Thung (Tetrameles nudiflora R. Br.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Cucurbitales (Bầu bí) |
Họ(familia) | Datiscaceae (Tung) |
Chi(genus) | Tetrameles |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Tetrameles nudiflora R. Br. |
Cây Thung có chiều cao khoảng 20 mét, trên thân có nhiều vỏ nứt nẻ, màu xám nhạt, gỗ có thể chất mềm. Lá cây sớm rụng, thường chỉ mọc sau khi hoa nở, lá xếp so le, phiến lá có dạng hình bầu dục. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Tetrameles nudiflora R. Br.
Tên gọi khác: Tung, Đăng, Búng.
Họ thực vật: Datiscaceae (Tung).
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây Thung có chiều cao khoảng 20 mét, trên thân có nhiều vỏ nứt nẻ, màu xám nhạt, gỗ có thể chất mềm.
Lá cây sớm rụng, thường chỉ mọc sau khi hoa nở, lá xếp so le, phiến lá có dạng hình bầu dục, gốc lá tròn, trên mép có khía răng nông.
Hoa mọc đơn tính khác gốc, hoa đực thường mọc thành chùy có dạng hình tháp, gồm nhiều hoa, hoa cái cũng họp thành bông có nhiều hoa nhưng không có cuống, hoa cái có kích thước lớn hơn hoa đực.
Quả của cây Thung thuộc dạng quả nang, quả gồm nhiều hạt, hạt của cây thuôn, kích thước mỗi hạt khoảng 1mm.
Dưới đây là hình ảnh cây Thung:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
1.3 Đặc điểm phân bố
Thung được tìm thấy ở Myanmar, Lào, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở trong các khu rừng thường xanh hay rụng lá, độ cao phân bố lên đến 800 mét.
Thung thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3, thời điểm ra hoa trùng với thời điểm cây ra lá non, thời gian cây ra quả là từ tháng 5 đến tháng 7. Một số tài liệu ghi chép rằng, cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 9, có quả vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
2 Công dụng theo Y học cổ truyền
2.1 Tính vị, tác dụng
Vỏ cây Thung có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thông mật, thanh huyết.
2.2 Công dụng
Nhân dân Ấn Độ sử dụng vỏ cây để làm thuốc trị phù thũng, thấp khớp, hoàng đản và cổ trướng.
Nhân dân Campuchia sử dụng Thung kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh liên quan đến gan và phù thũng, thấp khớp, vàng da. Thường phối hợp vỏ cây Thung với vỏ cây Me sau đó đem sắc lấy nước uống hoặc hãm lấy nước uống vào buổi sáng để làm thuốc bổ.
Những cây Thung khi còn non, mới mọc được vài lá có thể đem sắc lấy nước uống trong trường hợp bị co giật. Cách dùng như sau: Cây Thung non đem sắc cùng với 3 bát nước, cô đến khi còn 1/3 bát, uống trong ngày.
Gỗ cây Thung nhẹ nên thường được dùng để làm tăm xỉa răng.
3 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thung, trang 934-935. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2024.