Thuốc Phiện (Hoa Anh Túc - Papaver somniferum)

0 sản phẩm

Ước tính: 4 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Ranunculales (Mao lương)

Họ(familia)

Papaveraceae (Thuốc phiện)

Chi(genus)

Papaver

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Papaver somniferum L.

Thuốc Phiện (Hoa Anh Túc - Papaver somniferum)

Thuốc phiện được biết đến không chỉ gây nghiện, kích thích thần kinh mà nó còn có công dụng giảm đau, giảm ho,.... Vậy những đặc điểm, đặc tính và cơ chế hoạt động của các thành phần hóa học của loài thực vật này là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc một số thông tin về cây thuốc phiện có thể giúp bạn hình dung ra được về loài cây này.

1 Cây thuốc phiện còn gọi là cây gì?

Thuốc phiện được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là cây anh túc hay A phiến hoặc A phù dung. Là loài cây thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae), ứng với tên khoa học là Papaver somniferum L.

Đây là loại thực vật ứng với các công dụng khác nhau với những bộ phận trên cây. Từ đó có thể bào chế ra các loại chế phẩm đa dạng mặc dù các sản phẩm này phải kiểm soát đặc biệt.

Ảnh cây Thuốc phiện

1.1 Đặc điểm thực vật

Thuốc phiện là thuộc nhóm cây thân thảo mọc hàng năm, thân có chiều cao khoảng 1-1.5m.

Lá cây thuốc phiện mọc so le, lá dưới xẻ thùy lông chim với các đoạn nhọn, lá ở trên răng cưa.

Hoa cây thuốc phiện mau dễ rụng to màu trắng, đỏ hay tím mọc đơn độc ở ngọn, có cuống dài, nhị có bao phấn đen.

Quả nang có dạng gần giống hình cầu, nhẵn, đỉnh có nhụy tỏa ra từ tâm chứa khoảng 12-18 rãnh.

Hạt cây anh túc như thế nào? Hạt nhiều, kích thước nhỏ, màu đen.

Toàn bộ cây đều có nhựa mủ màu trắng, để lâu sẽ bị oxy hóa thành đen.

Cây thuốc phiện ra hoa vào tháng mấy? Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

Dưới đây là hình ảnh cây thuốc phiện (anh túc):

Ảnh các bộ phận của cây

1.2 Đặc điểm phân bố

Thuốc phiện được phân bố ở châu Á, Âu và Bắc Phi. Là một loài cây ưa sáng và mát mẻ, vì vậy cây được trồng ở vùng núi cao lạnh.

Trồng cây Anh túc bao lâu thì thu hoạch? Thuốc phiện có vòng đời khoảng 2 năm, ra hoa vào tháng 4-5 và có quả khoảng sau đó 2-3 tháng.

Từ trước đến nay, cây được trồng ở các vùng núi cao, lạnh phía Bắc nước ta như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên bái,.... Nguyên sản ở bắc Mỹ nhập trồng ở châu Âu và nhiều nước khác.

1.3 Thu hái và chế biến

Nhựa cây thuốc phiện có ở toàn cây nhưng chủ yếu người ta lấy nhựa ở vỏ quả chưa chín do hàm lượng hoạt chất trong bộ phận này là nhiều nhất. Thu hái nhựa bằng cách chích vào vỏ quả xanh, để yên cho chiết nhựa, thu hoạch nhựa và ép lại thành bánh (nhựa sống) hay cô đặc thành cao (chưa chín). 

Ngoài ra, cũng có thể dùng quả thuốc phiện sau khi đã lấy nhựa hay còn được gọi là anh túc xác - pericarpium papaveris. Bộ phận này sau khi lấy nhựa sẽ đem đi phơi khô rồi mới dùng. Cuối cùng là hạt thuốc phiện - Semen Papaveris.

Hiện nay có nhiều phương pháp chiết xuất morphin từ nhựa thuốc phiện. Điển hình là phương pháp chiết nhựa thuốc phiện bằng nước nóng rót dịch chiết vào sữa vôi nóng, calci morphinat tan trong nước vôi thừa, còn tạp chất thì tủa xuống. Lọc, đun sôi dịch lọc rồi thêm amoni clorid sẽ có morphin base tủa xuống. Rửa tủa bằng nước rồi hòa tan trong HCl sẽ có morphin hydroclorid, sau đó kết tinh lại nhiều lần sẽ thu được morphin hydroclorid tinh khiết.

1.4 Cây thuốc phiện (anh túc) có mấy loại?

Cây thuốc phiện còn được gọi là cây Anh túc, thuốc phiện có thể thu được từ quả hay từ nhựa của cây thuốc phiện, gồm các dạng:

  • Thuốc phiện sống.
  • Thuốc phiện khô.
  • Thuốc phiện chín.
  • Thuốc phiện dược dụng.
  • Xá thuốc phiện.

2 Cây thuốc phiện (hoa anh túc) và cây Cần sa có giống nhau không?

Cây thuốc phiện (hoa anh túc) và cây Cần sa có giống nhau không?
Cây thuốc phiện (hoa anh túc) và cây Cần sa có giống nhau không?

Thuốc phiện và Cần sa đều là những loại thảo dược có khả năng gây nghiện. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt để bạn đọc tránh nhầm lẫn:

2.1 Giống nhau

Đều thuộc họ Cây gai (tên khoa học là Cannabaceae).

Trong thành phần có chứa chất gây nghiện do đó Pháp luật Việt Nam cấm trồng cây hoa Anh túc, cây Cần sa cho mục đích cá nhân hoặc mục đích thương mại.

2.2 Khác nhau

 

Thuốc phiện

Cần sa

Tên khoa học

Papaver somniferum L.

Cannabis sativa L.

Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm, chiều cao thường hơn 1 mét

Lá mọc so le, không có cuống, gốc hình tim, đầu nhọn, chia thùy không đều, mép khía răng

Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, cuống dài, hoa có màu đỏ, trắng hay tím

Quả nang, hình cầu

Hạt nhỏ, nhiều, hình thận, màu đen

Cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 1-2 mét

Lá mọc so le, có lá kèm, mép lá khía răng, đầu lá nhọn, lá ở dưới xẻ thành hình mác hẹp

Hoa đơn tính, khác gốc, không có cánh hoa, màu vàng nhạt

Quả bế, hình trứng, màu xám nhạt

Hạt nhỏ, nhiều

Tác dụng

Quả khô được dùng để chữa ho mạn tính lâu ngày không khỏi, tiêu chảy cấp tính

Nhựa dùng để chữa mất ngủ, giảm đau

Hạt dùng để chữa táo bón, buồn nôn

Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để lấy sợi, một số nơi trồng để ép dầu từ hạt dùng trong ngành công nghiệp sơn, chưa thấy dùng để hút như một số nước khác

Cần sa được dùng làm thuốc gây mê, gây ngủ, thuốc chống co giật, đau nửa đầu

3 Thành phần hóa học

Nhựa của cây Thuốc phiện có chứa alcaloid (chiếm từ 10 đến 20%), ngoài ra, nhựa cũng chứa nhiều thành phần có hoạt tính khác. Các alcaloid trong nhựa cây được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:

  • Nhóm morphin: Đây là alcaloid chính trong nhựa của cây Thuốc phiện bao gồm 3 hoạt chất là morphin, thebain và codein. Morphin có bản chất là một loại base bậc 3, có tính chất khử hóa. Đi từ nhựa thuốc phiện, người ta có thể sản xuất ra được morphin và codein, codein có thể được bán tổng hợp từ morphin.
  • Nhóm Papaverin (chiếm 0,5 đến 1%).
  • Nhóm noscapin.
  • Nhóm protopin (ít có ý nghĩa).

Ngoài ra, nhựa cây Thuốc phiên còn chứa:

  • Chất vô cơ (chiếm 5-10%).
  • Acid hữu cơ trong đó acid meconic là thành phần chính.

Cây thuốc phiện Ấn Độ có chứa một chất nhựa thuộc nhóm terpen.

Thành phần của vỏ quả chưa rạch nhựa có chứa:

  • Morphin, alcaloid phụ chiếm 0,31% trong mẫu thu hái ở Mường Lống.
  • Morphin (0,36%), alcaloid phụ (0,35%) trong mẫu thu hái ở Sơn La.

Vỏ quả đã rạch nhựa có morphin (0,09%) và alcaloid phụ (0,10%) ở Mường Lống.

Hạt thuốc phiện chứa 40-45% dầu béo trong đó có acid oleic, acid glyceric, linolenic, acid linoleic.

Lá cây có chứa alcaloid những với hàm lượng rất thấp.

Cần lưu ý rằng, Chính phủ Việt Nam cấm trồng trọt cũng như tàng trữ, lưu hành, sản xuất các chất ma túy. Nhựa thuốc phiện, heroin, morphin vừa là vị thuốc dùng trong Y học cổ truyền và y học hiện đại nhưng cũng là các chất ma túy, do đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, tuyệt đối không được vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước.

Bên trong quả cây thuốc phiện

4 Tác dụng - Công dụng của cây thuốc phiện

4.1 Tác dụng dược lý

Thuốc phiện có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng dùng lâu sẽ gây nghiện nên hiện nay người ta xếp vào nhóm thuốc độc bảng A nghiện.

4.1.1 Đối với hệ thần kinh

4.1.2 Tác dụng trên vỏ não và trung tâm gây đau.

Dùng liều nhỏ, lúc đầu kích thích gây cảm giác dễ chịu, thoải mái, sau làm mất cảm giác đau. 

Dùng liều cao gây ngủ.

4.1.3 Đối với trung tâm hô hấp và hành tủy

Làm nhịp thở thoạt đầu nhanh, nông, sau chậm lại

Khi bị ngộ độc có thể ngừng thở

Có tác dụng làm giảm kích thích ho.

4.1.4 Đối với bộ máy tiêu hóa

Liều nhỏ, thuốc phiện kích thích co bóp dạ dày, có thể gây nôn.

Liều cao, có tác dụng chống nôn, lúc uống làm giảm nhu động ruột nên dùng chữa ỉa chảy.

Hoạt chấtTác dung
Morphin
  • Tác dụng lên thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não, ức chế trung tâm đau và gây ngủ
  • Liều thấp kích thích hô hấp; liều cao hơn thì ức chế trung tâm này; liều cao có thể làm liệt hô hấp
  • Có ức chế trung tâm ho nhưng kém hơn codein.
  • Làm giảm nhu động ruột già, làm giảm tiết dịch tiêu hóa, làm co cơ vòng
Codein
  • Ít độc hơn morphin, tác dụng giảm đau kém hơn.
  • Có tác dụng ức chế trung tâm ho mạnh nên dùng làm thuốc chữa ho tốt.
  • Lạm dụng cũng có thể gây nghiện
Papaverin 
  • Ít có tác dujngg trên hệ thần kinh, tác dụng giảm đau gây ngủ rất kém
  • Kích thích thần kinh ngoại biên 
  • Làm giảm co thắt cơ trơn, đặc biệt đối với dạ dày và ruột.
  • Độc tính vừa phải
Noscapin
(=nacortin)
  • Không gây ngủ, co giật ở liều cao nên trong các thuốc phiện người ta thường loại bỏ nó đi.
  • Đôi khi người ta dùng kết hợp với morphin để làm tăng tác dụng giảm đau đồng thời ngăn cản hiện tượng liệt trung tâm hô hấp do morphin gây ra.
  • Điều chế cotarnin có tác dụng cầm máu.

4.2 Công dụng của cây thuốc phiện theo Y học cổ truyền

4.2.1 Tính vị - tác dụng

Tính vị : Vị chua, chát, tính bình, có độc

Tác dụng: cây có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống. Nhựa thuốc phiện có vị đắng, hơi chát có tác dụng giảm đau gây ngủ

4.2.2 Cây thuốc phiện uống có tác dụng gì?

Bộ phậnCông dụng và liều dùng
Quả

Đối với quả chưa chích nhựa

  • Dùng để chiết xuất morphin, đa phần morphin được chuyển thành codein.
  • Chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện
  • Dùng làm thuốc giảm đau

 Đối với quả đã chích nhựa

  • Làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đua bụng, giảm đau.
  • Dùng 4 - 6g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Hạt
  • Dùng làm thực phẩm cho người hoặc chim.
  • Chủ yếu dùng để ép dầu.
  • Dầu được dùng để ăn, dùng trong công nghiệp sơn và công nghiệp dược.
  • Dầu dùng để chế dầu iod, dùng làm thuốc cản quang khi chiếu các xoang trong cơ thể.
  • Chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ,...
  • Bã dầu dùng làm thức ăn cho gia súc
  • Chữa táo bón, buồn nôn
Nhựa thuốc phiện
  • Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, chữa ho, ỉa chảy.
  • Nhựa thuốc phiện thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng cao đơn hoàn tán, bột, cao, cồn thuốc phiện nhằm mục đích chữa bệnh
Lá cây thuốc phiện có tác dụng gì?

Đôi khi được dùng làm ngoài thuốc giảm đau.

Hoa

Hãm uống giúp giảm đau, trị ho, chữa tiêu chảy

Lá non có thể ăn được như rau

5 Heroin là gì?

Heroin hay còn gọi là diacetylmorphin. Đây là dạng chế phẩm bán tổng hợp từ morphin, là chất ma túy gây nghiện rất mạnh. Người bị nghiện sẽ suy sụp nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần. Dùng liều khoảng 0.06g có thể gây chết người sau khi tiêm.

Về bản chất, heroin cũng có tác dụng tương tự morphin nhưng mạnh hơn cũng như dễ gây nghiện hơn. Việc sản xuất hay tàng trữ heroin đều được tính là bất hợp pháp ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

6 Anh túc (Thuốc phiện) chữa bệnh gì?

6.1 Bài thuốc chữa lỵ

Dùng hoa kim ngân, quả sau khi đã lấy nhựa, mỗi vị lấy khoảng 4g xong đem đi sắc uống.

6.2 Bài thuốc điều trị ho lâu ngày không khỏi (theo Thế Y Đắc Hiệu Phương)

Dùng bột được làm từ quả anh túc đã lấy nhựa. Sử dụng ngày 2g pha với nước và mật 1-2 lần/ ngày cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

6.3 Bài thuốc điều trị lỵ lâu ngày

Dùng anh túc xác đem chia thành 3 phần: 1 phần sao với giấm, 1 phần sao với mật còn 1 loại dùng tươi. Xong rồi đem cả 3 phần tán thành bột rồi trộn với mật rồi làm hoàn. Uống 8-12g thuốc 1 ngày, uống cùng nước cơm.

7 Lưu ý khi sử dụng

Tuyệt đối không được dùng các chế phẩm của thuốc phiện khi bị kiết lỵ cấp tính, tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc do ngộ độc thức ăn.

Tuyệt đối không sử dụng trực tiếp nhựa thuốc phiện vì chưa xác định được hàm lượng morphin nên có thể gây nên tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm.

Không sử dụng thuốc phiện và dẫn chất của thuốc phiện cho trẻ dưới 5 tuổi vì nguy cơ ức chế hô hấp, liệt hô hấp và tử vong có thể xảy ra.

Morphin, các chế phẩm của thuốc phiện và những chất tương tự được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A, trước khi dùng cần có đơn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ có chuyên môn, không sử dụng thường xuyên liên tục quá 7 ngày vì có thể tăng nguy cơ gây nghiện.

Tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ heroin, là dẫn chất bán tổng hợp từ morphin vì đây heroin rất dễ gây nghiện, việc sản xuất và tàng trữ đều được coi là bất hợp pháp kể cả ngành Y tế.

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Uống rượu ngâm hoa anh túc có tốt không? Có bị phạt không?

Nhiều người thường truyền tai nhau rằng, rượu hoa anh túc rất bổ và rất quý, nếu uống thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật, tăng cường sinh lý ở nam giới. Giá bình rượu hoa anh túc được nhiều người quảng cáo có khi lên đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng rượu ngâm hoa anh túc có thể gây ngộ độc hoặc gây nghiện tương tự như việc sử dụng các loại ma túy khác.

Bên cạnh đó, việc uống rượu ngâm hoa anh túc khi có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy thì vẫn được coi là sử dụng trái phép chất ma túy, tùy mức độ mà sẽ xử phạt theo tuy định của Pháp luật.

8.2 Hoa Anh túc có bị cấm không?

Theo quy định của Pháp luật, hành vi trồng cây có chứa chất ma túy, bao gồm cây thuốc phiện, cây cần sa,... đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật và đều được xử lý theo quy định hiện hành.

8.3 Có nên sử dụng thuốc phiện để giảm đau sau Zona không?

Zona là tình trạng tổn thương da gây ra bởi virus varicella-zoster (VZV). Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể con người. Một biến chứng thường gặp của zona thần kinh là đau dây thần kinh sau zona, xuất hiện khi cơn đau kéo dài ≥ 90 ngày sau khi khỏi bệnh. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và có thể gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, bao gồm giấc ngủ, tâm trạng, công việc và các hoạt động hàng ngày. Cơn đau liên quan đến đau dây thần kinh sau zona có thể kéo dài trong vài tháng và đôi khi kéo dài trong vài năm hoặc hơn. Do đó, việc kiểm soát cơn đau sau zona cho người bệnh rất được quan tâm. Hiện nay, các phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm thuốc chống co giật (ví dụ, Gabapentin hoặc Pregabalin), thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc phiện. Thuốc phiện đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị cơn đau liên quan đến đau dây thần kinh sau zona và được khuyến nghị là lựa chọn hàng thứ ba nếu như việc sử dụng gabapentin hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng không có hiệu quả; tuy nhiên, việc sử dụng chúng bị hạn chế do sự phát triển của tình trạng phụ thuộc và dung nạp thuốc giảm đau. Việc điều trị chứng đau liên quan đến đau dây thần kinh sau zona rất khó khăn vì các cơ chế bệnh sinh khác nhau có thể liên quan đến sự phát triển của chứng đau.

Cơ chế đau dây thần kinh sau zona là do sự phá hủy bao myelin trên các sợi thần kinh. Opioid đóng vai trò rất nhỏ trong sự dẫn truyền thần kinh này. Do đó, việc sử dụng opioid (thuốc phiện) chỉ là lựa chọn thứ ba sau thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Điều trị đau dây thần kinh sau zona cần phải đánh giá trên từng bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả nhất.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Thuốc phiện trang 939-940, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  2. Dược liệu học tập 2 của Nhà xuất bản Y học. Thuốc phiện trang 78-89, Dược liệu học tập 2 của Nhà xuất bản Y học. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  3. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cần sa, trang 846-848. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.
  4. Tác giả Jean-Etienne Poirrier và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Burden of opioid use for pain management among adult herpes zoster patients in the US and the potential impact of vaccination, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thuốc Phiện (Hoa Anh Túc - Papaver somniferum)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633