Thóc Lép Dị Quả (Desmodium heterocarpon)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Desmodium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Desmodium heterocarpon (L.) DC.

Danh pháp đồng nghĩa

Grona heterocarpos (L.) H.Ohashi & K.Ohashi

Thóc Lép Dị Quả (Desmodium heterocarpon)

Thóc lép dị quả thuộc dạng cây thảo, thân mọc bò hoặc mọc đứng cao khoảng 1 đến 3 mét, cây phân nhánh nhiều, nhánh có lông. Có 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình bầu dục. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Desmodium heterocarpon (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Grona heterocarpos (L.) H.Ohashi & K.Ohashi

Tên gọi khác: Thóc lép khác quả, Cà phấn tàu, Tràng quả dị quả.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Thóc lép dị quả
Đặc điểm thực vật của cây Thóc lép dị quả

Thóc lép dị quả thuộc dạng cây thảo, thân mọc bò hoặc mọc đứng cao khoảng 1 đến 3 mét, cây phân nhánh nhiều, nhánh có lông.

Có 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình bầu dục, chiều dài mỗi lá khoảng từ 2,5 đến 6cm, rộng khoảng 1,3 đến 2,5cm, đầu lá tù hay nhọn, mặt dưới của lá có màu nâu nhạt hay xám trắng, các lá kèm có dạng hình tam giác nhọn.

Hoa mọc thành chùm, dày, có lông màu hung, mọc đứng hay không. Hoa có màu tím, đài hoa có thùy dài bằng ống.

Quả đứng có lông, chiều dài khoảng 12 đến 25cm, các quả ở phía dưới có 1-2 đốt.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Mùa hè thu.

Chế biến: Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Hoa của cây Thóc lép dị quả
Hoa của cây Thóc lép dị quả

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Desmodium là một thành viên của họ Fabaceae, bao gồm khoảng 350 loài. Phần lớn các loài này là cây thân thảo, cây bụi hoặc cây bụi nhỏ. Chi này có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới và hiện phân bố rộng rãi ở Đông Á, Mexico và Nam Mỹ. Desmodium chứa hơn 200 chất chuyển hóa thứ cấp như flavonoid, ancaloit, steroid, terpenoid, phenol, phenylpropanoid, glycoside và tinh dầu dễ bay hơi, đã được xác định là có hoạt tính sinh học. Các thành phần khác nhau của các cây này đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều loại bệnh, bao gồm các rối loạn về da, sỏi thận và sỏi bàng quang, quai bị, ho, ngất xỉu, co giật và viêm não đại dịch B.

Thóc lép dị quả được tìm thấy ở Ấn Độ, Đài Loan, Myanmar, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Australia, Sri Lanka, Lào và Việt Nam.

Tại nước ta, cây thường mọc phổ biến khắp nơi.

Thóc lép dị quả thường phân bố ở những bãi cát ven biển, các khu đất hoang hóa, trảng cỏ và cây bụi, ven đường đi, ven rừng, độ cao phân bố lên đến 2000 mét.

2 Thành phần hóa học

Sáu hợp chất đã được phân lập từ cây Thóc lép dị quả bao gồm genistein (1), axit hexadecanoic (2), axit salicylic (3), β-sitosterol-D-glucoside (4), Axit 2,3-dihydroxybenzoic (5) và axit 2,5-dihydroxybenzoic (6).

Hoa của cây Thóc lép dị quả
Hoa của cây Thóc lép dị quả

3 Tác dụng của cây Thóc lép dị quả

Tyrosinase là một enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp melanin. Nhiều chất làm trắng da ức chế hoạt động của tyrosinase từ các nguồn tự nhiên đã được xác định vì chúng vô hại và không độc hại. Trong nghiên cứu này, 114 mẫu của 54 cây Fabaceae đã được đánh giá về hoạt tính chống tyrosinase của chúng bằng phương pháp dopachrome. Kết quả cho thấy thân và rễ cây Thóc lép dị quả thể hiện hoạt tính ức chế tyrosinase cao nhất ở mức 20 µg/mL (92,50 ± 1,09%). Thóc lép dị quả thể hiện nhiều đặc tính có lợi sẽ được nghiên cứu và phát triển thêm để có thể sử dụng, đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm và dược phẩm.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất etyl axetat của cây Thóc lép dị quả thể hiện tác dụng bảo vệ gan đáng kể, chủ yếu là do thành phần giàu Flavonoid của dược liệu này. Các tác dụng bảo vệ được trung gian thông qua các con đường chống oxy hóa, đặc biệt là con đường truyền tín hiệu Keap1/Nrf2. Các isoflavan mới được xác định và các flavonoid khác trong chiết xuất etyl axetat của cây Thóc lép dị quả cho thấy tiềm năng mạnh mẽ như các hợp chất hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này cho thấy, Thóc lép dị quả là một tác nhân bảo vệ gan đầy hứa hẹn và cung cấp nền tảng để khám phá thêm các ứng dụng điều trị của loại cây này.

Toàn cây Thóc lép dị quả
Toàn cây Thóc lép dị quả

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Thóc lép dị quả có vị đắng, ngọt, tính bình có tác dụng tiêu viêm giảm đau, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.

4.2 Công dụng

Thóc lép dị quả thường được dùng trong trường hợp:

  • Viêm tuyến mang tai.
  • Viêm não B truyền nhiễm.
  • Viêm họng.
  • Giảm niệu.
  • Rắn cắn.

Liều dùng từ 15 đến 60g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng Thóc lép dị quả để trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt bằng cách dùng cây tươi giã đắp vào chỗ đau.

Nhân dân còn dùng Thóc lép dị quả làm thuốc chữa sưng vú và chóng mặt. Ngoài ra, cây cũng được dùng làm phân xanh và thức ăn cho gia súc.

Trong y học cổ truyền Thái Lan, Thóc lép dị quả được dùng để điều trị phù nề.

Quả của cây Thóc lép dị quả
Quả của cây Thóc lép dị quả

5 Cây Thóc lép dị quả trị bệnh gì?

5.1 Giảm niệu

30-60g Thóc lép dị quả.

30g Mã Đề.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

Hình ảnh lá cây Thóc lép dị quả
Hình ảnh lá cây Thóc lép dị quả

5.2 Trị rắn độc cắn

15g Thóc lép dị quả.

15g Lưỡi Rắn Trắng.

9g cây Lông nhím.

9g quả Ngô thù.

Các vị đem sắc lấy nước, thêm rượu rồi uống.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thóc lép khác quả, trang 885-886. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Suthinee Sangkanu và cộng sự (Ngày đăng tháng tháng 10 năm 2024). Phytochemical Investigation and Biological Activities of Desmodium heterocarpon Extract as Anti-Tyrosinase: Isolation of Natural Compounds, In Vitro and In Silico Study, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả XingNa Pu và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2025). Unveiling the hepatoprotective mechanisms of Desmodium heterocarpon (L.) DC: Novel flavonoid identification and Keap1/Nrf2 pathway activation, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thóc Lép Dị Quả (Desmodium heterocarpon)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789