏ.

Thương lục - Vị thuốc lợi tiểu, trị đau nhức và đầy bụng hiệu quả
Phân biệt cây Thương lục và Nhân sâm

3 Thành phần hóa học

Rễ của cây thương lục có chứa nhiều thành phần hóa học như Saponin Esculentoside M và Esculentoside A, Kali nitrat, Axit Oxymiristinic và chất độc được gọi là Phytolaccatoxin. Ngoài ra, rễ của cây thương lục có hình dạng tương đồng với rễ nhân sâm nhưng lại chứa chất độc.

Rễ thương lục có hình dạng tương tự rễ nhân sâm nhưng lại chứa chất độc.

4 Tác dụng - Công dụng của cây Thương lục

Tính vị, tác dụng: Thương lục có vị đắng, tính hàn, có độc và có tác dụng lợi niệu trục thủy, tiêu thũng tán kết.

Công dụng: Thương lục được sử dụng trong việc điều trị thủy thũng và tà khí trong bụng nhờ vào các tác dụng lợi tiểu, đại tả và thùy ẩm tại phủ tạng. Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng để giảm đau cổ, giảm phù nề, giảm khó thở và giảm đau ngực hoặc bụng đầy chướng. Thương lục cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp đắp ngoài để hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến mụn nhọt sưng đau. 

Cách dùng Thương lục: Có thể sử dụng thương lục dưới dạng thuốc uống hoặc đắp ngoài. Liều dùng cho thuốc uống là 3-4 gram, có thể dùng riêng lẻ hoặc phối trộn với các loại thuốc khác. 

Thương lục - Vị thuốc lợi tiểu, trị đau nhức và đầy bụng hiệu quả
Tác dụng của cây Thương lục

5 Bài thuốc từ Thương lục

  • Điều trị chứng đau cổ họng: Sử dụng rễ thương lục sau khi hơ nóng, bọc vào vải và chườm vào cổ. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi ngày, không nên để quá nóng để tránh bỏng da cổ. Khi sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần, triệu chứng sẽ giảm đáng kể.
  • Hỗ trợ trị bệnh viêm thận cấp và mạn: Chuẩn bị 10 gram thương lục và 60 gram thịt lợn, rửa sạch và nấu chín. Chia thành 3 phần ăn trong ngày.
  • Chữa bệnh cổ trướng: Sử dụng 6 gram thương lục sắc phối hợp với 30 gram đậu đỏ, 30 gram Bí Đao, 20 gram Phục Linh và 12 gram Trạch Tả. Uống đều trong 5-7 ngày để giảm triệu chứng bệnh.
  • Điều trị mụn nhọt, mụn đầu đinh hoặc mủ da: Dùng 15 gram thương lục nấu nước chung với 60 gram Bồ Công Anh. Dùng nước này để rửa vùng da bị mụn nhọt, mủ da hoặc mụn đầu đinh, giúp làm se cồi mụn.
Thương lục - Vị thuốc lợi tiểu, trị đau nhức và đầy bụng hiệu quả
Dược liệu Thương lục
  • Chữa tuyến vú tăng sinh: Sử dụng thương lục tươi để chế thành viên uống. Bắt đầu uống 6 viên mỗi ngày, mỗi viên có trọng lượng 0.5 gram. Tăng dần số lượng thuốc lên 20 viên và sống lần uống lên 3 lần/ngày.
  • Điều trị chứng trong bụng có hòn cứng đau: Giã nát rễ thương lục tươi và vắt nước tẩm vào bông. Đắp bông lên bụng và thay liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn.
  • Chữa té ngã sưng đau: Sử dụng rễ thương lục và khổ sâm, lượng mỗi vị thuốc bằng nhau. Rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng. Thực hiện thường xuyên để giảm đau và sưng.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Appl Plant Sci (Đăng tháng 10 năm 2017). Microsatellites for Phytolacca acinosa (Phytolaccaceae), a traditional medicinal herb, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 02 năm 2023.
  2. Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội - Thầy Nghiêm Đức Trọng.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thương Lục (Phytolacca acinosa)

ColdCalm Kids Boiron
ColdCalm Kids Boiron
Liên hệ
Camilia Boiron
Camilia Boiron
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633